Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

RƯỢU ĐẤT QUÊ


Hầm Hô Tiên cảnh

Rượu ơi! Rượu ơi!
Cổ kim đều nhắc, không rượu không lễ
Không gió rung cờ, nam nhi chẳng có
Nguyễn Đình Lương

Cũng như khắp nơi nơi, với thương hiệu Bàu Đá An Nhơn, tiếng tăm rượu ngon Phú Thọ xã Tây Phú huyện Tây Sơn – Bình Định “xa nghe cũng nức tìm đường đến thăm”. Những ngày tết đến xuân về, quê nhà chúng tôi với những con đường vào làng thời thơ ấu. Vẫn giòng sông Đá Hàn, sông Kôn, nước trong veo mát lòng, mát dạ, gió lay động hàng tre xanh rũ bóng. Ấn tượng trữ tình thơ mộng, dạt dào cảm xúc. Những đứa con ly hương về quê cha đất mẹ, lòng xao xuyến rạo rực lạ thường. Xóm giềng nhà nhà mai vàng khoe sắc, cửa ngõ rộng mở như lòng hiếu khách đường xa về lại cội nguồn.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

KHÔNG TÊN


Một ngày lại đến một ngày
Trần mình gồng gánh cơn say mộng đời
Đá mòn nước chảy cạn vơi
Sự tình đâu thế bỏ rơi giữa chừng

Trái thơm tự chốn thiên đường
Lỡ lầm vụng trộm xuống trần thế nhân
Đôi tay chỉ có tay trần
Dìu nhau qua chốn nợ nần gian nan
Đức Hạnh

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

TẢN MẠN VỀ CÁI ĐỒNG HỒ


Cái đồng hồ! Hồi thật xa xưa, cái này ở ta không có, còn cách nay chừng 50 -  70 năm thì nó vẫn còn là vật quý hiếm. Tôi còn nhớ, cả trường Tổng hồi tôi theo học, chỉ có thầy Hiệu trưởng (cấp trên thuyên chuyển đến) mới có cái đồng hồ đeo tay. Và trường đã làm việc theo giờ giấc cái đồng hồ của thầy Hiệu trưởng (nhỡ hôm thầy đi vắng thì cả trường chỉ còn nước làm việc theo bóng mặt trời). Sống là làm việc, sinh hoạt theo giờ giấc, tuân thủ giờ giấc. Cho nên, dù không có đồng hồ, người ta vẫn phải có cuộc sống như thế. Nhưng bằng cách nào?

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

CẢM ĐỀ CỎ LẤM BỤI ĐƯỜNG


Tang thương từ độ qua cầu
Bụi đường cỏ lấm bạc màu áo xanh
Hồ trường rót đến tàn canh
Say quên thân thế mong manh phận người
Say quên ngàn chuyện khóc cười
Chén đầy nâng giữa đất trời tặng nhau.
Ninh Giang Thu Cúc

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

TẾT ĐOAN NGỌ VÀ CƠM RƯỢU



nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết", sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp.

A. Nếp để làm cơm rượu:

Ở VN ta dùng mấy loại nếp để làm cơm rượu. :

1. Loại nếp thường có màu trắng đục, tùy loại ngon dở, hột to nhỏ người ta gọi tên là nếp ngỗng, nếp ngan v.v... Loại nếp này nấu xong dẻo hột, dính, sắc trắng đẹp. Hay dùng làm cơm rượu theo cách vo thành viên tròn mà nhiều người vẫn gọi là cơm rượu làm theo cách người Nam.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

BIỂN LONG HẢI MỘT CHIỀU MƯA



Những giọt nắng phơi mình nằm trên lá
Sáng long lanh như rải ngọc bên đường
Nghe trong gió thơm mùi hương của biển
Đền Dinh Cô ! Sừng sững giữa trời thương !

Đây Long Hải ! Hạ về ươm nắng mới (1)
Sớm tinh mơ bãi tắm rợp đông người
Hoa phượng đỏ rực đường du khánh tới
Biển trong xanh bờ cát trắng ven đồi !

