Phải
thừa nhận rằng vương triều Nguyễn vào thời vua Minh Mạng, nước ta đã có được những
năm gọi là hưng thịnh. Về mặt nội trị, loạn lạc trong nước liên tục xảy ra,
nhưng với cải cách hành chánh toàn quốc, tập quyền trung ương… đã bảo đảm cho
Minh Mạng đưa quân bảo hộ cả Lào lẫn Chân Lạp. Đất nước thời đó được người
phương Tây nhìn nhận là một cường quốc trong khu vực, trong đó không thể không
có bản lĩnh của chính vua Minh Mạng đem lại.
Ở
đây ta thử xét đến việc Minh Mạng áp dụng kỷ thuật cơ khí Phương Tây, ông đã nhanh
chóng cho đóng tàu chạy bằng máy hơi nước, cải tổ thủy quân. Trong tình thế thời
bấy giờ, thủy – hải quân phải vững mạnh mới bảo đảm việc biên phòng. Xâu chuỗi
các sự kiện mà bộ sử Quốc
Triều Chánh Biên Toát Yếu ghi chép,
xem lại Minh Mạng đã có những động thái nào về việc nầy. Kết quả thu lượm ra
sao.
- “Tháng 3 năm 1834, Vua sai Hộ thành Binh mã Phó sứ
là Trương Viết Soái chế ra xe “thủy hỏa ký tế”, nhờ sức nước chảy làm cho máy
chạy”.
Có
thể đây là loại máy giống như guồng xe nước mà trước đây thịnh hành ở Quảng
Ngãi, nông dân dùng đưa nước sông lên ruộng. Vì sau đó thấy Minh Mạng lệnh cho
các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định… tu bổ loại xe nầy, để giã thuốc súng.
- “Tháng 7 năm 1837, cho làm xe máy cũng chạy bằng sức
nước dùng để cưa ván, máy bắt chước theo cách của Tây. Sau đó cho đặt máy tại
thác Dài, làng Dương Hòa nơi Hữu trạch nguyên”.
Hữu
trạch nguyên chắc đúng là vùng thượng lưu sông Hương ở Huế. Minh Mạng đã cho chế
tạo máy móc chạy sức nước thay sức người để giã thuốc súng và cưa ván. Cưa ván
để làm gì !? Có phải dùng để đóng tàu không !? Không thấy sách chép. Chỉ biết 2
năm sau đó, đích thân Vua ngự ra cầu Bến Ngự để duyệt xem tàu chạy bằng máy hơi
nước vừa tự chế được. Từ đó có thể hình dung được những việc đó có mối liên
quan với nhau.
- “Tháng 4 năm 1839, Ngài ngự chơi cầu Bến Ngự, xem
thí nghiệm tàu máy hơi. Khi trước khiến sở Võ khố chế tạo tàu ấy, đem xe chở ra
sông, giữa đàng vỡ nồi nước, máy không chạy. Người đốc công phải bị xiềng, quan
bộ Công là Nguyễn Trung Mậu, Ngô Kim Lân vì cớ tâu không thiệt, đều bị bỏ ngục.
Bấy giờ cho chế tạo lại, các máy vận động lanh, thả xuống
nước chạy mau. Ngài ban thưởng Giám đốc là Hoàng Văn Lịch, Võ Huy Trinh mỗi người
một cái nhẫn pha lê độ vàng, một đồng tiền vàng Phi Long hạng lớn. Còn Đốc công
và binh tượng được thưởng chung 1 nghìn quan tiền.
Ngài truyền rằng tàu nầy mua bên Tây cũng được, nhưng
muốn khiến cho công tượng nước ta tập quen máy móc cho khéo, vậy nên chẳng kể
lao phí”.
Qua
đoạn sử chép trên, ta thấy việc thưởng phạt của Minh Mạng thể hiện mối quan tâm
việc chế tạo tàu, áp dụng cộng nghệ phương Tây trong việc trang bị quốc phòng.
Tiếc một điều là đến nay ta chưa rõ hình dáng, kích thước của tàu. Tàu bọc đồng
hay toàn ván gỗ, mức sử dụng nhiên liệu, tải trọng là bao nhiêu. Binh tượng của
sở Võ khố học nghề chế tạo ở đâu, hay là máy chạy bằng hơi nước phải mua của nước
ngoài… Đó là những điều cần phải biết, để xác định nổ lực của quốc gia trong việc
phòng nguy biến ngoại xâm.
