Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

LẮNG NGHE CHIM HÓT


Tôi yêu thích chim.

Lúc làm thanh niên trí thức, ở lại nông thôn mấy năm, trên sườn núi bên cạnh thôn có một mảng rừng, đó là một thế giới của loài chim, làm việc thực sự mệt nhọc, khi chẳng muốn đi làm thường nghỉ lại một mình ở đây.

Sáng sớm đi đến đỉnh núi, trước hết nghỉ ngơi một chút, nhìn phong cảnh. Tầm nhìn ở đây rất bao la, phóng tầm mắt xem màu xanh biếc và yên tĩnh của núi xa dài dằng dặc. Gío thổi đi qua, cây cối um tùm đứng cùng một chỗ nghiêng rạp xuống một hướng như sóng biển trùng trùng chuyền tiếp sức cho sắc xanh. Tiểu thôn trang tôi cư trú ấy, nhà của nông dân tường trắng ngói đen, thoắt ẩn thoắt hiện, chìm xuống trong màu xanh sâu thẳm. Một con đường nhỏ mê người, thấp thoáng trong những chùm bóng râm, ngoằn ngoèo khúc khuỷu hướng về nơi xa xăm nối liền một số nhà cửa và thôn trang khác.

Trên bờ ruộng nước xanh xanh, thường có mấy con cò trắng đang đậu, thứ chim này cứ thích đứng một chân, co rút cái cổ, đứng uể oải trên bờ ruộng, mãi khi có người đi qua, mới kêu “chít chít” mấy tiếng, rồi vỗ cánh bay đi, núi xanh biếc và màu xanh bóng của ruộng bậc thang đang làm nền ở mặt sau, bay lượn ở trong ánh sáng mây màu buổi sớm thật là như thi như họa.

Sau đó lại đi vào rừng. Không khí núi rừng yên tĩnh, sương sớm chưa tan, mặt đất còn chút ẩm ướt. Nằm yên ổn trên thảm cỏ xanh lá rụng đầy, từ từ nhắm mắt, chăm chú lắng nghe chim hót. Ở đây rừng rộng, cây nhiều, chim chóc cũng nhiều. Chim hót ríu rít, đồi núi chập chùng, an nhàn nhởn nhơ, tự tại. Giọng điệu không trói buộc ấy lúc thì như mưa rơi vội vàng, lúc thì dần dần mất hút chẳng thấy bóng hình, chẳng thấy tung tích, đang nghe lắng nghe cả tâm hồn có dịp đi vào linh hồn của đại sơn một cách xác đáng.

Loài chim mộc mạc, bình dị nhất trong rừng cây bao giờ cũng giữ tinh thần hưng phấn đó là loài chim sẻ, chúng nó bay từng đàn đến đây, nhảy đến nhảy đi vội vã giữa những cành cây, móng nhọn, mỏ ngắn, chúng nó rửa mắt bằng sương đọng trên những lá cây và cành cây ẩm ướt nên đôi mắt trong sáng lạ thường. Tiếng kêu “ríu rít” nhỏ vụn, chuyền qua lại với nhau giữa cây này với cây kia như là đang cãi nhau, vừa lại giống như đang chuyện trò tâm sự hoặc đang trao đổi tin tức gì đó, nói những tiếng “ríu rít, chút chít” không ngớt. Chẳng biết lúc nào mệt mỏi, ầm ĩ náo nhiệt đủ rồi, thế là những chú chim sẻ ấy cảm thấy vừa lòng, bỗng nhiên bay đi ào ào “mất hút”, một đi chẳng quay đầu trở lại.

Nếu như lũ chim sẻ là hợp xướng thì chim cuốc là độc xướng, chim cuốc còn gọi là chim đỗ quyên, chim tử quy. Tiếng kêu của nó là một câu bốn chữ “cuốc cuốc cuốc cuốc, cuốc cuốc cuốc cuốc”, như hát như ngâm, từ trong tĩnh lặng từng tiếng từng tiếng đưa tới, rồi dần dần vang xa, dư âm dài dằng dặc giữa chốn núi rừng rung động mãi đến tâm can.

Truyền thuyết cổ đại nói rằng tiền thân chim đỗ quyên là quốc vương nước Thục, tên Đỗ Vũ, hiệu là Vọng Đế. Sau khi nước mất thân vong, hồn phách hóa thành chim đỗ quyên đêm đêm than khóc nỉ non, do tiếng kêu đau thương thống thiết của con chim nầy, thêm vào đó màu đỏ lộ ra trên cái mép của nó, nên trong dân gian có tin đồn chim đỗ quyên kêu khóc đến tứa máu: “Tử quy dạ bán do đề huyết, bất tín đông phong hoán bất hồi.” ( , .)