Rặng Thùy Dương ! Ai trồng lên bãi nắng ?
Ai đang ngồi nhìn sóng biển xa khơi ?
Ai tắm nắng dưới ghềnh trông xa vắng ?
Sao chơi vơi tan biến giữa mây trời  …

Biển hôm nay khách về như mở hội
Bọn trẻ đùa, vọc cát giỡn quên trưa
Vốc cả nắng thả rơi trên sóng vỗ
Lòng bâng khuâng chợt nhớ tuổi thơ xưa (2)

Rồi sấm chớp mây đen ùm kéo tới
Mưa ào ào bãi tắm cuộn liêu xiêu
Như lốc xoáy ghen biển chiều êm ả
Người gọi người ! Nhốn nháo chạy về đâu ?...

Long Hải ơi ! Chiều  nay thôi tạm biệt
Gió thét gào, quét sạch lá trên Dinh
Ngoài bãi tắm vắng tênh người qua lại
Mưa đầy trời lữ điếm cũng lặng thinh (!)


(1) Bãi biển Long Hải thơ mộng thuộc Thị Xã Bà Rịa
(2) Nhớ Biển Quy Nhơn những ngày thơ ấu của tôi !

Kỷ niệm gia đình về tắm biển Long Hải
Bà Rịa, Hạ 2011
Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

NHÀ THƠ THÂM TÂM

Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình - 1949


Thâm Tâm là một trong tam anh thời tiền chiến, bên cạnh Nguyễn Bính và Trần Huyền Trân. Họ là ba người bạn thơ thân nhau nhất.

Nếu Xuân Diệu cùng nhóm Tự Lực Văn Ðoàn mang vào văn học thời đó tình đôi lứa với những ảnh hưởng Tây Phương chói chang, trong âm thanh sình sịch của “ô-tô,” thì Thâm Tâm và hai bạn sống với không khí hào sảng của võ hiệp, không thực sự kiếm cung nhưng đến với đời bằng bút mực giang hồ, khổ công lập thân từ văn chương, lui tới với nhau bằng chữ nghĩa.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

GOM NẮNG


 
Nắng cưỡi sóng một đời dong ruổi
Mây chở hoàng hôn gọi bình minh
Gió chở hương ngàn về phố thị
Thuyền ta nặng chở giấc mơ con

Sóng vẫn bạc đầu mang nỗi nhớ
Tình đời đầy khuyết bóng trăng soi
Tìm đâu tri kỷ đời hư thực
Thế thái nhân tình thay trắng đen

Những hạt mầm ngủ yên trong đất
Nghe hơi mưa rạo rực chuyển mình
Những tượng đài rêu phong cổ tích
Nhìn thế nhân cau mặt xé lòng

Mặc ai say tỉnh - ta gom nắng
Sưởi ấm nhân tình hanh sắc xuân.
Tạ Sông Côn

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

ĐÃ LÂU LẮM RỒI

  

  

Đã lâu lắm rồi mới gặp lại những Thầy dạy ngày xưa : Thầy Tạ Văn Việt, Thầy Tô Cường, Thầy Trương Di, Thầy Lưu Đình Niên cùng với Bẻo tại nhà vợ chồng Thanh và Chi (khóa lớp 1970-1977) hôm Thứ sáu ngày 15-6-2012


NGỒI NHỚ CHỐN XƯA



Đã lâu lắm rồi mới cùng ngồi Nhớ Lại Chốn Xưa
(Thứ bảy 16-06-2012)

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

HAPPY FATHER'S DAY


Nếu như tháng 5 có một ngày lễ đặc biệt dành riêng cho các bà mẹ- Ngày của mẹ (Mother’s Day) thì  tháng 6 cũng có một ngày lễ quan trọng không kém dành để tôn vinh những người cha kính yêu - Ngày của cha (Father’s Day).

Ngày của cha (Father’s Day) được tổ chức vào ngày Chủ Nhật của thứ ba của tháng 6 hàng năm. Và trong năm 2010, Ngày của cha sẽ được kỷ niệm vào ngày 20 tháng 6. Nếu con số 44 năm  nỗ lực để Ngày của mẹ được công nhận trên Thế giới đã là một con số khá ấn tượng. Thì số năm mà người ta phải đấu tranh để có một ngày vinh danh những người cha đáng kính còn dài và gian truân hơn nhiều.

