Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

NƯỚC MẮT MUỘN MÀNG


Tựa lưng vào sườn non, bên khe suối róc rách chảy, một căn nhà lá đơn sơ đứng trên mô đất đầy sỏi đá, hàng rào xương rồng bao quanh từ trước ra sau vườn, lưa thưa mấy bụi chiêm chiêm dú dẻ chen lấn mọc bên lối ra vào. Đó là căn nhà của vợ chồng anh Đức, tuy mái lá nghèo nàn đơn sơ nhưng ấm áp nghĩa tình, bên đứa con thơ vừa tròn ba tuổi hai vợ chồng sống rất an lạc, dù quanh năm bận bịu với rẫy sắn nương khoai nhọc nhằn phơi mình trong mưa nắng, anh chị vẫn tươi cười trong niềm hạnh phúc ấy.

Ngờ đâu vào một đêm mưa gió bão bùng, vì bệnh cũ tái phát nên anh Đức đã ra đi vĩnh viễn, bỏ lại bao nhiêu thương nhớ! Chiếc khăn tang phủ trên đầu người cô phụ giờ đây mẹ góa con côi bên mái tranh nghèo cô quạnh. Mỗi chiều về chị bồng con tựa cửa nhìn cánh chim đơn bay về phía núi xa xăm thỉnh thoảng rót xuống tiếng kêu ai oán, chị nghe lòng mình tràn ngập niềm đau khổ như có lửa đang đót cháy tim gan.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

GÁI BÌNH ĐỊNH


Mới nghe đã hoảng hồn tôi
“Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”

Sao em đi đứng ngoan hiền
Sao em má lúm đồng tiền, duyên ghê!

Rượu nồng Bàu Đá hết chê
Tôi nhấp một chút đến giờ còn say

Nhỏ nhoi một trái ớt bay
Tôi cắn một miếng mà cay suốt đời

Mang mang câu hát hời hời
Buồn như tháp cổ giữa trời hoàng hôn

Xưa nghe tôi vội hoảng hồn
Quyền roi là những tiếng đồn vậy thôi

Bây giờ tôi ước ao tôi
Cùng đi cùng đứng cùng ngồi với em.

Trần Viết Dũng

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

KHÓ THAY



Đông Y là ngành Y đi từ lý thuyết mang tính triết học của phương Đông. Tây Y là ngành Y đi từ thực nghiệm rồi mới hình thành lý thuyết. Điểm khác biệt cơ bản của hai ngành sẽ dẫn đến cách chẩn bệnh và điều trị khác nhau. Nhưng từ xưa cả hai ngành đều cùng gặp nhau ở việc đào tạo Y Đức cho người hành nghề. Liệu việc đào tạo ấy có còn phù hợp !? Liệu những những Chiến Sĩ Áo Trắng ngày nay có đủ điều kiện để thực hiện đúng những Y Huấn của Đông phương, thực hiện đúng Lời Thề Hyppocrates ngày ra trường !? Khó thay !?

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

LỜI CẢM TẠ


GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI
CHÂN THÀNH CẢM TẠ


CHƯ TÔN THIỀN ĐỨC, TĂNG NI, BÀ CON LÁNG GIỀNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

HỘI NGƯỜI CAO TUỔI THÔN THƯỢNG GIANG, XÃ TÂY GIANG, HUYỆN TÂY SƠN, BÌNH ĐỊNH

NHÓM BẠN HỌC CŨ KHÓA I (1965) TRƯỜNG TRUNG HỌC QUANG TRUNG BÌNH KHÊ (Của Cẩn)

NHÓM BẠN HỌC CŨ TRƯỜNG BÌNH GIANG VÀ QUANG TRUNG (Của Nguyệt)

HỘI ĐỒNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG PTCS TÂY GIANG

HỘI ĐỒNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂY GIANG I

BÀ CON NỘI NGOẠI GẦN XA, CÁC ÔNG BÀ THÔNG GIA


ĐÃ PHÚNG VIẾNG, GỬI HOA, THĂM HỎI VÀ TIỄN ĐƯA LINH CỬU CỦA CHỒNG, CHA, ÔNG CỦA CHÚNG TÔI LÀ :

Cụ Ông PHAN TRƯỜNG CHẠI
PHÁP DANH NHƯ THOẠI

Sinh năm Mậu Thìn, Thất Lộc ngày 24/02/2012 ( Nhằm ngày mồng 3 tháng 2 năm Nhâm Thìn) Hưởng thọ 85 tuổi

VỀ NƠI AN NGHỈ CUỐI CÙNG.

