Chiêm bao mộng giữa ban ngày
Tỉnh ra mới biết uống say quá trời
Hỏi chai - chai chẳng có lời
Hỏi ly - nghiêng ngửa
Hỏi đời - bể dâu
Hỏi người - còn ở đẩu đâu
Hỏi mây, hỏi gió - dãi dầu tới lui
Hỏi lòng - chẳng biết buồn vui
Hỏi thiên thu - chỉ sụt sùi cát bay
( Muốn Quay Về Núi )
Nguyễn Đình Lương
Hôm nay thắp nén hương lòng đọc thơ Thầy,lòng học trò bùi ngùi cho thân phận con người.
Trả lờiXóaDù Thầy đã "QUAY VỀ NÚI" nhưng đã vĩnh viễn ghi lại trong chúng em lòng THÀNH KÍNH và BIẾT ƠN.
Con dân Phú phong và học sinh QTBK sẽ mãi mãi nhớ về Thầy
Bài thơ có chút thích thú. . .nhưng chưa phải là tích cực , vì vậy ai yêu ai thích là cảm nhận của cá nhân mỗi người, bạn không nên vơ vào " con dân phú phong " là không nên, đây coi như là xúc phạm quá đáng. . .
XóaBạn NẶC DANH ạ
XóaThầy NĐL đã ra đi và đã để lại cho chúng ta không ít những cống hiến về văn hóa,giáo dục,văn nghệ,hội họa,văn thơ...vv.
Nghe 1 khúc nhạc hay,ta cảm ơn người ca sĩ,người nhạc sĩ.
Ngắm 1 bức tranh đẹp ta cảm ơn người họa sĩ
Đọc 1 đoạn văn,1 bài thơ hay ta cảm ơn tác giả đã moi tim óc viết ra nó
Ăn 1 hột cơm ngon ta biết ơn người nông dân
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN,ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY...Cái tinh thần BIẾT ƠN,CẢM ƠN ĐỜI,CẢM ƠN NGƯỜI là nền tảng đạo dức,luân lý Viet nam mình.
Khi viết nhận xét đọc thơ Thầy NĐL,tôi đã không để ý đến những tiểu tiết như lúc còn sinh thời,Thầy NĐL đã có mích lòng những ai,thường thì người tài hoa có nhiều "đố kỵ".
Nhớ về một Người đã không còn với chúng ta nữa có phãi là một 'XÚC PHẠM QUÁ ĐÁNG" không ???
Nếu bạn đã nghĩ vậy,Tôi thành thật xin lỗi bạn vậy..Cảm ơn bạn...
Anh bạn ND ơi,
XóaKhông nên vơ hết con dân Phú Phong là đúng đấy.
Hề hề !
Nhưng hình như anh bạn chưa biết say nên chưa thấy cái tỉnh sau cơn say, kể cả không biết tỉnh vì đã không muốn say.
Thế nào mới gọi là tích cực nhỉ !?
Hàng lọt từ hỏi ở đầu câu mà không có sự trả lời,không có bóng người,người hỏi chẳng còn cảm xúc buồn vui nữa .Tác giả như đang phiêu dạt bềnh bồng ở khoảng không mênh mông vô định xa rời với trần gian .Cái hồn và cái thần của bài thơ làm người đọc nổi da gà .Trước khi về cõi vĩnh hằng ít nhất một lần Tác giả đã đến chốn thiên thu .
Trả lờiXóaĐọc thơ Thầy thật xúc động ! Nhớ Thầy ghê …Thầy ra đi …còn để lại cho đời những vần thơ hay tuyệt , chắc lọc nhiều suy tư , bồng bềnh như mây như gió…
Trả lờiXóaCÕI LẠC
Vọng nhớ Thầy Nguyễn Đình Lương
Thầy về ngồi dưới chân mây .
Qua cơn mộng mị gác tay mỉm cười .
Thế gian gởi lại cho đời .
Vỗ đàn hát khúc : _Biệt ly kiếp người !
Uống cho …
Trời đất lăn quay .
Uống cho …
Thiên hạ tỉnh say hóa cuồng .
Nghe trong lời nói trần truồng .
Dư âm đọng lại: _Cội nguồn nguyên sơ !
Nguyễn Ngọc Thơ
Bài thơ hay quá, đúng là phiêu linh giữa mộng và thực, không rõ tác giả đã hỏi câu gì ?
Trả lờiXóaNguyễn Viết Dũng-Khóa 4
Bạn tôi ơi,
XóaLâu lắm mới thấy Viết Dũng vào đặt câu hỏi để anh em cùng vui, cùng sôi ruột ...
Hỏi mà như không hỏi, để tạo một khoảng trống cho anh em tự trả lời, giống như trong thơ phải có một khoảng trống để người đọc tự chiêm nghiệm qua thăng hoa của ngôn từ.
Mỗi người có một góc nhìn, mỗi người tự có một cảm nhận mỗi khi tỉnh hay mê.
Thấy, Hỏi, hay Tìm ... những cái gì ở Chai, Ly, Mây, Gió, Người bên cạnh.
Thấy, Hỏi, hay Tìm ... được cái gì ở chính bản thân mình hôm nay, ở những bước mai sau.
Hẳn nhiên HoaiAn cũng muốn câu trả lời của SAU CƠN TỈNH LẠI là từ mỗi người đọc.
Thơ ca quả thật là cái vô cùng.
đọc mà ...buồn
Trả lờiXóaTheo thiển ý cá nhân tôi _ Cảm nhận bài thơ “SAU CƠN TỈNH LẠI”của Thầy Nguyễn Đình Lương, xin có vài nhận xét nho nhỏ hầu bạn đọc :
Trả lờiXóaBài thơ dùng bút pháp theo thể “lục bát “ gồm( 8 câu). Mở đầu bằng( 2 câu) “tự sự”về “cái say”cảm nhận được sau khi tỉnh dậy:
Chiêm bao mộng giữa ban ngày
Tỉnh ra mới biết uống say quá trời
Tác giả như thấy “mộng trong cõi mộng” giữa ban ngày và nối tiếp những câu thơ sau bằng một loạt từ”hỏi” dẫn đầu…Cũng xin nói thêm động từ “uống “trong( câu 2), không hoàn toàn là “uống rượu”mà nó có nghĩa khái quát rộng hơn như” uống cả chất đắng cuộc đời” . Và từ “say”ở đây cũng vậy không hoàn toàn là” say rượu”mà cũng có thể là “say đời’ hay “say như chết đi sống lại”…Chợt bàng hoàng bừng tỉnh giữa bờ ranh HƯ VÔ –THỰC TẠI…Thật vô thường !
Tôi rất đồng cảm cùng với anh Nguyễn Viết Dũng là “cái thần” trong thơ của Tác giả như “phiêu linh giữa mộng và thực”-“bồng bềnh giữa mênh mông vô tận” với anh Khắc Tuấn…_Đó chính là” sự hoài nghi”giữa “thực tại và hư vô”, giữa “cái sống và cái chết” gần như “vô phân biệt”!(Hiểu theo triết lý Phật giáo).
Hỏi chai _ chai chẳng có lời
Hỏi ly _ nghiêng ngữa
Hỏi đời _ bể dâu
Hỏi người _ còn ở đẩu đâu
Hỏi mây, hỏi gió_dãi dầu tới lui
Hỏi lòng chẳng thấy buồn vui
Hỏi thiên thu _ chỉ sụt sùi cát bay
Tác giả đã dùng tới 8 động từ “hỏi”như một “con thuyền bát nhã”lênh đênh,rong rủi giữa cuộc đời…Hỏi mà như không hỏi vì chẳng có một dấu hỏi (?)nào trong cả bài thơ,ngoại trừ một dấu (,)và những dấu ngang(_)liên kết giữa mỗi từ hỏi như một ẩn số “tự mở”.Như vậy từ “HỎI” ở đây có nghĩa là ‘NGHI”hay “tư nghì’(tựa một công án Thiền ).
Ví dụ :_Trong cơn tỉnh rượu mơ mơ màng màng, tác giả hỏi “chai”:-Chai ơi! Mày từ đâu đến?Mày có thấy cuộc đời là bể khổ ? Hay “Ly này ! Em không uống mà sao lăn quay như thế ?”Sao chúng bay không trả lời ?...
Và cũng cần đề cập thêm về cặp từ”tới-lui”(câu 6)_”buồn _vui”(câu 7)-Là cặp từ mâu thuẩn ,đối xứng để Tác giả”tư nghì” và đặc biệt toàn bài thơTác giả nhấn mạnh ở (câu 4)qua cách ngắt nhịp 4chữ (xuống dòng) để nói lên cái vô thường của vũ trụ,cái nhỏ bé , ngắn ngủi của kiếp người như một quy luật thường hằng tất yếu…
… Hỏi ly_ nghiêng ngữa
Hỏi đời_bể dâu
Hỏi người –còn ở đẩu đâu
Hỏi mây, hỏi gió -dãi dầu tới lui
Hỏi lòng -chẳng biết buồn vui
Hỏi thiên thu_ chỉ sụt sùi cát bay
Chỉ có tiếng vọng của chính mình trong cái không gian tẻ ngắt hòa quyện cùng âm thanh hổn độn của mọi vật xung quanh…Hỏi bằng con tim _Lắng nghe đất trời bằng con tim và rồi Tác giả “TỰ NGỘ RA”điều mình”hỏi”!
Tác giả có “nghi” nên mới quan sát ,chiêm nghiệm,nghiền ngẫm sự đời về “thế thái nhân tình”,về thói cay đắng, bạc bẽo,vô liêm sĩ của người đời lắm lúc tác giả rơi xuống tận cùng địa ngục như bị xua đuổi,rẻ khinh,ruồng bỏ…Lắm lúc lại được trọng vọng,mời mọc như một cao nhân cũng trong không gian,thời gian cuộc sống ấy!Nó lăn như một con quay…Là nét “cuồng” và cũng chính là nét” cười ngông” chua chát trong thơ Thầy NĐL .Cái hay của bài thơ cũng chính là ở đây !Ranh giới giữa “mộng và thực”ở đây là “thực tướng “và cũng là “thực tánh của Tác giả(chỉ là Một)
Mạch thơ “lục bát “mang dáng dấp “hơi thiền”, lột trần bản ngã chính mình tựa sương khói ,mây trôi…”Đi _Về”cội nguồn nguyên sơ như “đất , nước, gió, lửa”…
Bài thơ đọc lên ta cảm thấy “thích thú” , theo thiển ý cá nhân tôi_Như vậy CÁI HỒN trong thơ đã đạt được ! Ranh giới giữa “tiêu cực và tích cực” theo một vài ý kiến phán đoán cũng chỉ là một mà thôi…
Cảm nhận bài thơ “sau cơn tỉnh lại”qua cú pháp và ngữ nghĩa có lẽ không theo “âm thanh giác quan “hoàn toàn đơn thuần mà bằng cảm nhận”âm thanh trái tim “ vậy !
Nguyễn Ngọc Thơ
''Sau cơn tỉnh lại''hỏi hoài..
Trả lờiXóaHỏi sao mộng giữa ban ngày kỳ ghê!?
Hỏi Trời..Sao Chai nhiều thế!?
Nghiêng ngửa la liệt nằm kề với Ly!
Hỏi ai vừa mới đó đi..
Gió mây dầu dãi nhớ chi nơi nầy!?
Hỏi lòng chỉ biết thở dài!
Hỏi Thiên thu đó cát bay mịt mù!