Thời ấy, nhận dấu vết chân trời lẻ loi một mình, cảnh tương lai chưa dự liệu, mỗi lần tai nghe từng chữ từng âm ứa huyết của đỗ quyên, bản trường ca đang khóc, cô độc mà đau thương buồn bã, dây đàn lòng của những người trẻ tuổi cuối cùng vẫn được gẩy lên dễ dàng.

Trong các loài chim, chim hỉ thước (chim khách) là loài chim tôi thích nhất. Thân hình của nó đẹp đẽ, đuôi dài, dáng vẻ hình dải dài chảy xuống rất xinh, đung đưa nhiều tư thế. Kẻ tự thuật thâm tình ấy thường đứng yên tĩnh ở đầu cao nhất của cành cây, có phần e thẹn rụt rè, chốc chốc quay đầu đi, dùng cái miệng nhỏ dài chải bộ lông đen trắng phân minh, sau đó chậm rãi cất lên những tiếng hót dài dằng dặc, một chuỗi tiếng hát trong trẻo giòn giã dường như bật ra từ nơi tâm hồn sâu thẳm, du dương tự tại, trầm bỗng lảnh lót, đang hướng tình thâm làm sống lại mặt đất bao la, hướng đến hành nhân vãng lai ca hát: “ca ca ca ca, xuân đã đến rồi, mùa xuân đã đến rồi.”

Tôi nằm yên tĩnh ở nơi bóng râm xanh đậm, tai nghe: “chích chích”, “khách khách”, “chíp chíp”, “cúc cu”, tiếng chim hót nguyên chất nguyên vị này, những âm thanh hình như phút chốc chưa chắc ở ngoài thiên nhiên, vừa thực vừa ảo, đi theo ngọn gió vang lên nhè nhẹ, rồi rơi dần xuống, đang nghe lòng dạ dần dần ung dung thong thả, trong sáng bao la, tâm tình tự nhiên tốt đẹp hẳn lên.

Sách giáo khoa bậc tiểu học có bài văn “Người thợ săn Hải Lực Bộ”.Người thợ săn Hải Lực Bộ được thần tiên truyền dạy có thể nghe hiểu được các thứ tiếng của loài chim. Nhưng nếu như anh ta đem nội dung tiếng chim nói cho người khác thì mình có thể biến thành hòn đá. Về sau vì tính mệnh của nhiều người trong thôn, anh ta đã xúc phạm giới luật của trời, đem sự hy sinh thân mình cứu giúp mọi người.

Tôi kính trọng khâm phục phẩm hạnh của Hải Lực Bộ, đồng thời thèm muốn hoàn cảnh tốt đẹp của anh ta, lặng lẽ đi vào một thế giới khác, ngày ngày đều có thể cùng nhau ca hát vui vẻ với chim hỉ thước và chuyện trò thân thiết với lũ chim sẻ ríu ra ríu rít ấy, hoặc bầu bạn với chim đỗ quyên ứa máu sầu xuân bi thu. Đây là một cách sống tốt đẹp biết bao!

Nhưng tiếc thay đó chỉ là một câu chuyện hoang đường.

(Dịch từ Thanh Niên Bác Lãm - Trung Quốc)
Trần Ngọc My (Thùy Linh)
Cựu HS Khóa 8 QuangTrung BinhKhe
Bảo Tàng Quang Trung, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.


2 nhận xét:

  1. Mới ra giêng, Tết còn tươi đầu ngõ, " cô nàng" Thuỳ Linh chắc phải "yêu thích chim" lắm, nên mới chuyển ngữ bài viết đầy tiếng chim ngân buồn , có lẽ cô đang chạnh nhớ xuân thuở nào, tràn kỷ niệm chim hót... ngập rừng thương chăng?
    Làm nẫu xa xứ cũng đâm ghiền, lây-nhớ "tiếng chim" hót líu lo ngày nào, ở thung lũng quê nẫu như:chim se sẻ-cúc cu-le le-tu hú...dội xé cả đồi nương, thương-cháy... da diết!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh08:10 14/2/14

    chim sẻ là biểu tượng của thanh bình , ấm no loài chim này thường sống chung với con người , không hiểu sao bên trung quốc nó lại bỏ vaò rừng

    Trả lờiXóa