TRONG LÚC TANG GIA BỐI RỐI, VIỆC TỔ CHỨC LỄ TANG CHẮC CÒN NHIỀU ĐIỀU CHƯA ĐƯỢC HÀI LÒNG

NGƯỠNG MONG QUÝ VỊ NIỆM TÌNH THA THỨ.


CHÂN THÀNH CẢM TẠ

Thay mặt Gia Đình
Bà quả Phụ Phan Trường Chại (Nhũ danh Lê Thị Thãi)
Trưởng Nam      :  Phan Trường Cẩn Vợ và Các Con
Thứ Nam            :  Phan Trường Thậm Vợ và Các Con
Trưởng Nữ         :  Phan Thị Ánh Chồng và Các Con
Thứ Nữ              :  Phan Thị Nguyệt  và Các Con

HẠT TÁO



Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".

Nhà vua truyền lệnh cho chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn cách trồng táo. Ðúng giờ hẹn, trước mặt nhà vua và các quan văn võ trong triều đình, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói: "Chỉ có người nào chưa hề ăn cắp hoặc lấy của người khác, người đó mới có thể trồng được hạt giống này. Vì đã từng ăn trộm nên tôi không thể trồng được hạt giống này".

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

MÙA XUÂN CÔ ĐƠN


Một tờ lịch rơi ! Hai tờ lịch rơi ! Thấm thoắt thế mà xuân đã đến với chúng ta rồi. Bâng khuâng ngồi bên khung cửa sổ, tôi âm thầm đếm từng chiếc lá rơi để nghe lòng mình bừng sống lại những kỷ niệm ngày xưa.

Tròn năm trước, tôi và Huệ là hai người bạn rất thân. Quê hương của Huệ ở tỉnh Thừa Thiên, cái xứ mà tôi thường nghe người ta ca tụng là thơ mộng nhất.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

VÔ NGẦN MẸ


Con về dọi lại mái hiên
Che đời mưa nắng che niềm âu lo.
Thời gian gầy rộc thân cò
Tuổi chiều bóng mẹ xo ro một mình.

Gió xao, rào duối lịm thinh
Ngày vui rưng giọt mưa tình loáng sân.
 Đưa tay Mẹ chạm vô ngần
Nhớ con, đời vạc bâng khuâng đợi chờ.

Nửa đời oằn gánh con thơ
Gánh qua bể khổ, thả bờ tương lai.
Đời con bóng nhỏ dặm dài
Chải bươn đất lạ, vọng hoài cố hương.

                        Nguyễn Khắc Tuấn

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

ÁO TRẮNG ĐẦU ĐỜI


Tặng những tà áo dài trắng trong ngày
đầu tiên bước chân vào cổng trường QTBK

Ngày đầu thử áo dài đi học
Áo mỏng tinh khôi lộ sắc hồng !
Cẩn thận mẹ thêm lần áo lót
Mặc vào đỡ thẹn chỗ người đông

TP. Anh

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

ĐẠI HẠ GIÁ


Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng ... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:

-  Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

VỀ LẠI ĐẤT TÂY SƠN


Mười năm ! Về lại đất Tây Sơn.
Ai xây kè đá , dọc Sông Côn ?
Đồng lúa XUÂN xưa :  Giờ phố thị ! (1)
Trên cầu lữ khách ngắm hoàng hôn .

Lấp ló hàng tre cuối bãi sông .
Ai trồng còn đó :  Đứng che giông ?
Xanh như mây nước ngàn năm đợi .
Hò hẹn trăng về tắm gió đông …

Ta về đây ! Sau nhiều năm lưu lạc ,
Ghé Đùng Đình nhìn từng giọt sương rơi. (2)
Thương quê hương rót kín bến sông gầy,
Mùa nước lũ bơi thuyền trong cội nhớ.
Kìa lối cũ đường xưa thay áo mới .
Mà hồn cây cỏ đọng đầy nơi đây ?
Quán Đùng Đình đêm nay trời se lạnh,
Ta thu mình hớp trọn chén men cay .
Như nuốt cả ân tình chưa tan vỡ .
Xúm xít cười còn đó vẻ thơ ngây .
Thời trốn học rủ nhau về Tháp cổ ,
Nắng bụi đường nhuộm đỏ áo thư sinh .
Và nhớ mãi chiếc hôn đầu bỡ ngỡ .
Dưới gốc bàng rụng lá ráng chiều thu .
Từ dạo đó ! Tha phương đi biền biệt,
Mắt mẹ nhòa lặng lẽ đứng trông theo…

Bao giờ ! Ta về thăm lần nữa ?
Đất Võ điểm dừng của khách du .
Hầm Hô thác đổ ru người đến .
Vó ngựa trời Tây sử sách lưu !

(1) Xuân Hòa, Thôn Phú Xuân xưa - quê hương Bùi Thị Xuân.
(2) Quán cà phê sát Cầu mới Phú Phong.

Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

THƠ TẾT


  Xuân đến, Xuân đi, Xuân lại về
  Thế là Thầy bắt phải làm thơ
  Nhưng em chỉ biết thơ Con Cóc
  Chứ biết gì đâu mộng với mơ
  
  Xuân đến rồi đây mai nở vàng
  Nhà Trường tổ chức viết Đặc San
  Em đâu có khiếu làm thi sĩ
  Nên viết vào đây chỉ ít hàng
  
  Phan Thị Thu
  Xuân Kỷ Dậu 1969, Lớp Đệ Thất
  Trung Học Quang Trung Bình Khê

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

HÃY BIẾT ƠN ĐỜI


Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. Cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc cô chu đáo. Cô nói với anh: “ Chỉ cần được sáng mắt là em lấy anh làm chồng ngay.”

Một ngày kia, có người tặng cho cô đôi mắt. Khi tháo băng, cô thấy được mọi thứ, kể cả anh bạn trai yêu dấu của cô. Anh hỏi cô: “Bây giờ thấy được rồi, em sẽ lấy anh chứ?”

Cô gái nhìn anh bạn của mình và bàng hoàng khi thấy anh bị mù. Cô không hề trông đợi điều này. Cô khiếp sợ khi nghĩ đến cảnh phải thấy đôi mắt hõm và nhắm nghiền của anh suốt quãng đời còn lại của mình và cô từ chối lấy anh.
 
Anh đau khổ bỏ đi và vài ngày sau cô nhận được vài chữ của anh dặn dò như sau : “ Em yêu, hãy chăm sóc cẩn thận đôi mắt của em nhé, vì trước khi là của em, cặp mắt ấy là của anh.”

Thái độ của con người sau khi thay đổi cuộc sống thường là như thế. Chỉ có một số rất ít nhớ lại tình trạng trước đây của mình như thế nào, và ai là người luôn ở cạnh mình trong những lúc đau khổ nhất.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

RU CON


À ơi ! nước suối trong ngần
Vầng trăng chênh chếch nửa gần, nửa xa
Ru con chạnh hạt mưa sa
Đong đưa cánh võng - câu ca nặng lòng
Cơm canh mẹ đã lo xong
Mặt trời gác núi chờ mong cha về
Cha con vất vả trăm bề
Nắng mưa không ngại, không hề than van
Tình cha con thật chứa chan
Mai sau khôn lớn ơn mang trong lòng !

                         Phan Hương Thu
.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

LẨN THẨN


Vô công quét lá ven đường
Lùa đi ghét hận, yêu thương gom vào
Buồn vui ngớ ngẩn làm sao
Thẫn thờ để gió thổi vào niềm riêng

                         Đỗ Kinh Thi
.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

ƯỚC GÌ


Bông cà rợp trắng chiều quê
Lên đèo xuôi dốc lối về nhà em
Chừng như cổng ngõ đã quen
Sân hoa khoe sắc đua chen trước thềm

Hoa em ngọt lịm bên thềm
Ước gì anh được ... đêm ủ lòng

                         Phan Phú Sơn

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

ÁNH NẾN LUNG LINH


Đêm 19 tháng giêng, ngày 10 - 02 - 2012
Một ánh nến nhưng cũng đủ để đêm đen bừng sáng

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

ANH CỨ ĐI ĐI


            Bạn tôi đã mua chiếc xe việt dã. Chúng tôi đang lái xe đến một vùng phong cảnh ngoại ô cách thành phố ba mươi dặm-điểm du lịch hồ Bình Thiên. Trên đường về, nó ngoảnh mặt nhìn ra ghế sau thấy trống, chi bằng thuận tiện có thể chở thêm mấy người cùng về.

            Thằng bạn tôi xưa nay vốn giúp người làm niềm vui và đã trở thành thói quen. Nếu như có lúc nào đó chẳng làm được việc tốt, cậu ta cảm thấy áy náy trong lòng. Nó nói trong phim ảnh nước ngoài, thường thấy sẵn tiện xe người ta đón những người lạ bên đường lên xe, xem thật ấm áp tình người. Vâng, tôi cũng cảm thấy như thế.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

LÀM NGỰA CHO CON


Mời lên ! Chú nhóc của ba
yên cương đã sẵn, đường xa còn dài
nào, ta cùng tiến - một … hai …
con cười vui, ba mệt nhoài chân bon
                                
Đời ba đâu biết cúi luồn
quỳ đây làm ngựa cho con vui đùa
với đời ba trật đường đua
với con – yên chí, ba chưa mỏi chồn

Tóc ba, con giật, làm bờm
ngựa phi nước đại - lồm chồm, không nhanh
nhà mình chật quá, thôi đành
thả đều nước kiệu loanh quanh trong phòng

Lưng ba mưa nắng bẻ còng
hề chi, con cứ vững lòng vui chơi
mai kia con cứng chân đời
nhớ ba - ngựa chứng một thời bất kham

Tạ Văn Sỹ
(Người Áo Vải - 2000)

.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

SAU CƠN TỈNH LẠI


Chiêm bao mộng giữa ban ngày
Tỉnh ra mới biết uống say quá trời
Hỏi chai - chai chẳng có lời
Hỏi ly - nghiêng ngửa
Hỏi đời - bể dâu        
Hỏi người - còn ở đẩu đâu
Hỏi mây, hỏi gió - dãi dầu tới lui
Hỏi lòng - chẳng biết buồn vui
Hỏi thiên thu - chỉ sụt sùi cát bay

( Muốn Quay Về Núi )
                        Nguyễn Đình Lương
 .

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

NGHĨ MỘT CHÚT VỀ TẶNG QUÀ TẾT


Tặng quà Tết, đi Tết, chúc Tết, chắc đã có từ xưa, vì trong dân gian đã sớm có câu truyền miệng: “Mồng một  tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” (Tục ngữ).

Khi trong các làng quê, người ta thấy mai vàng, cúc tím, sen hồng nở rực rỡ và cảnh chuẩn bị đón Xuân cũng xem chừng đã rộ lên, thì đồng thời cũng thấy rộ lên việc đi Tết, tặng quà Tết. 

Tặng quà Tết hồi xưa quá đơn giản, trong làng, trong nhà có món gì hay hay, dùng hợp với phong vị trong mấy ngày Tết thì có thể làm quà Tết được: Cân thịt nạc, con gà mái tơ, giạ lúa nếp thơm, đậu đỗ, vài ràng bánh tráng… Nếu có phải đi mua thì cũng mua trong chợ quê thôi: vài gói trà Tàu hoặc cặp rượu khằn Mai Quế Lộ, chục bao thuốc lá hiệu Nam Dương… Không hề có quà là rượu ngoại (kể từ thời Tây sang), phong bao đựng tiền Đông Dương có đề chữ PAR AVION.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

BÓNG HẠNH PHÚC



Tóc mai sợi vắn, sợi dài…..
( Ca dao)

Bóng hạnh phúc lung linh tràn mắt biếc
Rụt rè tay chưa chạm, bóng xa bay
Nghe vô vọng, tháng ngày dài tưởng tiếc
Tóc mai vương quyện mãi cõi tim này

TP Anh
 .

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

ĐỘC THOẠI



Tuổi thơ ta một góc vườn Vĩnh Lộc
Bẹ chuối hiên nhà võng nhỏ đu đưa
Bông bụt đỏ xôn xao con giồng giộc
Cánh chuồn bay cao tít hội ban trưa
.
Tuổi thơ ta trong khu rừng Cấm nhỏ
Cánh phượng hồng khao khát tiếng ve ran
Chú dế nhỏ ngủ yên trong bờ cỏ
Gió nồm lên con sáo vội sang ngang
.
Ta lớn lên cũng đua đòi chữ nghĩa
Đi làm Thầy dạy học ở Thuận Ninh
Xa lắc xa lơ mái đình Nhơn Nghĩa
Quê mẹ nghèo thao thức gọi bình minh
.
Đã có lúc không nghe lời tường tận
Cũng thị thành ,cũng yêu ghét áo cơm…
Rất này nọ và nhiều khi lỡ vận
Mỏng cánh chuồn - ta mặc áo hình rơm
.
Ta có lúc muốn say mà chẳng được
Bỡi em yêu không có ở nơi này
Nâng cốc rượu ta là người say trước
Đợi em về đâu chỉ một đêm nay…

Cao Văn Tam
 .

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

LƯU KHỐC (tt)


Lưu Khốc đến gặp Tiêu Ly, bảo:

- Ta chẳng đi đâu nữa, vì sắp làm quan triều, biết không?

Thấy Khốc chí thú với nghề thuốc, Ly mừng, nói:

- Còn em thì nguyện suốt đời làm người sửa túi nâng khăn cho anh.

Phan Sinh lâm bệnh ngặt. Lưa Hạ dốc hết sức chạy chữa, nhưng không khỏi. Trước phút lâm chung, Phan gọi Lưu, nói:

- Tiêu Ly rất nặng tình với Lưu Khốc nhà ông. Trước khi nhắm mắt, ta mong ông đem Ly về nuôi dưỡng như ta từng nuôi dưỡng nó. Nếu Lưu Khốc thuận lòng, thì xin ông hãy đứng ra tác hợp.

Biết trước sau cũng nên duyên chồng vợ, song, ở trong nhà, Lưu Khốc và Tiêu Ly vẫn một mực giữ đạo anh em.

Lưu Hạ bị bệnh già, chẳng còn đi lại nổi, việc làm thuốc phán phế cho con. Lưu Khốc vẫn vùi đầu vào đống sách thuốc gia truyền mấy đời họ Lưu để lại  Một hôm đọc thấy trong cuốn Tài Hoa Muông Thú đoạn chép về chim bịp như vầy: “Giống chim ấy không bay cao chạy giỏi, nhưng trời phú cho tài chữa bệnh gãy xương. Chỉ nhai lá rừng đắp vào nơi xương bị gãy hôm trước thì hôm sau xương liền lại. Đấy là bậc y sư của loài chim.”

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

LƯU KHỐC


Họ Lưu ở Lâm Thượng nổi tiếng về nghề thuốc. Truyền đến Lưu Hạ là được mười bảy đời. Vợ chồng Lưu Hạ hiếm con, ngoài năm mươi tuổi mới sinh được Lưu Khốc.

