Có
lẽ rất nhiều người không biết là nền giáo dục VNCH trước đây ở miền Nam có môn
Quốc Văn ở lóp 12. Và chắc cũng không ít người ngồi lớp 12 vào niên khóa 1974 –
1975 đã không nhớ rõ là mình có học mộn này. Rất dễ hiểu. Bỡi vì môn Văn từ niên khóa
1973 – 1974 trở về trước, học sinh lớp 12 chỉ học Triết học, còn học sinh lớp
12 niên khóa 1974 – 1975 được cập nhật môn Quốc văn nhưng chỉ học qua quýt có
vài tháng, qua Tết là đã ngậm ngùi xếp sách lại lo chạy loạn, né tránh đạn bom.
Nhìn
lại môn Quốc văn (còn gọi là Việt văn) của Trung học Đệ nhị cấp thời trước (bây
giờ gọi là cấp 3), có thể sơ lược mấy điều :
- Điều
thấy rõ trước tiên là môn học không gọi là Kim văn hay Cổ văn như ở Đệ nhất cấp,
mà nó có tên gọi chung là Văn học sử. Môn lịch sử văn học ở lớp 10 và 11 hồi ấy cũng học lại từ văn học dân gian cho đến văn học cận đại như từ lớp 6 đến
lớp 9, nhưng nó hệ thống hơn, mở rộng hơn theo sự trưởng thành của lớp tuổi. Ở Đệ nhị cấp, học văn không còn phải giải nghĩa từ ngữ, tìm đại ý, bố cục của bài…
Môn Văn học sử thể hiện rõ cách nhận thức tác giả đang ở thời đại nào, vì sao
và từ cảm xúc nào mà họ có tác phẩm, có bài thơ đó. Và với các giai đoạn sau,
vì sao các tác giả và tác phẩm có sự ghi nhận khác biệt nhau…
- Từ
cách sắp xếp chương trình học để biết cảm thụ văn chương đó, người Thầy không cần
“trung thành với sách giáo khoa” mà họ
vẫn đủ điều kiện truyền cho học sinh biết cách nhận thức. Vì vậy, cũng là học lại
Ca dao Tục ngữ, học về Đoàn Thị Điểm, về Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Nhất Linh, Tự
Lực Văn Đoàn… người Thầy có thể hệ thống lại thành những đề tài như Tình Thương Và Sức Chiến Đấu Trong Ca Dao, Tiếng
Trống Trường Thành Trong Lòng Người Chinh Phụ, Kẻ Sĩ Anh Là Ai, Từ Sông Đà Núi
Tản Cho Đến Non Tiên, Thất Bại Của Nhất Linh Trên Con Đường Đoạn Tuyệt… Học
theo đề tài, là học cách nhận thức thời đại, môi trường sản sinh ra tác phẩm, và sự tác động của tác phẩm đối với xã hội.
- Trước
niên khóa 1974 – 1975, lớp 12 không học môn Quốc văn, chỉ có Triết học. Học sinh các ban của TH Phổ thông : ban A (chú trọng Vạn Vật, Lý, Hóa), ban B ( chú trọng Toán, Lý, Hóa), ban C (chuyên Văn Triết, Sinh ngữ), ban D (chú trọng Triết, Cổ ngữ), cả 4 ban đều học Triết với các môn Luận lý (bây giờ gọi là môn Logic học) và Đạo đức học. Ban C và D có thêm 2 môn nữa là Tâm lý học và Siêu hình học. Ban A học thêm một phần môn Tâm lý học. Đây là những môn học căn bản chuẩn bị tư thế để học chuyên môn
trên Đại học. Chúng tập cho học sinh cách diễn đạt chuẩn mực một công trình sáng
tạo, nghiên cứu, cho cả khoa học Toán, khoa học Thực nghiệm, khoa học Nhân văn. Và chúng là nền móng để nhận diện những hớ hênh, thiếu sót trong nghiên cứu, hoặc
những ngụy biện hàm hồ của thiên hạ…
Những
nhà giáo dục thời trước đã cập nhật môn Quốc văn cho lớp 12 bắt đầu từ niên
khóa 1974 – 1975. Xem lại thử chương trình học :
