Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

BẾN TRƯỜNG TRẦU


Bến Trường Trầu ta con đò nhỏ
Đưa người qua lại một dòng sông
Người đi … như cánh chim đầu núi
Người đi … như cá lội nước trong

Chỉ còn ta giữa đất trời lồng lộng
Bến Trường Trầu với nắng đổ, mưa mau
Bến Trường Trầu với rượu đầy, rượu cạn
Ta uống say … quên, nhớ chuyện trước sau

Bến Trường Trầu ta gặp người họ Nguyễn
Chuyện trăm năm thành chuyện ngàn năm
Vào Nam mấy bận yên bờ cõi
Ra Bắc bao lần vẹn nước non

Ơn vua ban triều Tây Sơn thịnh trị
Ta ngậm vành kết cỏ tấm lòng trung
Bận làm chi mớ lợi danh chen chúc
Bận làm chi chốn quan lộ khom lưng

Về với non Tây tay cung, tay giáo
Về với sông Côn tay lưới, tay chài
Dằn chén rượu xắn quần đi vài thảo
Cất bút nghiên dợt bậy mấy đường roi

Bỗng tin dữ đưa về như sét đánh
Ôi còn đâu, đâu nữa vua Quang Trung
Người vội đi, nghiệp lớn nửa chừng
Cơ đồ nay ngửa nghiêng, nghiêng ngửa

Ta lại lên đường làm thân chiến tướng
Trống sa trường dồn dập đổ hơn thua
Sát phạt nhau - những con gà bôi mặt
Cuộc thế xoay - đổi chủ một ngôi vua

Ta lại quay về làm thân chiến bại
Con đường xưa ta ngả bóng lẻ loi
Thôi đã hết một thời mang áo vải
Vây cờ đào, yên ngựa thỏa chí trai

Bến Trường Trầu ông lái đò chèo chống
Con đò già chở nặng cả lối đưa
Khách qua lại, ngược xuôi, lên xuống
Hững hờ đi, hững hờ đến … chiều trưa

Họ đâu rồi những con người thuở nọ
Sao không lần trở lại bến sông Côn
Ngắm trời ráng đỏ màu cờ đỏ
Nghe buốt lòng son với áo vải sờn

Chỉ còn ta với năm cùng tháng tận
Giữa đất trời lồng lộng nước mây
Bến Trường Trầu một đời ta ân hận
Cùng núi sông ngồi khóc nào ai hay …
Trần Đình Mai
Xuân Kỷ Mão 1999


CÂU ĐỐI DÀI Ở BÌNH ĐỊNH

Cụ Hà Trì - Trần Đình Tân

Câu đối nổi tiếng ở trước cửa lầu Đại Quan do Tôn Nghiêm Ông, một nho sĩ thời Càn Long (1765) sáng tác, được xem là câu đối dài nhất Trung Quốc, có tổng cộng 180 chữ. Ở Việt Nam câu đối dài nhất nước là bao nhiêu chữ? Đó là câu đối do nhà nho Đào Tấn (*) (1845 - 1907) người huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, lúc đang làm tổng đốc An Tĩnh đã lấy danh nghĩa Văn thân Nghệ Tĩnh để viết câu đối điếu Phan Đình Phùng (1896) bằng chữ  Hán tổng cộng 160 chữ. Tại Bình Định cũng có một câu đối viết bằng chữ Hán được xem là câu đối dài và nếu như các tỉnh thành khác hiện tại chưa có câu đối nào dài hơn thì đây cũng có thể xem là câu đối dài thứ hai trong nước nhưng rất ít người biết.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

ÔNG ĐỒ - NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ


Năm nay hoa mai nở sớm, khắp phố phường không có sự náo nức, rộn ràng của những ngày cận Tết. Trong khi lục tìm ảnh của Tết Xưa, lại gặp được bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh … Bức ảnh này ông chụp ở Hà Nội năm 1940, vài năm sau khi nhà thơ Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ nổi tiếng “Ông Đồ Già” (1936).

Chợt thoáng nhớ đến Ông Đồ của Vũ Đình Liên ngày xưa với một chút ngậm ngùi ! Vũ Đình Liên có cô đơn không với những người muôn năm cũ !? Người muôn năm cũ, những con người độc hành với mực tàu giấy đỏ mà qua đường không ai hay, những con người đứng bên ngọn Tháp Chàm nghìn muôn năm xây hận một phương trời mà thương xót : chỉ còn Tháp Chàm thương nhớ nước Chàm thôi … Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ !

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

NGƯỜI ĐI TÌM SỰ THẬT

Đc : Tiếng Chuông Gió Mùa Hè
thơ Cao Văn Tam, NXB Hi Nhà văn - 2012


Kể từ mười năm nay khi xuất bản tập thơ đầu tay với “Dấu chân”(NXB Trẻ, 2002), Cao Văn Tam vẫn chưa nguôi Đi tìm sự thật* với lập luận khẳng định : “…đang cố gắng đi tìm chiếc kim rơi trong đống cỏ/ Sự thật là chiếc kim/ Và bắt đầu nhận ra rằng… Có vẻ như sự thật, nhưng nó không phải là sự thật/ nó hành động như sự thật nhưng không phải là sự thật/ Đó là mùi vị giống như sự thật, nhưng nó không phải là sự thật/ Bởi vì ẩn trong đống cỏ đó là sự thật/ Bởi vì sự thật sẽ mang lại ánh sáng và bóng tối” có thể như đang lẩn quẩn bức bối đâu thể giữ mãi được và thế là âm vang Tiếng chuông gió mùa hè của anh ra đời, hòa cùng dòng sông Côn thơ mộng là nhân chứng của đất nước, của tình yêu mà người Tây Sơn trân trọng gìn giữ nâng niu như báu vật…

TRỐN CHẠY LOÀI NGƯỜI


nhớ đừng buồn nhé nhé anh
ráng cười chút xíu cho xanh mộng đời

mình chơi cút bắt năm mười
bế bồng trốn chạy loài người yêu ma

(hồn giun dế khóc thật thà
câu kinh mộ địa kêu ca nhân từ)

gió luồng tám hướng tâm tư
mình đi về phía lãng du độc hành …

nhớ đừng buồn nhé nhé anh
ngoài kia mây trắng xây thành khói bay …
Rêu

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

HÀNH TRANG NGÀY TRỞ LẠI


Chuyến về Việt nam lần ấy, Quang mang theo trong lòng nhiều nỗi lo âu.

Mấy năm qua tình hình Âu châu đã trải qua rất nhiều chuyển biến. Việc loại bỏ biên giới để  liên kết các nước thành viên trong một tổ chức chung đã kéo theo nhiều xáo trộn về kinh tế. Thêm vào đó việc sáp nhập các đại  công ty còn làm thặng dư nhân lực. Công nhân bị sa thải, các hãng nhỏ bị phá sản và bóng ma thất nghiệp lâu nay chập chờn ẩn hiện đang dần dần lộ ra rõ nét ,trở thành nỗi ám  ảnh cho mọi người. Công việc cố định và đời sống bảo đảm, một đặc tính truyền thống lâu đời của nước Ý cũng đang dần dần biến chất . “Tăng di động”, tiếng gọi thôi thúc theo mô hình Mỹ đang là một triết lý về phát triển kinh tế ở đây. Nhưng nếp sống của người Mỹ, vốn thờ ơ với nơi sinh trưởng và hời hợt trong quan hệ láng giềng, nay sống tiểu bang này, vài tháng sau lại khăn gói lên đường chạy về tiểu bang khác, không đợi thời gian bén rễ ... liệu có dễ thích ứng với những tập quán của mình chăng ? Quang suy nghĩ miên man và mấy tháng qua đầu óc anh vô cùng căng thẳng. Công ty anh đang làm có nguy cơ bị sáp nhập vào một tổ chức siêu quốc gia đã và đang thực hiện sự tập trung kinh tế, nhằm bảo đảm độc quyền phân phối trong chiến dịch toàn cầu.

MẢNH TRĂNG TIÊN THUẬN


Còn thơm giọt nắng quê hương,
Từ ngôi nhà rạ bên đường đất nâu.
Chân người vấp lỗ chân Trâu,
Mới cười nửa miệng đã chau đôi mày.

Đêm dài gió ngủ ngọn cây,
Câu hò giã gạo đâu bay ngập ngừng.
Cũng là chân lấm tay bùn,
Chén cơm lẫn miếng khoai sùng đắng thêm.

Những hôm gió lạc tắt đèn,
Tay che ngọn lửa láng giềng mời qua.
Rào tre gài mối hai nhà,
Lặng nghe trong một tiếng gà gáy trưa.

Phải lòng mắt nói đã ưa,
Vì hay mắc cỡ lời chưa ngõ lời.
Trời làm chi chuyện lẻ đôi,
 Âm thầm Bến Chợ bóng người chờ mong.

Cây Sung xao xác đứng trông,
Đá voi nằm đợi giữa dòng đò ngang.
Long bong sóng dạm thuyền nan,
Có ai nhớ mảnh trăng vàng ngày xưa?
Hà Giao

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN


Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn gồm 30 điều, đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ. Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Thế chiến thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, xác nhận rõ các quyền lợi căn bản, những quyền tự nhiên mà mọi người phải hưởng được để có một đời sống phù hợp với nhân tính …

(Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền qua ảnh chụp trong cuốn Đạo Đức Học lớp12 ABCD, chương trình 1973/1974, của các tác giả Vĩnh Đễ, Nguyễn Văn Đa, Lê Tấn Lộc. Nhà in Nam Giao, 402 Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, Gia Định, ngày phát hành: 17.09.1973)

GIỮ MÃI TUỔI XUÂN


Bn có bao gi ngm k mt con hc trng chưa? Nó trông tht mnh mai; chân dài, người mng, trong mt b lông trng mut. Trông nó thanh cao như mt người lung tui mà vn gi được phong cách ung dung... Con hc được coi là mt con vt sng lâu cho nên người ta gi tui ca các c là tui hc.

Đây là lời mở đầu của một câu chuyện mình gởi về với các bạn. Tết đến, mỗi năm thêm một tuổi. Tuổi càng cao mình cần phải hoàn thiện cách sống. Phải không các bạn. (Nguyetpp).

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

CHỪNG NẦY NĂM ẤY

Thầy Ngô Phú

Sau đó mấy ngày chừng nầy năm 1974 ấy, Thầy Ngô Phú , GS Toán Đệ nhị cấp Trung Học Quang Trung Bình Khê, Bình Định vui mừng tin cho học trò mình biết : “Em trai Thầy cùng đồng đội sau mấy ngày bám phao lênh đênh trên biển cả, đã được vớt vô bờ ở vùng biển QuiNhon.”

VÍ KHÔNG CÓ CẢNH ĐÔNG TÀN


Năm có bốn mùa, mỗi mùa có thú riêng. Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu thích cái thú của bốn mùa: “Thu ăn măng trúc Đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen Hạ tắm ao”. Vì chúng ta đang ở mùa Đông, cho nên bài này, tôi xin lạm bàn về cái thú mùa Đông ở quê tôi.
        
Mùa Đông ở đây bắt đầu từ những cơn mưa đầu mùa vào đầu tháng Mười âm lịch, thường là mưa chiều. “Tháng Mười ngó ra / Tháng Ba ngó vào” (Tục ngữ) ngó đây là ngó đám mây đen xuất hiện ở hướng bắc, thường phát cơn mưa chiều.

LAN THẠCH THẢO


L chiu thch tho rng rơi
Nhành lan khơi đng cui tri mng du
Hoa vàng my đ tàn thu
Gi hành năm tháng tuyt mù khói sương
Phù vân sóng bc na đường
Đi nghiêng bóng nh nh thương chn nào
Cao Văn Tam

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

ĂN CỦ MÌ NƯỚNG GIỮA MƯA BAY


Quê tôi Đồng Dụ -không biết gọi là Dụ hay Vụ đây- là vùng đất biệt lập, chung quanh núi cao chập chùng bao phủ những cánh đồng bậc thang thường bị xói lở vào mùa mưa lũ. Tuổi thơ nghèo, áo rách vai, chân lầm bùn đất đã theo tôi như một cái bóng dài của những chiều đông muộn sương khói. Ký ức luôn hiện về trong trạng thái buồn vui không phân định, xin chắt gạn chút hồi ức xa xăm mong ủ ấm lòng người viễn xứ .

Vào khoảng đầu tháng chạp âm lịch, vụ cày đã xong, lúa dưới ruộng đã đẻ nhánh dày bụi, trải màu xanh mơn mởn. Bọn trẻ chúng tôi tập trung chăn thả bò trên những đám đất dọc theo chân núi, nơi những trảng đồi nhỏ -là vùng đất chỉ làm một vụ màu trong năm- kéo dài xuống tận cánh đồng lúa. Vào mùa này, những cây ngắn ngày như đỗ phộng, mè, bắp đã thu hoạch, chỉ còn lại những mảng màu xanh đậm của những đám mì đến tháng ba năm sau mới no củ. Mảng màu xanh ngăn ngắt đến nao lòng. Lơ thơ vài đám đất trống vừa thu hoạch, cỏ cũng nhú xanh nhưng còn chưa kịp phủ kín đất.

SÔNG CÔN KÝ ỨC THƯƠNG HỒ


Bến Trường Trầu thuyền neo căng đợi gió ?
Nơi giao thương mòn con nước Tây Sơn
Đường vận chuyển nậu nguồn lâm, thổ sản (1)
Cửa Đề Gi lồng lộng bóng trăng soi…

Nước Sông Côn xanh trong mùa hẹn ước
Ký ức một thời, muối đọng chợ Phú Phong
Người Bình Khê nặng tình chung Bàu Đá
Gùi măng le hong mùi khói Tây Nguyên

Mắt trong mắt chòng chành nồng lá sóng
Thuyền ơi thuyền ! Say gió rượu vò duyên
Hàng hóa ven sông đổ tràn về các Cửa (2)
Đan tiếng cười rộn rã nhả lời yêu

Dân thương hồ …
        Bạc mưa ,nắng bão giông!
Nhớ mùa lũ…
        Ngược xuôi giữa đôi bờ xanh tơ lụa
Thương_ côn _kiếm so tài ...(3)
Xông bến vắng chiều buông!
Êm hơi thở thơm đêm,
Đẫm tận nguồn hương vị biển
Nghe bồi hồi ai cảm gợi xa xôi !

Đây Vijaya !
Sông Côn cuộn mình ru vũ điệu Apsara (4)
Đây Chà Bàn !
Thành hoa lệ xứ đền, tháp Champa
Đây Thị Nại !
Cảng đường sông
Nửa kỷ nguyên khơi thông dòng lịch sử (5)
Dáng đoàn thuyền lướt sóng vượt trùng dương …

Đã bao năm tiếng Sông khô ủ rũ ?
Văng vẳng âm Hời lũng, núi dội hồn thương
Đã bao đời giọng hò xa viễn xứ ?
Trải niềm đau ai tha thiết cố hương :

Sông Côn cạn nước em buồn
Thuyền anh thấp thoáng cánh buồm buôn xa …!
Nguyễn Ngọc Thơ


Chú thích :
(1) “Ai về nhắn với nậu nguồn
       Măng le chở xuống cá chuồn gửi lên”
       (Ca dao Bình Định)
(2) Các Cửa biển : Thị Nại, Đề Gi
(3) Tuyệt kỹ võ học Tây Sơn - Bình Định
(4) Tiểu quốc Vijaya  lừng danh trong thế kỷ 10 - 15
(5) Thương cảng Thị Nại