Tàu chiến Pháp ở bán đảo Sơn Trà |
Trước
đó vào tháng Chạp năm 1836, đã xảy ra sự kiện một tàu chiến của Pháp vào đậu ở
hòn Mỏ Diều thuộc Quảng Nam (phía Tây bán đảo Sơn Trà bây giờ). Vua khiến người
ra hỏi, họ trả lời rằng tàu ở cảng Tu lông (Toulon) đi thao diễn đường biển đã
hơn một năm, nay từ Mã Cao (Macao) trở về, xin ở lại đây một vài ngày để lấy củi.
Nhưng sáng hôm sau tàu nầy bắn một phát súng lớn rồi rời bỏ đi. Đây là một dấu
hiệu mà bất cứ lực lượng biên phòng nào cũng phải quan tâm, lo lắng. Huống gì
tàu chiến của Tây phương thời đó, đối với Việt Nam khác nào con cá mập trước bầy
cá lòng tong.
Vì
tình thế ấy, cũng trong tháng 10 năm 1839 ấy, Minh Mạng có những động thái tiếp
theo :
- “Cho chế tạo thêm một tàu lớn hơn, phí tổn 11 vạn
quan tiền. Ngài truyền bộ Hộ rằng Ta muốn công tượng nước ta tập nghề máy móc,
vậy nên không kể phí tổn”.
Không
chỉ bao nhiêu đó, lúc ấy Minh Mạng lập tức phái các sứ bộ :
-
Trần Tú Đỉnh cùng Đào Trí Phú đi Giang Lưu Ba (Indonesia)
- Trần
Bưu, Cao Hữu Tấn qua Tam Ba Răng (!?).
-
Nguyễn Đức Long, Lê Bá Tú qua Tiểu Tây Dương (!?)
-
Nguyễn Đãi Bản, Nguyễn Du, Lê Văn Thu, Đỗ Mậu Thường đi Hạ Châu (vùng Singapore
và Malaca).
-
Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường qua thẳng bên châu Âu.
Nhiệm
vụ các sứ bộ gọi là ra ngoại dương làm việc
công, mua đồ. Nhưng chắc chắn không ngoài mục đích mua tàu trang bị quốc
phòng. Vì sau vào triều Thiệu Trị năm 1843, cũng phái bộ Đào Trí Phú đó, phải
tiếp tục sứ mệnh là qua Singapore mua về chiếc tàu trị giá 28 vạn quan tiền,
chuyến đi mà có Cao Bá Quát tháp tùng để ra công chuộc tội.
Mộc bản nói về Dụ của Minh Mạng ban hành quốc hiệu Đại Nam |
Năm
1839 Minh Mạng đã lo tự đóng tàu chạy bằng máy hơi nước, cũng tìm cách mua bổ
sung tàu sản xuất từ nước ngoài. Mới trước đó một năm, vua cũng đã ban hành quốc
hiệu là Đại Nam. Những việc nầy đã biểu hiện tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ của một quốc gia.
Minh
Mạng mất năm 1840, tinh thần trên đặt lên vai vua Thiệu Trị. Nhưng việc giữ nước
không chỉ tự lực tự cường, chỉnh đốn binh bị, còn phải cần có chính sách ngoại
giao phù hợp, khoan sức dân, lo cho dân… mới huy động được sức mạnh của quốc
gia.
Thiệu
Trị, Tự Đức đã không đủ bản lĩnh. Dựa vào thiên triều nhà Thanh bên Tàu thì Đại
Thanh lại đang bị Tây phương uy hiếp, bọn giặc Khách Tam Đường, rồi giặc Cờ
Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng từ bên đó thừa cơ tràn sang cướp phá mất tỉnh biên giới.
Người dân trong nước thì như đang chìm trong cõi u minh. Tàu bè ngoại bang ra
vô cảng biển quốc gia mà như đi vào chỗ không người, khiêu khích thăm dò… Rồi việc
phải đến đã đến, ngày 01.9.1858,
liên quân Pháp – Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Rigault De
Genouilly, đã nổ súng ở cửa biển Đà Nẵng, mở màn sự kiện đô hộ 100 năm nước Việt.
Quân Pháp đổ bộ vào cửa biển Đà Nẵng năm 1858 |
Những
con tàu chạy bằng máy hơi nước của vua Minh Mạng, năm 1840 được vua đặt cho tên
:
- Chiếc lớn gọi
là Yên Phi
- Chiếc vừa gọi
là Vân Phi
- Chiếc nhỏ gọi
là Vũ Phi
Sau nầy Thiệu
Trị mua thêm về chiếc Điện Phi vào năm
1843.
Những chiếc
tàu nầy đã nói lên được nổ lực đáng ghi nhận của một vương triều, đã minh chứng cho việc trang bị vũ khí chẳng đủ để giữ nước
trước tham vọng của ngoại bang.
Tháng
7.2017
Phan Trường Nghị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét