Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

ĐỌC SÁCH HÀ TẤT HỮU ÍCH


Đọc sách có ích là một câu nói lưu truyền từ lâu. Chính vì câu nói xưa, do đó đáng nghi ngờ.

Đọc sách vì sao nhất định có ích nhỉ? Tiền đề lô-gích ấy chắc là chỉ cho rằng sách là đồ vật tốt, đã là đồ vật tốt thử tiếp xúc dù sao cũng có lợi. Điều này thật ra giống như đúng mà sai. Nhưng phàm là đồ vật tốt thì nhất định phải tiếp xúc, hoặc đã tiếp xúc thì nhất định có lợi ư ? Nhân sâm là thứ đồ vật tốt, ăn vào có khi cũng thành việc xấu chứ? Huống hồ sách chẳng phải là nhân sâm. Nhân sâm dù sao cũng là chất bổ thuốc bổ, sách lại chưa hẳn, không phải là vị thuốc. Trên thế gian có sách tốt cũng có sách tồi. Đọc sách làm cho con người thêm kiến thức, có sách khi đọc xong khiến cho người ta phạm phải hồ đồ, còn có sách khiến người đọc làm việc xấu, tịnh chẳng nhất định là thứ đồ vật tốt, sao có thể nói đọc sách là có ích?


Cho dù là đọc xong sách rồi, xin hỏi lại có những cái lợi gì? Nghĩ lẽ đương nhiên, chẳng qua ích trí, khích lệ ý chí, nâng cao kiến thức, đề cao thái độ, cũng chính là dẫn đến tác dụng giáo dục tri thức, giáo dục đạo đức và giáo dục thẩm mỹ. Tôi không phủ nhận đọc sách có những tác dụng như thế, vấn đề là tác dụng của đọc sách chỉ như thế mà thôi, chúng ta cũng không hẳn phải nhất định đọc sách. Ví dụ còn có thể lên mạng internet, thậm chí ngay cả đánh mạt chược cũng có thể ích trí, kiện não, nếu không thì làm sao nói mạt chược là “ bình diện thái cực quyền”? Nếu như thế thì “đọc sách hữu ích” và “chơi mạt chược có ích” lại có hai dạng? Tác dụng “khích lệ ý chí” nhất là ở những người coi trọng đạo đức gia môn, và dạng không chịu nổi sự cân nhắc đắn đo câu chữ, “chí” của người đọc sách có lẽ cần dựa vào sách mà “ dưỡng”. Những người khác thì không hẳn. Ví như Lưu Bang, Hạng Vũ thì chẳng phải, “Lưu Hạng nguyên lai bất độc thư” (Lưu Bang, Hạng Vũ vốn chẳng đọc sách mà!). Tiểu thuyết của Lương Bân có câu đối: “Dữ hữu can đảm nhân cộng sự, vu vô tự câu xứ độc thư”. (Cộng sự với người có lòng dũng cảm, đọc sách ở chỗ chi cần chữ câu). Đây là chí hướng như thế nào? Lại không liên can đến đọc sách. Trên thực tế “nhân cách có chí”, có phải ai cũng dựa vào đọc sách mà “khích lệ”? Lại huống hồ, “chí” của mỗi cá nhân nếu chỉ cần dựa vào biện pháp “khích lệ” của việc đọc sách, bản thân “cái chí” này vô cùng khả nghi.

Vả lại, đọc sách thì nhất định khích lệ cái chí sao? Sợ cũng khó nói. Chu Quốc Bình tiên sinh có nói: “Ngoạn vật cũng có thể dưỡng chí”. Và kiểu đọc sách không chuẩn cũng có thể mất chí. Trên thế gian có sách khích lệ ý chí, cũng có cách làm tiêu mòn ý chí. Cách làm tiêu mòn ý chí cũng rất nhiều. Có cách rất tỉnh bơ (ví như để cho bạn “ngoạn vật mất ý chí”), cũng có cách “đòn cảnh tỉnh” (ví dụ như bàn nhiều về “nhân sinh vô thường”), làm không xong thì cho bạn “đọc vạn lần đều thất bại, chán chường”. Nếu như vậy, chúng ta làm thế nào nhỉ? Chẳng lẽ “đọc sách có ích” tiếp sau lại bổ sung một câu “đọc sách có hại” hay sao?

Đọc sách vả lại chẳng nhất định có ích (thậm chí có hại), vì sao còn phải nói: “đọc sách có ích” mà rất ít người hoài nghi nhỉ? Chẳng qua cũng là một cách nói, một lý do để cho đọc sách mà thôi. Nhưng tôi xem ra, đọc sách có thể có một nghìn cái lý do, không thể dùng “có ích” làm lý do duy nhất. Một cá nhân nếu trước đó đã mang trong lòng mục đích công lợi(hiệu quả và lợi ích), sách kia nhất định đọc không tốt thậm chí đọc không xong. Lý lẽ cũng rất giản đơn:nếu như chỉ vì có ích mới đọc sách, thế thì nếu như vô ích thì sao? Thì chẳng đọc? Trên thực tế trong “văn tập” thì nhiều người đã vứt bỏ đọc sách, một trong những nguyên nhân là ở chỗ lúc ấy đọc sách dĩ nhiên vô ích thậm chí có hại. Đã như thế, còn đọc nó làm gì?

Nhưng mà ngay cả cái việc đọc sách ấy càng đọc càng ngu xuẩn, tri thức của những năm tháng càng nhiều càng phản tác dụng, vẫn cứ có không ít người kiên trì đọc sách. Theo sự thể nghiệm của chính bản thân tôi, vậy nhất định không vì đọc sách có ích gì, mà chỉ vì đối với sách trong lòng có một phần yêu thích khó mà cắt bỏ. Chính là do không có cách gì ngăn chặn một phần yêu thích ẩn nhẫn trong lòng như thế, khiến cho rất nhiều người đọc sách bằng lòng “bất chấp những lầm lỗi rất lớn của thiên hạ”, trăm phương nghìn kế đi tìm những cuốn sách mà mình yêu thích, mà có cuốn sách trong tay thường đòi hỏi bức thiết, quên ăn quên ngủ.

Yêu thích, là việc không thể cưỡng bức, cũng là việc khó phai mờ. Vì thế, yêu thích là lý do “chính đáng” mà “bền chắc” duy nhất của việc đọc sách. Đã như thế, đọc sách lại cần gì có ích? Còn chẳng nói “đọc sách thú vị” nhỉ!

Tác giả : Dịch Trung Thiên
(Theo Thanh niên bác lãm, Trung Quốc)
Người dịch :Thùy Linh (khóa lớp 72 – 79)
Cựu học sinh TH Quang Trung Bình Khê


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét