Ngày
17.10.2013.
Sung
sướng nào bằng được về quê. Hôm nay Giỗ mãn tang anh Bốn, rồi được thăm mẹ,
thăm anh, gặp gỡ bạn bè, nhìn lại giòng sông, con đường xưa chốn cũ, ghé về góc
sân xanh trời phượng đỏ của một thời yêu dấu. Ngồi trên xe háo hức suốt cả đêm
tôi đã không ngủ… Thế rồi tấm biển địa phận Bình Định cũng đã hiện ra tôi biết
mình đã thực sự về được đến quê. Nhìn bờ biển trải dài trước mặt, nước một màu
xanh thẫm, sóng trắng xóa, gió lùa vào mơn man da thịt. Xe chạy ngang qua ngọn
núi thơ mộng của Hàn Mạc Tử, biết Người nằm đó đêm đêm nghe tiếng sóng vỗ ngắm
trăng và làm thơ .
Đây
rồi cầu Đồng Sim tim tôi bắt đầu đập loạn nhịp, cái cảm giác này từ mấy mươi
năm nay, từ lúc tôi xa quê và mỗi lần được quay về. Hễ cứ bắt đầu nhìn thấy chiếc
cầu này là kỷ niệm ùa về trong tim tôi ào ập. Phía bên tay trái là chỗ nằm của
Ba Mẹ, phía bên tay phải là những dãi ruộng bát ngát mênh mông thơm phức mùi
lúa chin. Con đường QL 19 này đoạn từ cầu
Đồng Sim đến cầu Đá Hàn, hễ tối nào có trăng là chúng tôi : Thanh - Chi - Thiện
Loan - Toàn - Tùng - Bửu Chi và tôi cũng đi xe đạp đến ngồi bên cầu cùng guitar
- acmonica và những bản tình ca bất tận. Không hiểu sao lúc ấy chúng tôi thuộc
nhiều thơ nhiều nhạc đến thế ? bất kể Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương, Vũ Thành
An, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Văn Cao, Phạm Duy… còn Trịnh thì khỏi phải nói, đứa nào
cũng có thể trải lòng. Bây giờ vẫn con đường đó, chiếc cầu này, nhưng không còn
ngồi với nhau được nữa rồi. Chúng tôi thường tập trung nhà Khải Ánh chơi từ
sáng tới chiều mới thõa (lần nào tôi về quê cũng vậy).
Đã
đến Phú Phong, xe cho tôi xuống tại ngã ba Minh Phụng. Việc đầu tiên là ghé mua
1 kg bánh Hỏi, bánh Ướt thật nhiều hẹ (hẹ phải phủ xanh không thấy bánh nữa tôi
mới chịu). Sáng mà được ăn món ruột này và uống ly café đá thì bất chấp cuộc đời
chẳng có gì làm cho tôi muộn phiền cả.
Vừa
bước chân vào nhà mọi người la lên : “Sao nói không về được, con khỉ ?” tôi nhe răng cười trừ. Ty (Tiến sỹ Giấy) tinh
mắt: “lại mua bánh ướt hén ?” Chị Sáu thật tâm lý : “Út ăn bánh ướt đi rồi
làm”. Đông đủ quá, nhà tôi đến 7 anh chị em cơ mà nên các cháu đã tập trung thì
đếm không xuể. Các chị gái của tôi nấu ăn thì không chỗ nào chê chỉ có khen nức
nở… Đặc biệt món Dé mà anh Bốn thích, chị
My nấu ngon tuyệt cú mèo mà là Dé chay mới lạ chứ, ai ăn cũng phải ngạc nhiên
trầm trồ và thích thú …
Đúng
9 giờ là các Thầy và Ni sư tụng kinh cầu siêu cho anh Bốn. Anh Thi dường như đã
quen với sự tổ chức sắp xếp công việc này nên buổi lễ rất trang trọng, chu toàn
và chính xác giờ giấc. Các Thầy tỏ vẻ hài lòng lắm. Sau đó lần lượt từng người
trong nhà thắp hương cho anh .
Bà
con lối xóm họ hàng không thiếu ai, Bạn bè đồng nghiệp, đồng môn, Thầy giáo, Nhà
văn, Nhà thơ, Họa sỹ… từ Quy Nhơn, An
Nhơn, Sài gòn… đã về rất đông vui. Xúc động nhất là các bạn VÀNG của anh đã thuộc
lòng và ngâm lại những bài thơ mà anh ngẫu hứng làm lúc đang cùng nhau lâng
lâng nâng chén cho mọi người nghe. Chị Nga nghèn nghẹn muốn khóc … nhưng chị hạnh
phúc lắm vì mọi người đã nhớ đến anh và về thật đông đủ .
Sau
bữa cơm chay ấm tình, nhóm Thiện Loan tranh thủ tập trung nhà Nguyễn Tiến Đức với
cây guitar để cùng những bản tình ca muôn thuở … Không ngờ Nguyễn Đình Phước đã
hơn 60 tuổi mà giọng còn nồng nàn quá đỗi, Anh Khải bao giờ cũng phiêu cùng Trịnh,
Anh Thiện lả lướt với vasle Phạm Duy : Em hiền như Maseour, Con đường tình ta
đi… Tùng Boss say đắm ngọt ngào Bolero : Thư từ em gái Thành đô, giọng Anh Cảnh
mang một chút Tuấn Ngọc, một chút Thanh Long Pass trầm buồn đầy tiếc nuối, Anh
Thi rộn ràng : Không bao giờ ngăn cách … Anh Tế càng say càng da diết yêu thương
những bài Boston sâu lắng. Mai Văn Hiến chịu không nổi cũng thả hồn với Đường xưa
lối cũ...
Lần
nào cũng vậy, được ngồi với nhau là hạnh phúc cứ bồng bềnh theo niềm vui không
tên nhấp nhô reo lên trong mắt, trong tóc, trong từng giọng nói tiếng cười quyện
chặt lấy chúng tôi … chẳng ai muốn đứng dậy.
Thời
gian trôi nhanh quá, sắp 6giờ chiều rồi, chạy vội ra bến xe buýt để tiễn Thiện
Loan về lại QN. Không nói ra nhưng ai cũng thầm nghĩ : ước gì nắng đừng tắt, mặt
trời đừng lặn, hoàng hôn đừng về … để được ngồi bên nhau thêm chút nữa, chút nữa
thôi… phải chăng ta sợ điều gì đó có thể xảy ra … mà lỡ không còn gặp lại (?).
Buổi
chiều học trò trường Quang Trung của anh đến từng nhóm (theo khóa), trước là thắp
hương cho Thầy sau là dịp ngồi lại với kể với nhau : chuyện Thầy dạy tận tình uốn
nắn từng từ tiếng Anh cho đến khi chuẩn xác, chuyện Thầy đánh bằng roi mây và
thước bảng sợ xanh mặt, chuyện sau những ngày thi căng thẳng Thầy dẫn học trò
đi chơi cắm trại, chuyện những điều Thầy dặn dò đến giờ này không quên.
Anh
đã nghe thấy cả đấy. Không cần nói thêm nhiều, làm Thầy Cô ai cũng thích được
như vậy là quá đủ…
Buổi
tối tôi ngủ nhà chị My, nhà chị chật. Chị khó khăn nhất trong mấy anh chị em,
nên tôi thương chị nhất. Chị là người luôn chịu thiệt thòi, một đời chỉ biết hy
sinh cho người khác mà không một lời than trách. Nằm nhà chị để thấy lại mình
ngày xưa được chị ẵm bồng ru ngủ (gọi “chị” nhưng lúc bé cứ nghĩ là mẹ). Bao
nhiêu kỷ niệm ùa về, nước mắt ướt cả gối mà không dám nấc. Thương chị quá mà chẳng
giúp được gì cho chị. Thao thức cả đêm …
Trời
sáng lúc nào không hay và cũng lâu lắm rồi
mới nghe đươc tiếng gà gáy theo canh.
Hạnh
phúc này : Chỉ có ở quê nhà.
MoNa
Khóa 6 QuangTrung
BinhKhe
Chỉ trong một sáng đã quyết định Về Quê ngay.
Trả lờiXóaNói là đi. Hay thiệt.
Dạ, tại mới bỏ con gái đi TL 1 tuần rồi nên nghĩ sẽ kg về quê nữa . Nhưng sáng đó đọc bài "Về quê nhân ngày giỗ đầu của anh" trên QTBK chịu kg nổi anh ơi ! Con gái Mona thật tuyệt vời...nên Mona mới về quê được lần ấy. Chung quanh toàn người thương Mona vô điều kiện đó anh . Hạnh phúc chưa?
Trả lờiXóaCứ mỗi sáng ,mỗi trưa ,mỗi chiều thấy có điều gì ấy giông giống quê lại nhớ nhà dù đã xa 2 năm nữa là 40 năm ."Bộ ba Chi Đen , Chi Trắng ,B" còn hết đây mà ! Vậy thì chắc có ngày gặp nhau . Một chút tinh nghịch và quá nhiều đằm thắm dù cố giấu !
Trả lờiXóa