Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng ... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.
Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán ... trả góp không?
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!
Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
“Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là Tấm lòng ”.
(Nguồn : blog của Cao Van Tam )
Đồ sản xuất bằng thủ công,đồ cổ...là đồ quí .Đối với sản phẩm văn hoá càng quí hơn :nó thể hiện cái nền tảng ,bản sắc văn hoá của con người,của gia đình, dòng họ,của xã hội, của địa phương, của đất nước của dân tộc,của nhân loại...không thể đổi lấy bằng tiền và ngược lại đồng tiền cũng không mua được giá trị chúng.Chúng ta cần bảo tồn và phát huy, đặc biệt trong thời buổi hội nhập ngày nay .Đó là điều mà Tác giả truyện ngắn "ĐẠI HẠ GIÁ" muốn gửi gắm đến bạn đọc .Xin cảm ơn Tác giả,ban biên tập QTBK .
Trả lờiXóaTấm lòng của “anh bán sách” và tấm lòng của “chị hàng rong mua sách” xem ra đồng cảm với món hàng “đại hạ giá”…Đúng là” tri kỷ tương phùng”!
Trả lờiXóaĐó mới là “món hàng vô giá”mà thời đại bây giờ xem ra rất hiếm…
Anh CVT ơi!Hiệu sách “GIÓ BỤI “ của anh nằm ở đại lộ nào của Sài Gòn mà em lùng mãi không ra…?Mách nhỏ cho em biết với…
Khỉ Thúi thật!
XóaDừa rầu có kẻ nào dám trộm tên KHỈ THÚI tui PHƠ bạn BỬU CHÂU là Linh mục,giảng đạo....
TÊNH KHỈ THÚI tui có gì hay mà "bắc chước" he he...
Khỉ Thúi
Quả là tay Paul Joseph Goebbels của Đức-Quốc-Xã nói không sai, đại ý, cứ nói trật lất mà lặp đi lặp lại nhiều lần, ban đầu người ta khó chịu thiệt, nhưng nghe mãi thành quen, lâu dần nó trở thành trúng ngay.
Trả lờiXóaHằng ngày ta thường xuyên được nghe trên các phương tiện truyền thông chánh thống của Quốc gia, rồi các lễ hội, đình đám,... Các quan chức khi phát biểu, người xướng ngôn, các MC,... rất lịch sự, lúc mở đầu đều "kính thưa/chào CÁC QUÝ VỊ", khi kết thúc luôn không quên "cảm ơn CÁC QUÝ VỊ". Quý vị đó quên rằng đã "QUÝ" rồi thì thêm "CÁC" nữa là thừa!
Bây giờ sự thừa đó đã quá quen tai nên nó trở thành chuẩn. Cái chuẩn này lan sang cả lúc dùng từ Hán Việt, cho nên tác giả bài viết trên cũng đã: "- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?"
Mạo muội tham góp chút ý từ tấc lòng thành, có gì thất thố, xin liệt vị niệm tình bỏ quá cho!
@ Bửu Châu Kính :
Trả lờiXóaXin anh bớt khắt khe nhé !
Thường ngày chúng ta có nghe :đi qua bờ bạng,hay bước trên đường lộ ,dễ thông cảm thôi.
Những người văn hóa hơn,các báo còn viết :Những ngày sinh nhật Bác Hồ đây ...,hoặc tu sửa con đường ở đây và còn nhiều ,rất nhiều...nghe quen rồi cũng êm tai mà thôi.
Cùng thông cảm cho nhau anh nhé !.
VinhK8 ơi!
XóaNói thiệt tình và cũng thiệt sự luôn đó, có gì không vừa ý thì bỏ qua cho tui nghen!
Tui đã nghe quen tai rồi cho nên mới khẳng định Goebbels đã nói đúng, nhưng chưa thấy "êm tai". Mấy cái này, thời thập niên 60 của TK trước, GS (lúc bấy giờ chớ hổng phải GS bi giờ) Ng Văn Hầu đã nói rất rõ trong "Những lỗi thông thường trong thuật viết văn". Tuy chưa "cảm" được nhưng cũng "thông" rồi. Vì xét cho cùng đó là những "lỗi chánh tả" thôi, nó chẳng ảnh hưởng gì đến "hòa bình thế giới" cả!
Nhưng đến cái "văn hóa cao" thì hơi bị nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến bản chất của khái niệm, không khéo sẽ ảnh hưởng đến "hòa bình thế giới" đấy!
Nếu tui không trật thì khái niệm văn hóa cao trong "Những người văn hóa hơn,các báo còn viết..." VinhK8 muốn nói rằng "các báo" có "văn hóa" cao hơn những người khác. Tương tự như khi khai lý lịch người ta yêu cầu đương sự phải ghi "Trình độ văn hóa" lớp mấy vậy. Hoặc nhhư người thầy/cô giáo phải nhận xét học trò của mình về "văn hóa": giỏi, khá,... (hình như thời gian sau nầy đã có thay đổi, không rõ là đã nhất quán và triệt để chưa) vậy.
Người ta quên rằng khái niệm "văn hóa" và "học vấn" hay "học lực" là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cho nên, Một người có "học vấn" cao chưa chắc đã là có "văn hóa" cao.
Hi hi hi !!
XóaBạn BC hay bắt bẻ quá làm anh Ba bị nhột.
Quả là tay Paul ( gì đó )nói...
BC phải viết là MIỆNG Paul... nói... mới đúng phải hôn ? hề hề hề.
Coi kỹ lại mình trước khi nói người khác.
Hôm nào nhậu nhé!
Bạn VinhK8 khuyên Bửu Châu bớt khắt khe BC nhột. >BC tranh luận với VK8 Ba Khịa nhột.
XóaCó gì đâu mà nhột ,không thông cảm nho nhau ở đây thì dở lắm ,tranh luận ở chỗ khác.
Tóm lại nói dây cà dây muống Ba Khịa thua BC.Nhậu nhẹt li bì Bửu Châu thua Ba Khịa.
Khà khà khà !BC được phong Linh mục hồi nào mà tới đây giảng đạo dzẫy hé ?
XóaLộn chuồng rồi .
@ Bửu Châu Kính :
XóaTui nghe đã quen tai rồi cho nên mới khẳng định Goebbels đã nói đúng,
Phiến diện quá ! Vậy khi nghe chưa quen tai ? Hàng triệu người nghe ?...
Xin nghe lời anh Ba : "Coi kỹ... ......."
Nói đúng sai với anh chắc đến Tết Ma Rốc.
Xin dừng tại đây.
Tui xin nói thiệt :Tui là con dân QTBK ,tui thường xuyên theo dõi trang này ,khi nay chưa dám còm măng ,bỡi sợ mắc lỗi chính tả lắm .Làm Ông Tú như tui mà mắc lỗi thông thường thì mắc cỡ lắm ,các bạn bỏ qua được thì tui mới dám xía vào .
XóaCho mình làm trọng tài
XóaChỗ này hơi nóng đây ta!
Đầu dây mối nhợ tại là.....Châu Bưu .!
Ta "thảo" với nhau cho thêm vui và nếu được chút "bổ" nào đó thì càng tốt thôi chớ "tranh" làm chi.
XóaKhi "luận" thì phải "giải" chút chút chớ sao lại kêu là (LM)"giảng"(đạo) hè!
Thiệt tình, tui đã thấy cứ "hô" là "ủng", nó lạt lẽo quá! Còn khi thảo luận thì đương nhiên có lúc "đồng", có lúc "dị". Nên gặp cái "dị" tui cũng hổng thấy "nóng" chút nào hết!
Nếu quí bạn không thích zậy thì cho tui thành thật xin lỗi và như tui đã thưa trước: "Mạo muội tham góp chút ý từ tấc lòng thành, có gì thất thố, xin liệt vị niệm tình bỏ quá cho!"..."có gì không vừa ý thì bỏ qua cho tui nghen!
Qua trao đổi và phân tách của quý bạn:
- Tui không nhận: "nhột", "dây cà dây muống", "lộn chuồng" và "nóng".
- Tui xin nhận: "Chưa coi kỹ mình trước khi nói", "Phiến diện", và "xin dừng tại đây".
Thiệt ra ở đây là tui "nhơn sự tòng sự" để nhằm biểu đạt mấy cái "phổ quát" mà "ý tại ngôn ngoại" nhưng quý bạn cứ nhè vào "phiến diện" của tui mà "bình".
Thôi zậy thì thôi đành phải thôi zậy!
KÍnh chào quý bạn!
XóaChúng sanh bình đẳng. Nhưng không phải ai cũng giống ai. Người ta hay nói giỡn " Bá nhân bá bao tử ". Kể ra có người nhặt sạn cũng hay lắm chớ và nhặt sạn lỡ có dính vài hột gạo theo cũng chả sao, nhặt lại gạo là được mà. Tranh luận nhau cho rôm rả như "dầy" tui cũng khoái lắm. Miễn đừng cay cú hoá cáu thôi. Mại dô, mại dô!
Thời buổi mà cỡ Tagore, Hugo, Tolstoy, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng ... nằm la liệt vỉa hè thì cái gì còn có giá nhỉ !?
Trả lờiXóaMay mà còn có chị bán bánh bò có cái giá mua trả góp.
May mà còn có anh hàng sách cũ có cái giá lấy theo giá vốn mà còn cho trả góp.
May thay !
Thầy Đô Bi ơi !
Trả lờiXóaSai bét hết rồi !, làm Thầy ai lại đi bán sách ?!!!
Chị Tám ơi !
Chị không thương mới đem sách quí ấy tặng lại Thầy.
Hai Thầy trò chẳng ra làm sao cả !
Nhắn với Admin: Admin wơi!
Trả lờiXóaNếu không phải do admin "thỏa thuận" thì trang nhà đã bị TRAVIAN browsergame chèn link "quảng cáo tự động" rồi!
Tam long khong bao gio ha gia , no VO GIA . cam on .
XóaHoan nghênh anh Tú Nạc !Hãy chân tình như “Dòng Sông Côn”quê nhà là trân trọng nhất…Xin mời Anh cứ và trao đổi với anh em cho vui …
Trả lờiXóaCòn những rào cản về “chính tả” hay một vài lỗi về “từ ngữ “ chỉ là chuyện nhỏ ,xin anh chớ ngại…Chính tấm lòng mới đáng quý phải không anh ?
Mình xin mấy bác “Bửu Châu ,Vịnh k8…chớ” tranh luận sâu” vào từng con chữ nữa…Hãy “đá nhau bằng những nụ cười trên con chữ”sẽ vui hơn !