Thầy Lưu mừng, bảo vợ:

- Vậy là nghề thuốc của dòng họ nhà ta khỏi bị thất truyền.

Mới lên sáu, Lưu Khốc đã cầm đầu đám trẻ trong làng. Có lần thấy Khốc đội mũ lá mít ngồi trên ghế xưng “trẫm,” hết thảy lũ trẻ đều quỳ, bà Lưu vội về nhà thuật lại cho thầy Lưu nghe, rồi nói:

- Thằng Khốc lớn lên chắc làm nên việc lớn.

Thầy Lưu chỉ im.

Biết chẳng sinh nở được nữa nên vợ chồng Lưu Hạ rất quý con. Hầu như ngày nào thầy Lưu cũng bổ một thang dưỡng nhi cho Khốc.

Đêm ấy, bà Lưu bưng thuốc đến cho con, bị vấp chân, thuốc đổ. Lưu Khốc thét:

- Trẫm phải xử trảm ngươi thôi.

Thầy Lưu tái mặt, gọi vợ vào buồng riêng, bảo:

- Sinh được con thì mừng. Song ta chẳng biết là phúc hay hoạ đây.

Bà Lưu lườm chồng:

- Trẻ nít như thế, lớn lên mới khỏi thua sút thiên hạ.

Thầy Lưu chẳng cãi lại vợ. Từ bữa đó ông không còn nuông chiều con như trước. Lưu Khốc vừa lên chín, Lưu Hạ gửi sang thầy Phan Sinh học chữ. Bà Lưu lấy làm lạ, hỏi:

- Sao nhà ông không dạy con học thuốc, mà cho đi học chữ.

Thầy Lưu đáp:

- Chuyện thằng Khốc để ta lo. Nhà bà khỏi nhọc lòng với nó nữa.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

NẮNG CÓ CÒN XUÂN


Mùa xuân ơi
Ta nghe mùa xuân hát bên kia trời
Đồi núi xanh ngời
Đâu đây tiếng đàn cầm buông lả lơi
Đâu đây tiếng lòng tôi nghe tỉ tơi


Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

LẠC NẺO




Gửi mây trắng chở hồn Anh theo gió .
Đường triền cháy cỏ , Anh lạc nẻo về

Em đi rồi ! vườn xoài hoá hoang vu
Tiếng chim hót trên cành tha thiết quá !

Anh chơ vơ hoá ra mình xa lạ,
Nắng hạ vàng giàn giụa ứa mồ hôi .

Khắc Tuấn
Gửi; HL


Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

VẤN VƯƠNG



Ai nỡ xây chi mấy nhịp cầu
Con đò năm trước biết về đâu ?
Chiều đông u uẩn hồn tê tái
Triều sóng dâng cao lớp lớp sầu

Hai đứa chung nhau học một trường
Từ ngày cha mất thiếu tình thương
Em vế trên bến sông thân thiết
Hôm sớm đưa đò dãi gió sương

Nhớ lắm trường ơi …. khép ước mơ !
Gắng công nuôi mẹ với em thơ
Còn anh lên tỉnh theo nghiên bút
Cuộc sống nào ai hiểu chữ ngờ

Nghỉ tết mỗi năm anh trở về
Qua đò gặp gỡ thấy vui ghê !
Nhìn nhau …. ôm kín niềm tâm sự
Chẳng hứa trao duyên ,chẳng hẹn thề

Hôm nay trở lại bến sông xưa
Giá buốt chiều đông gió bấc lùa
Vắng bóng con đò đưa đón khách
Lòng anh ngơ ngẩn nhớ người xưa

Lần bước qua bờ giậu mướt xanh
Ngỡ ngàng cô bé ngước nhìn anh
Hỏi ra mới biết nhà em bán
Dìu dắt nhau ra chốn thị thành

Bèo dạt,hoa trôi nhánh sóng tràn
Lòng anh như lỡ chuyến đò ngang
Dẫu rằng hai đứa chưa thề nguyện
Nước dưới chân cầu vẫn chứa chan

Lĩnh Thụy
 .