A._ CÁC TƯ TƯỞNG LỚN TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT
NAM
1) Tư tưởng thuần túy dân tộc trong văn chương bình dân :
Trong
đó có tìm hiểu Khái niệm về tinh thần dân tộc, Ý thức quốc gia, Tinh thần trào
lộng, Quan niệm Xử kỷ Tiếp vật (Xét mình, đối nhân xử thế…)
2) Tư tưởng bắt nguồn từ Đông phương
a/ Ảnh
hưởng Nho giáo
Trong
đó lược sử về Khổng Tử và Kinh sách… Ảnh hưởng qua Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,
Thơ văn Nguyễn Công Trứ…
b/ Ảnh
hưởng Phật giáo
Trong
đó lược sử về Đức Phật, Nguồn gốc du nhập cũng như Chủ thuyết Tứ diệu đế, Nhân
quả… Ảnh hưởng qua Cung Oán ngâm, Quan Âm Thị Kính…
c/ Ảnh
hưởng Lão giáo
Trong
đó lược sử về Lão tử, Trang tử, lược khảo về Vô vi, Tiêu dao… Ảnh hưởng qua thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác phẩm Bích Câu Kỳ Ngộ…
3) Tư tưởng bắt nguồn từ Tây phương
a/ Ảnh
hưởng của Tư tưởng Lãng mạn
Trong
đó lược khảo Tư tưởng lãng mạn và những Đặc tính trong văn chương, Ảnh hưởng
qua các tác phẩm Tố Tâm, Hồn Bướm Mơ Tiên…
b/ Ảnh
hưởng của Tư tưởng Tự do Dân chủ
Trong
đó lược giảng về Ý nghĩa, Nguồn gốc lý tưởng Tự do Dân chủ, du nhập và ảnh hưởng
qua bài diễn thuyết Quân Trị Chủ Nghĩa Và Dân Trị Chủ Nghĩa, Cao Vọng Thanh
Niên…
c/ Ảnh
hưởng của Thiên chúa giáo
Trong
đó lược giảng Tiểu sử Chúa Jésus và Giaoslys đạo Thiên chúa, ảnh hưởng trong
thơ Hàn Mạc Tử…
B._ LƯỢC SỬ VÀI BỘ MÔN VĂN HỌC
1) Lược sử Thi ca Việt Nam
2) Lược sử Báo chí Việt Nam
3) Lược sử Tiểu thuyết Việt Nam
(Ban
A và ban B cũng học với chương trình y hệt như ban C và D, nhưng bài học khái
quát hơn).
Với
chương trình học Văn ở trên cho cấp học Phổ thông, thấy rõ là không những chúng giúp
học sinh có căn bản đi vào chuyên môn trên Đại học, mà chúng còn giúp cho người
nếu không tiếp tục học Đại học, họ vẫn đủ kiến thức để làm một người công dân không
hổ thẹn với lân bang, đủ tri thức biết nhìn đời mà sống với đời. Thử nghĩ xem
đó có phải là một chương trình nặng nề, không cần thiết !?
Biết
cách cảm thụ văn chương đúng nghĩa, thấy rõ được lịch sử nền văn học của đất nước,
hiểu được những ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai, nhìn ra được những phiến diện của
một góc nhìn ẩn tàng trong lời nói, trong tác phẩm… Từ đó con người sẽ tự xây dựng
cho mình một cách thế sống phù hợp nhân bản, nhân văn, để sống với nhau đẹp
hơn, thân thiện hơn, không mù quáng hận thù. Biết truyền hứng cho cách cảm thụ
văn chương, đễ con người không vô cảm với chung quanh, không chỉ biết lao đầu
vào mưu sinh chẳng khác nào một robot đi làm thuê kiếm tiền…
Đây
hẳn là tâm huyết của những nhà làm chính sách giáo dục ngày trước.
QuangTrung BinhKhe
.
Cảm ơn các bạn rất nhiều. Tôi ra trường năm 1974, đã dạy Quốc văn 2 lớp 12 được mấy tháng. Chương trình môn Quốc văn lớp 12 từ niên khóa 1974-1975 là như trên. Có bạn nào còn giữ sách Quốc văn lớp 12 này không? Xin liên lạc FB Khương Phan Thành nhé!
Trả lờiXóa