Đào Đức Chương
Tiếng địa phương Bình Định trong bài thuyết trình “Bình Định Giọng Nói” của Thầy Đào Đức Chương được xếp vào Phần một : “Thổ Ngữ Tiêu Biểu”. Phần nầy dài nên QuangTrungBinhKhe chia đăng làm nhiều kỳ …
1.1 THỔ NGỮ TIÊU BIỂU (tt)
1.1.24 Ẻ mà : dùng như chữ "nhưng mà", nay không còn thông dụng nữa.
Trong tuồng Hộ Sanh Đàn của Đào Tấn, văn liệu dẫn chứng, ở đoạn Dương Tú Hà giận chồng có tên là Tiết Nghĩa mà lại nhẫn tâm làm việc đại bất nghĩa, nên bà đã thắt cổ tự tử. Tiết Nghĩa hay tin, bèn nói với quân hầu:
"Ẻ mà đáng kiếp ! Quân bay,
Thi hài nọ sơn trung mai táng (đem chôn trong núi) đi cho rảnh".
1.1.25 Giã : tiếng chỉ cho làng đánh cá ở ven biển. Trong bài Vè Cát Lái (hát vô) có thổ ngữ này:
Cửa Giã có hòn án ngoài,
Các lái thường ngày hay gọi Lao Xanh.
"Cửa Giã" trong bài này là cửa đầm Thị Nại.
1.1.26 Hé : luôn luôn đứng sau câu để vừa hỏi vừa khẳng định: Mạnh giỏi hé? hoặc để khen ngợi, trầm trồ: Đẹp quá hé!.
1.1.27 Hử : ngửi, hít vào bằng mũi để nhận biết, phân biệt mùi vị.
Thí dụ: Cá ương, hử nghe mùi hôi.
1.1.28 Hữ : biến thể của trạng từ "hả", thường đặt ở cuối câu hỏi nhằm xác định thêm điều mình đang nghi vấn.
Trong tuồng Hộ Sanh Đàn của Đào Tấn, văn liệu dẫn chứng, trước khi Tú Hà quyên sinh vì giận chồng thì đã có đoạn: Tiết An vào báo cho bà biết việc Tiết Nghĩa (chồng của bà) đã tham danh lợi, lừa bắt ân huynh là Tiết Cương giải nộp cho Võ Hậu. Khi Tiết An vừa mới nói: "Dạ, phu nhân hữu cấp sự" (Dạ bẩm phu nhân có việc gấp). Tú Hà đoán việc chẳng lành, vội hỏi ngay: "Hà sự hữ?" (Việc chi hả).
1.1.29 Í chui : tiếng tán thán thốt ra vì đau đớn không chịu đựng được, khi bị một lực tác động mạnh vào cơ thể.
Thí dụ: Í chui, (cây) gai đâm đau quá!
1.1.30 Lèo : dây cột buồm.
Nới lèo rán [1] lái mau mau
Châu Me, Lò Rượu sóng xao Hòn Nhàn.
(Vè Cát Lái – Hát vô)
1.1.31 Lừa : là động từ nói trại từ tiếng "lùa"
Thí dụ: Nông dân lừa trâu ra đồng ăn cỏ.
1.1.32 Lúa co : tên của một loại lúa có hạt gạo đỏ. Ca dao Bình Định có câu:
Đừng ham gạo trắng thơm tho,
Lúa trì cùng với lúa co chắc lòng.
1.1.33 Na : tương đương với chữ "sao", biểu thị ý nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên. Trong bài thơ Tạ Ơn Năm Đầu của Việt Thao có dùng thổ ngữ này:
Thân bèo năm tháng hẫng trôi,
Gió đem cái lạnh hay đời lạnh na?
1.1.34 Nại : Theo các từ điển [2], "nại" là ruộng muối, chỗ làm muối; nhưng với thổ ngữ Bình Định, tiếng "nại" chỉ dùng để gọi vùng đất chuyên làm muối nằm ven bờ Tây đầm Thị Nại, đoạn từ thôn Nhơn Ân (phía bắc), Bình Thới, Quảng Vân, An Định, Lương Nông đến thôn Bình Thạnh (phía nam). Thí dụ: chỗ nại, dân nại, ở nại, vùng nại, làng nại... Và người ta thường nói: "Lên nguồn xuống nại" để chỉ cho việc lên vùng núi cao ở phía Tây Bình Định và xuống vùng ruộng muối các thôn nói trên. Ở Bình Định, ngoài đầm Thị Nại, còn nhiều vùng làm muối khác, nhưng họ không gọi nơi đó là "nại". Có lẽ muối đầm Thị Nại đặc biệt được triều đình chọn dùng.
1.1.35 Nậu : Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, bản dịch , trang 191, đề cập đến việc Ký lục Chính dinh Nguyễn Đăng Đệ đi tuần xét các phủ ở xứ Quảng Nam vào tháng tư năm Bính Ngọ (1726) có định rõ chức lệ cho các thuộc (tổng mới lập), sách đã dẫn: "Mỗi thuộc đều lấy những thôn, phường, nậu, man lẻ tẻ họp lại (nậu nghĩa là làm cỏ ruộng, tục gọi đám đông người là nậu, ý là hợp nhiều người để làm ruộng)".
Trên đây, tiếng "nậu" chỉ dùng để gọi những người cùng làm ruộng, nhưng ở Bình Bịnh đại danh tự này được dùng rộng rãi, gọi những người cùng giới, cùng nghề nghiệp, cùng chỗ ở, cùng sinh hoạt, hay cùng hoàn cảnh. Vậy "nậu" luôn luôn ở ngôi thứ ba số nhiều và phải đi kèm với một danh tự theo sau nó mới đủ nghĩa, chẳng hạn như: "nậu nguồn" là tiếng gọi chung những người ở miền thượng du, "nậu hạ bạn" chỉ chung cho dân sống ở vùng cửa sông đổ ra biển, "nậu rổi" (phát âm sai thành "nậu rẩu") là những người đàn bà chuyên bán cá ở các chợ, "nậu hàng xén" là nhóm người bán hàng tạp hóa ở vỉa hè hay ở chợ, "nậu bạn hát" chỉ chung cho nam nữ diễn viên chuyên nghề hát bội. Ca dao Bình Định thường dùng đến tiếng "nậu":
Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
Hoặc
Đừng chê nậu rổi tanh hôi,
Có nhờ nậu rổi mới rồi bữa cơm.
1.1.36 Nẫu : là hiện tượng biến đổi thanh điệu nhưng vẫn giữ âm trầm, nghĩa là chỉ chuyển từ dấu nặng sang dấu ngã. Tiếng "nậu" chuyển hóa thành "nẫu" vẫn là đại danh tự nhưng ý nghĩa của nó rất rộng rải và không cần một danh tự đi kèm. "Nẫu" được dùng ở ngôi thứ ba, số ít, cả số nhiều, có nghĩa là họ, người ta, người ấy. Tiếng "nẫu" còn thấy ở ngôi thứ nhất (tôi) và ngôi thứ hai (mầy, anh, em) nhưng dùng hạn chế.
* Tiếng "nẫu" ở ngôi thứ ba số ít, trong ca dao Bình Định có nhiều, chẳng hạn như:
Thương chi cho uổng công trình,
Nẫu về xứ nẫu, nẫu bỏ mình bơ vơ.
* Tiếng "nẫu" được dùng ở ngôi thứ ba số nhiều, trong bài chòi Bình Định, câu thai Ngũ trợt có đoạn:
Ngó ra ngoài chợ,
Nẫu bán trạnh cày.
Roi mây lưỡi cuốc,
Nẫu bày nghinh ngang...
* Ở ngôi thứ hai số ít, tiếng nẫu được dùng với bạn thân, người yêu, có thể nói: "Nẫu đi đâu giậy (vậy)?" với giọng hạ thấp để biểu lộ sự thân mật, trìu mến. Trong ca dao Bình Định cũng có câu:
Nẫu về Bình Định chi lâu,
Bỏ tui ở lại hái dâu một mình.
* Đôi lúc còn thấy tiếng nẫu ở ngôi thứ nhất khi bày tỏ giọng điệu nũng nịu yêu đương. Thí dụ:
Chồng hỏi: "Nẫu đi ngủ chưa?" (ngôi thứ hai)
Vợ đáp: "Nẫu hổng đi ngủ!" (ngôi thứ nhứt)
* Cũng trong ngôi thứ nhất, có khi dùng "nẫu" để đáp lại với thái độ hờn lẩy, nhẹ nhàng: "Nẫu làm gì thây kệ nẫu, hỏi chi hé!"; nếu muốn xẳng hơn một chút, thì đáp gọn: "Kệ nẫu".
Nậu và nẫu là thổ ngữ đặc biệt nhất của xứ Bình Định, vì vậy người ở các tỉnh khác gọi đùa người Bình Định là "dân nẫu".
1.1.37 Nghe : tiếng đệm sau một câu, đồng nghĩa với trạng từ "nhé", có hai chức năng:
* Để tỏ ý thân mật. Thí dụ: Cháu đi mạnh giỏi nghe!
* Còn có ý nghĩa là ân cần dặn dò, như trong bản Hát bả trạo, văn liệu dẫn chứng ở đoạn Tổng khoang nhắc nhở bạn chèo qua câu nói lối:
"Truyền cho bả trạo nghe Tổng tiền (mà) hò cho tử tế chứ chẳng chơi, nghe!".
1.1.38 Ờ hé : tức là "vậy à", tiếng hỏi gằn lại để tô đậm việc vừa nghe qua.
Thí dụ: Vợ nhắc chồng: "Chiều nay anh nhớ về sớm, đi dự sinh nhật của cháu Vân". Chồng sực nhớ, bèn đáp: "Ờ hé! suýt nữa anh quên mất".
1.1.39 Óng : xa quá, vượt quá mục tiêu.
Thí dụ: Trên xe buýt, một hành khách kéo dây báo hiệu dừng ở trạm tới, nhưng tài xế vì lơ đãng chạy luột qua nơi muốn ngừng. Hành khách càu nhàu: "Chạy óng đâu tuốt quãy".
1.1.40 Quá : như.
Theo nghĩa thông thường: "quá" là vượt qua mức thường (trạng từ), vượt ngang (động từ), lỗi lầm (danh từ), tương đương với chữ "ngóa" (đại danh từ: Quá thì hốt thuốc, lứ bong vụ – Thơ Học Lạc). Nhưng với thổ ngữ Bình Định, tiếng "quá" đồng nghĩa với chữ "như", dùng trong các câu nói ví. Thí dụ: Trong bài Vè Dư Đành có câu:
Dư Đành sức mạnh quá trâu,
Vùng lên quấnh (đánh) ngã cả xâu triều đình.
1.1.41 Quã : biến thể từ tiếng "ủa", mang hai chức năng:
* Lúc đơn thuần tỏ sự ngạc nhiên. Thí dụ: Quã, anh qua Mỹ hồi nào?
* Khi dùng để biểu lộ sự bực mình, cũng do sự ngạc nhiên đem lại:
Thí dụ: Quã, sao mầy quấnh (đánh) tao?
"Quã" và "hữ" là hai thổ ngữ thường dùng nhất trong khi nói chuyện với nhau.
1.1.42 Quải : tương đương với từ ngữ "cúng giỗ".
Trong bài Vè Chú Lía, văn liệu dẫn chứng ở câu 1242, gánh hát bội bầu Lễ bị Lía gọi lên sơn trại trình diễn. Bởi trước đó có nhiều ông bầu bị Lía chém đầu vì hát dở, bầu Lễ thế buộc phải ra đi trong lo sợ:
Nghĩ thôi lệ nhỏ dầm đàng,
Đi khắp xóm làng từ giã bà con.
Vợ con khóc lóc thở than,
Quải đơm tế sống đã an mọi bề.
1.1.43 Quãy : ngoài đó, ngoài ấy. Thí dụ: Dìa quãy, tức về ngoài đó.
1.1.44 Quấnh, quýnh : nói trại từ tiếng "đánh". Xem thí dụ thổ ngữ "quã", số 1.1.41.
1.1.45 Quớ : bớ. Tiếng đứng trước dùng để lấy trớn gọi lớn cho người ở xa nghe được. Thí dụ: Quớ mẹ quơi (ơi)! Quớ làng xóm quơi (ơi)!
1.1.46 Quợ quợ : chiếu lệ, lấy lệ.
Thí dụ: Anh chẳng làm được trò trống gì, chỉ theo quợ quợ thôi.
1.1.47 Rội : thêm vào, châm thêm.
Thí dụ: trong bữa cơm đãi khách, người chủ nhà thấy các thức ăn trong mâm đã cạn, vội gọi người hầu bàn: "Rội đồ ăn (thức ăn) lên bay!".
1.1.48 Soi : nương, bãi đất cao ven sông, chuyên trồng hoa màu như đậu, bắp, mè, hoặc trồng dâu nuôi tằm. Bài thơ Cho Quê Ngoại của Việt Thao, có dùng thổ ngữ này:
Hàng sung rũ bến đò ngang,
Mênh mông lúa trải, ngút ngàn bắp soi.
1.1.49 Sướng mạ : nghĩa thông dụng là chỗ đất để gieo mạ, ruộng gieo mạ, đám mạ. Ở Bình Định tiếng "suớng mạ" dùng với nghĩa hạn hẹp hơn, tương đương với luống mạ tức là dải đất có gieo mạ. Vì trong một đám mạ, thường chia ra làm nhiều luống dài và hẹp chừng 2 mét, giữa các luống có chừa lối đi nhỏ.
Thí dụ: Mày làm việc chậm rì, cả ngày mà nhổ không xong một sướng mạ.
1.1.50 Thàn : hiền khô, tức là bản chất rất hiền lành mà còn biểu lộ sự chân thật rõ trên nét mặt.
Thí dụ: Ông ấy thàn quá!
1.1.51 Thắt thể : tương đương với chữ "như thể".
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo (1869- 1934) lãnh tụ Phong trào Kháng Thuế ở Bình Định, qua bài thơ Trong Tù (dài 46 câu), Ông có dùng thổ ngữ này:
Bề gia thất con thơ lịu địu,
Vợ trông chồng thắt thể vọng phụ.
1.1.52 Thộn : ngây ngô, đần độn (tĩnh từ); nhưng với thổ ngữ Bình Định có nghĩa là ăn một cách ham hố quá mức (động tự).
Thí dụ: Thấy em đòi ăn quá, chị nói lẩy:
- Đấy, mầy thộn vô cho hết !
1.1.53 Thưng thưng : nhanh và êm ả.
Trong bài Vè Cát Lái (hát ra), đoạn tả cảnh vùng biển huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, có dùng thổ ngữ này:
Vũng Cù sóng vỗ lao xao,
Nồm thổi ngọt ngào, ghe chạy thưng thưng.
1.1.54 Vời : biến thể từ tiếng "khơi" là vùng biển ở xa bờ. Vè Cát Lái (hát vô):
Hòn Sụp ta sẽ buông khơi,
Trong vịnh, ngoài vời, núi đất mênh mang.
(Còn tiếp …)
Trong tuồng Hộ Sanh Đàn của Đào Tấn, văn liệu dẫn chứng, ở đoạn Dương Tú Hà giận chồng có tên là Tiết Nghĩa mà lại nhẫn tâm làm việc đại bất nghĩa, nên bà đã thắt cổ tự tử. Tiết Nghĩa hay tin, bèn nói với quân hầu:
"Ẻ mà đáng kiếp ! Quân bay,
Thi hài nọ sơn trung mai táng (đem chôn trong núi) đi cho rảnh".
1.1.25 Giã : tiếng chỉ cho làng đánh cá ở ven biển. Trong bài Vè Cát Lái (hát vô) có thổ ngữ này:
Cửa Giã có hòn án ngoài,
Các lái thường ngày hay gọi Lao Xanh.
"Cửa Giã" trong bài này là cửa đầm Thị Nại.
1.1.26 Hé : luôn luôn đứng sau câu để vừa hỏi vừa khẳng định: Mạnh giỏi hé? hoặc để khen ngợi, trầm trồ: Đẹp quá hé!.
1.1.27 Hử : ngửi, hít vào bằng mũi để nhận biết, phân biệt mùi vị.
Thí dụ: Cá ương, hử nghe mùi hôi.
1.1.28 Hữ : biến thể của trạng từ "hả", thường đặt ở cuối câu hỏi nhằm xác định thêm điều mình đang nghi vấn.
Trong tuồng Hộ Sanh Đàn của Đào Tấn, văn liệu dẫn chứng, trước khi Tú Hà quyên sinh vì giận chồng thì đã có đoạn: Tiết An vào báo cho bà biết việc Tiết Nghĩa (chồng của bà) đã tham danh lợi, lừa bắt ân huynh là Tiết Cương giải nộp cho Võ Hậu. Khi Tiết An vừa mới nói: "Dạ, phu nhân hữu cấp sự" (Dạ bẩm phu nhân có việc gấp). Tú Hà đoán việc chẳng lành, vội hỏi ngay: "Hà sự hữ?" (Việc chi hả).
1.1.29 Í chui : tiếng tán thán thốt ra vì đau đớn không chịu đựng được, khi bị một lực tác động mạnh vào cơ thể.
Thí dụ: Í chui, (cây) gai đâm đau quá!
1.1.30 Lèo : dây cột buồm.
Nới lèo rán [1] lái mau mau
Châu Me, Lò Rượu sóng xao Hòn Nhàn.
(Vè Cát Lái – Hát vô)
1.1.31 Lừa : là động từ nói trại từ tiếng "lùa"
Thí dụ: Nông dân lừa trâu ra đồng ăn cỏ.
1.1.32 Lúa co : tên của một loại lúa có hạt gạo đỏ. Ca dao Bình Định có câu:
Đừng ham gạo trắng thơm tho,
Lúa trì cùng với lúa co chắc lòng.
1.1.33 Na : tương đương với chữ "sao", biểu thị ý nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên. Trong bài thơ Tạ Ơn Năm Đầu của Việt Thao có dùng thổ ngữ này:
Thân bèo năm tháng hẫng trôi,
Gió đem cái lạnh hay đời lạnh na?
1.1.34 Nại : Theo các từ điển [2], "nại" là ruộng muối, chỗ làm muối; nhưng với thổ ngữ Bình Định, tiếng "nại" chỉ dùng để gọi vùng đất chuyên làm muối nằm ven bờ Tây đầm Thị Nại, đoạn từ thôn Nhơn Ân (phía bắc), Bình Thới, Quảng Vân, An Định, Lương Nông đến thôn Bình Thạnh (phía nam). Thí dụ: chỗ nại, dân nại, ở nại, vùng nại, làng nại... Và người ta thường nói: "Lên nguồn xuống nại" để chỉ cho việc lên vùng núi cao ở phía Tây Bình Định và xuống vùng ruộng muối các thôn nói trên. Ở Bình Định, ngoài đầm Thị Nại, còn nhiều vùng làm muối khác, nhưng họ không gọi nơi đó là "nại". Có lẽ muối đầm Thị Nại đặc biệt được triều đình chọn dùng.
1.1.35 Nậu : Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, bản dịch , trang 191, đề cập đến việc Ký lục Chính dinh Nguyễn Đăng Đệ đi tuần xét các phủ ở xứ Quảng Nam vào tháng tư năm Bính Ngọ (1726) có định rõ chức lệ cho các thuộc (tổng mới lập), sách đã dẫn: "Mỗi thuộc đều lấy những thôn, phường, nậu, man lẻ tẻ họp lại (nậu nghĩa là làm cỏ ruộng, tục gọi đám đông người là nậu, ý là hợp nhiều người để làm ruộng)".
Trên đây, tiếng "nậu" chỉ dùng để gọi những người cùng làm ruộng, nhưng ở Bình Bịnh đại danh tự này được dùng rộng rãi, gọi những người cùng giới, cùng nghề nghiệp, cùng chỗ ở, cùng sinh hoạt, hay cùng hoàn cảnh. Vậy "nậu" luôn luôn ở ngôi thứ ba số nhiều và phải đi kèm với một danh tự theo sau nó mới đủ nghĩa, chẳng hạn như: "nậu nguồn" là tiếng gọi chung những người ở miền thượng du, "nậu hạ bạn" chỉ chung cho dân sống ở vùng cửa sông đổ ra biển, "nậu rổi" (phát âm sai thành "nậu rẩu") là những người đàn bà chuyên bán cá ở các chợ, "nậu hàng xén" là nhóm người bán hàng tạp hóa ở vỉa hè hay ở chợ, "nậu bạn hát" chỉ chung cho nam nữ diễn viên chuyên nghề hát bội. Ca dao Bình Định thường dùng đến tiếng "nậu":
Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
Hoặc
Đừng chê nậu rổi tanh hôi,
Có nhờ nậu rổi mới rồi bữa cơm.
1.1.36 Nẫu : là hiện tượng biến đổi thanh điệu nhưng vẫn giữ âm trầm, nghĩa là chỉ chuyển từ dấu nặng sang dấu ngã. Tiếng "nậu" chuyển hóa thành "nẫu" vẫn là đại danh tự nhưng ý nghĩa của nó rất rộng rải và không cần một danh tự đi kèm. "Nẫu" được dùng ở ngôi thứ ba, số ít, cả số nhiều, có nghĩa là họ, người ta, người ấy. Tiếng "nẫu" còn thấy ở ngôi thứ nhất (tôi) và ngôi thứ hai (mầy, anh, em) nhưng dùng hạn chế.
* Tiếng "nẫu" ở ngôi thứ ba số ít, trong ca dao Bình Định có nhiều, chẳng hạn như:
Thương chi cho uổng công trình,
Nẫu về xứ nẫu, nẫu bỏ mình bơ vơ.
* Tiếng "nẫu" được dùng ở ngôi thứ ba số nhiều, trong bài chòi Bình Định, câu thai Ngũ trợt có đoạn:
Ngó ra ngoài chợ,
Nẫu bán trạnh cày.
Roi mây lưỡi cuốc,
Nẫu bày nghinh ngang...
* Ở ngôi thứ hai số ít, tiếng nẫu được dùng với bạn thân, người yêu, có thể nói: "Nẫu đi đâu giậy (vậy)?" với giọng hạ thấp để biểu lộ sự thân mật, trìu mến. Trong ca dao Bình Định cũng có câu:
Nẫu về Bình Định chi lâu,
Bỏ tui ở lại hái dâu một mình.
* Đôi lúc còn thấy tiếng nẫu ở ngôi thứ nhất khi bày tỏ giọng điệu nũng nịu yêu đương. Thí dụ:
Chồng hỏi: "Nẫu đi ngủ chưa?" (ngôi thứ hai)
Vợ đáp: "Nẫu hổng đi ngủ!" (ngôi thứ nhứt)
* Cũng trong ngôi thứ nhất, có khi dùng "nẫu" để đáp lại với thái độ hờn lẩy, nhẹ nhàng: "Nẫu làm gì thây kệ nẫu, hỏi chi hé!"; nếu muốn xẳng hơn một chút, thì đáp gọn: "Kệ nẫu".
Nậu và nẫu là thổ ngữ đặc biệt nhất của xứ Bình Định, vì vậy người ở các tỉnh khác gọi đùa người Bình Định là "dân nẫu".
1.1.37 Nghe : tiếng đệm sau một câu, đồng nghĩa với trạng từ "nhé", có hai chức năng:
* Để tỏ ý thân mật. Thí dụ: Cháu đi mạnh giỏi nghe!
* Còn có ý nghĩa là ân cần dặn dò, như trong bản Hát bả trạo, văn liệu dẫn chứng ở đoạn Tổng khoang nhắc nhở bạn chèo qua câu nói lối:
"Truyền cho bả trạo nghe Tổng tiền (mà) hò cho tử tế chứ chẳng chơi, nghe!".
1.1.38 Ờ hé : tức là "vậy à", tiếng hỏi gằn lại để tô đậm việc vừa nghe qua.
Thí dụ: Vợ nhắc chồng: "Chiều nay anh nhớ về sớm, đi dự sinh nhật của cháu Vân". Chồng sực nhớ, bèn đáp: "Ờ hé! suýt nữa anh quên mất".
1.1.39 Óng : xa quá, vượt quá mục tiêu.
Thí dụ: Trên xe buýt, một hành khách kéo dây báo hiệu dừng ở trạm tới, nhưng tài xế vì lơ đãng chạy luột qua nơi muốn ngừng. Hành khách càu nhàu: "Chạy óng đâu tuốt quãy".
1.1.40 Quá : như.
Theo nghĩa thông thường: "quá" là vượt qua mức thường (trạng từ), vượt ngang (động từ), lỗi lầm (danh từ), tương đương với chữ "ngóa" (đại danh từ: Quá thì hốt thuốc, lứ bong vụ – Thơ Học Lạc). Nhưng với thổ ngữ Bình Định, tiếng "quá" đồng nghĩa với chữ "như", dùng trong các câu nói ví. Thí dụ: Trong bài Vè Dư Đành có câu:
Dư Đành sức mạnh quá trâu,
Vùng lên quấnh (đánh) ngã cả xâu triều đình.
1.1.41 Quã : biến thể từ tiếng "ủa", mang hai chức năng:
* Lúc đơn thuần tỏ sự ngạc nhiên. Thí dụ: Quã, anh qua Mỹ hồi nào?
* Khi dùng để biểu lộ sự bực mình, cũng do sự ngạc nhiên đem lại:
Thí dụ: Quã, sao mầy quấnh (đánh) tao?
"Quã" và "hữ" là hai thổ ngữ thường dùng nhất trong khi nói chuyện với nhau.
1.1.42 Quải : tương đương với từ ngữ "cúng giỗ".
Trong bài Vè Chú Lía, văn liệu dẫn chứng ở câu 1242, gánh hát bội bầu Lễ bị Lía gọi lên sơn trại trình diễn. Bởi trước đó có nhiều ông bầu bị Lía chém đầu vì hát dở, bầu Lễ thế buộc phải ra đi trong lo sợ:
Nghĩ thôi lệ nhỏ dầm đàng,
Đi khắp xóm làng từ giã bà con.
Vợ con khóc lóc thở than,
Quải đơm tế sống đã an mọi bề.
1.1.43 Quãy : ngoài đó, ngoài ấy. Thí dụ: Dìa quãy, tức về ngoài đó.
1.1.44 Quấnh, quýnh : nói trại từ tiếng "đánh". Xem thí dụ thổ ngữ "quã", số 1.1.41.
1.1.45 Quớ : bớ. Tiếng đứng trước dùng để lấy trớn gọi lớn cho người ở xa nghe được. Thí dụ: Quớ mẹ quơi (ơi)! Quớ làng xóm quơi (ơi)!
1.1.46 Quợ quợ : chiếu lệ, lấy lệ.
Thí dụ: Anh chẳng làm được trò trống gì, chỉ theo quợ quợ thôi.
1.1.47 Rội : thêm vào, châm thêm.
Thí dụ: trong bữa cơm đãi khách, người chủ nhà thấy các thức ăn trong mâm đã cạn, vội gọi người hầu bàn: "Rội đồ ăn (thức ăn) lên bay!".
1.1.48 Soi : nương, bãi đất cao ven sông, chuyên trồng hoa màu như đậu, bắp, mè, hoặc trồng dâu nuôi tằm. Bài thơ Cho Quê Ngoại của Việt Thao, có dùng thổ ngữ này:
Hàng sung rũ bến đò ngang,
Mênh mông lúa trải, ngút ngàn bắp soi.
1.1.49 Sướng mạ : nghĩa thông dụng là chỗ đất để gieo mạ, ruộng gieo mạ, đám mạ. Ở Bình Định tiếng "suớng mạ" dùng với nghĩa hạn hẹp hơn, tương đương với luống mạ tức là dải đất có gieo mạ. Vì trong một đám mạ, thường chia ra làm nhiều luống dài và hẹp chừng 2 mét, giữa các luống có chừa lối đi nhỏ.
Thí dụ: Mày làm việc chậm rì, cả ngày mà nhổ không xong một sướng mạ.
1.1.50 Thàn : hiền khô, tức là bản chất rất hiền lành mà còn biểu lộ sự chân thật rõ trên nét mặt.
Thí dụ: Ông ấy thàn quá!
1.1.51 Thắt thể : tương đương với chữ "như thể".
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo (1869- 1934) lãnh tụ Phong trào Kháng Thuế ở Bình Định, qua bài thơ Trong Tù (dài 46 câu), Ông có dùng thổ ngữ này:
Bề gia thất con thơ lịu địu,
Vợ trông chồng thắt thể vọng phụ.
1.1.52 Thộn : ngây ngô, đần độn (tĩnh từ); nhưng với thổ ngữ Bình Định có nghĩa là ăn một cách ham hố quá mức (động tự).
Thí dụ: Thấy em đòi ăn quá, chị nói lẩy:
- Đấy, mầy thộn vô cho hết !
1.1.53 Thưng thưng : nhanh và êm ả.
Trong bài Vè Cát Lái (hát ra), đoạn tả cảnh vùng biển huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, có dùng thổ ngữ này:
Vũng Cù sóng vỗ lao xao,
Nồm thổi ngọt ngào, ghe chạy thưng thưng.
1.1.54 Vời : biến thể từ tiếng "khơi" là vùng biển ở xa bờ. Vè Cát Lái (hát vô):
Hòn Sụp ta sẽ buông khơi,
Trong vịnh, ngoài vời, núi đất mênh mang.
(Còn tiếp …)
Nẫu làm gì thây kệ nẫu, hỏi chi hé!
Trả lờiXóaHờn lẩy, nũng nịu tiếng Bình Định dễ thương ghê. Hêhê!
Cá nhân mình cũng là người Bình Định, biết quê hương của mình có những thổ ngữ lạ lùng nhưng đâu ngờ lại nhiều và phong phú đến thế. Cảm ơn ad đã giúp mình nhận ra
Trả lờiXóatrầu quâu
Trả lờiXóa