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

GÀ XÉ PHAY


Gàn tui thiệt tình là hồi giờ không có lăn vô bếp, nhưng có cái tật hay táy máy để mắt bà xã nấu nướng, lại nữa hay lục lạo cọp pi của thiên hạ dzìa gộp lại làm của riêng (ờ quên ! của chung). Nên hôm nay th ra công ghi lại đây cách chế biến món Gỏi Gà Xé Phay cho mấy bạn ưa nhậu mà mấy bà không chịu ra tay làm cho. Món nầy dễ làm, ra tay nhanh, mà ăn mùa nào, lúc nào cũng thấy khoái khẩu. Nếu ai không vừa ý thì gõ comments giúp mắm, giúp muối thêm, để mọi người "rút kinh nghiệm" làm món ăn chơi cuối tuần, lai rai cận Tết.

TRƯỜNG CA CON ĐƯỜNG CÁI QUAN

Những nẻo đường Việt Nam
Suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan

TRƯỜNG CA CON ĐƯỜNG CÁI QUAN - PHAMDUY

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

VỀ QUÊ ĂN CƯỚI


Cậu mợ về dự đám của con, về sơm sớm nghen cậu ! Con khỉ, hết má nó giờ tới nó năn nỉ, điện thoại, tin nhắn búa xua. Làm như mình bận bịu công việc tới mức chẳng thu vén được nhiều thời gian để về dự ngày cháu nó lên xe hoa. Trời ạ ! Con gái như hũ mắm treo đầu giường, trông cho mấy đứa nó có đôi có cặp là mừng húm, không về vui với cháu sao đành. Tết nhất, giỗ chạp, cưới hỏi … là cơ hội, là điều kiện bắt buộc phải gói gọn công việc để về với quê hương. Trong tâm khảm của người xa xứ, hai tiếng quê hương không chỉ là một địa danh nơi mình chôn nhau cắt rún, nó là nỗi nhớ, là niềm vui khi được về sum họp với gia đình, với người thân, láng giềng, bạn cũ …

KHÔNG ĐỀ


Nguyễn Chiến là nhà thơ của Đất Quảng Nam, anh là một trong 5 tác giả hiện diện trong tập thơ Như Cỏ Dại Như Lá Úa Như Cây Xanh, nhà xuất bản Văn Học ấn hành vào đầu năm 2012. Nguyễn Chiến hiện đang công tác tại THPT Nguyễn Duy Hiệu (Điện Bàn - Quảng Nam), nhưng trước đây vào năm 1978, anh là giáo viên của Trường Cấp 3 Tây Sơn (nguyên trước là Trung Học Quang Trung Bình Khê).

Anh đến với QuangTrung BinhKhe, trong anh vẫn còn nhớ cột cờ, sân cỏ …, bóng dáng của ngôi trường thân yêu của chúng ta vào cái "thời bao cấp nhiều kỷ niệm vui và đắng ngắt !”. Trân trọng giới thiệu đôi câu không đề của anh, bước đầu làm quen với cây bút của người giáo viên ngôi trường cũ.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN



Nhà văn, nhà giáo Võ Hồng sinh ngày 5 tháng chạp năm Nhâm Tuất - 21.01.1923 (giấy khai sinh ghi ngày 5-5-1921), người làng Ngân Sơn, xã An Thạch, Tuy An, Phú Yên. Ðã từng cộng tác với tạp chí Bách Khoa, Văn Hữu, Mai, Giáo Dục Phổ Thông, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ, Tin Văn v.v...  Ngoài bút danh lấy theo tên thật, ông còn có 2 bút danh khác sử dụng sau 1975 là Võ An ThạchVõ Tri Thủy. Thời 9 năm ông chạy giạt về Bình Định. Tại đây, ông làm thợ hớt tóc như một người thợ lành nghề trong vùng, dù ông chưa hề học nghề hớt tóc.

Viết về trường lớp, Võ Hồng có những tập truyện đã xuất bản như Thương Mái Trường Xưa, Vẫy Tay Ngậm Ngùi … Tết Nguyên Đán đang đến gần, xin giới thiệu truyện ngắn CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN của ông trong tập Vẫy Tay Ngậm Ngùi, nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1992.