NỊNH VỢ

  

Già khọm ! … Nhưng trông thật nõn nà
Dáng người quý phái chuốt kiêu sa
Miệng cười trơ lợi thêm duyên dáng
Tóc xõa trắng vai thấm đậm đà
Gót ngọc hai hàng khoe Thổ Địa
Mặt hoa nhăn nhúm sánh Hằng Nga
Ví dù quay lại thời son trẻ
Đú đởn tình ta thắm mặn mà
Tú Gân

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

1000 VIÊN BI

  

Càng lớn tuổi, tôi càng thấy thích thưởng thức những buổi sáng Thứ Bảy.

Có lẽ là do bầu không khí yên lặng, tĩnh mịch cùng với việc là người đầu tiên thức dậy, hay cũng có thể là do niềm vui khi không phải đi làm.

Dù sao đi nữa, vài giờ đầu của sáng Thứ Bảy luôn luôn mang lại cho tôi những cảm xúc thích thú nhất.

Cách đây vài tuần, vào một buổi sáng Thứ Bảy, tôi ngồi thưởng thức ly cà phê còn bốc khói, đọc báo và nghe radio. Từ radio đang phát ra một giọng nói vô cùng ấm áp, hấp dẫn, chất giọng vàng của một người đàn ông đã đứng tuổi đang nói với một ai đó tên là Tom về câu chuyện một ngàn viên bi gì đó...

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

NGUYỄN HỮU CHỈNH - CHỈ VÌ CÁI THẾ


Lịch sử là một quá trình nhận thức và nhận thức lại, trên cơ sở sử liệu, mỗi giai đoạn lịch sử, căn cứ tình hình chính trị - xã hội có sử luận khác nhau. Về  sự nghiệp triều Tây Sơn và vua Quang Trung, một nhân vật phản diện được nhắc đến là Nguyễn Hữu Chỉnh.

Không biết suy luận thế nào mà câu ca dao đậm màu sắc tình duyên :

Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

MỘT GÁNH RIÊNG MANG



chợ chiều quẩy gánh xàng xê
tôi rao bán cái ê chề vô duyên

chợ chiều quẩy gánh quàng xiên
tôi rao bán bữa mung miên trượt dài

chợ chiều gánh mỏi hai vai
giọt mồ hôi ướt tóc mai thẩn thờ

chợ chiều quẩy gánh lẳng lơ
tôi rao bán cái vẩn vơ nhịt nhằng

chợ chiều một gánh ăn năn
làm sao bán hết cho lần lỡ xưa..

Rêu - 08/10/2011

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

HỒI ỨC NGÀY QUA

Đình Mỹ Thuận ngày nay


Năm 1950, khi trường cấp II Bình Khê mở năm học đầu tiên tại huyện nhà. Bấy giờ chúng tôi hãy còn rất trẻ, tuổi trên dưới 15. Nam nữ bên nhau cắp sách đến trường chăm lo đeo đuổi học hành.

Những đứa con của làng quê trìu mến, thời bấy giờ đi học trong tình cảnh vô cùng khó khăn nghiệt ngã. Bom đạn chiến tranh, vạn sự thiếu trong đời sống.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

MỘT CHUYẾN QUA ĐÈO



Thử liều một chuyến chơi xa
Lên Tây Sơn Thượng may mà gặp em

Ví dầu trời có làm đêm
Anh dìu trăng xuống bậc thềm khuya nay

Ví dầu trời có làm ngày
Anh ôm nắng đổi hai tay giữa chiều

Thử liều một chuyến qua đèo
Biết đâu em lại đòi theo mình về

Chập chùng đồi dốc An Khê
Mời em ngồi phía sau xe với mình

Biết đâu số phận thình lình
Lên Tây Sơn Thượng gặp tình...Biết đâu?

Trần Viết Dũng

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

CÓ MỘT NGƯỜI TÙ ĐỘC ĐÁO

KonTum - Tranh của Nguyễn Như Khôi


Trong hồi ký Từ Hà Tĩnh đến nhà đày Kon Tum, Ngô Đức Đệ có nhắc một số người hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp và chính phủ Nam triều đày lên Kon Tum trước mình (trước tháng 6-1930). Trong đó có một người tù rất độc đáo, có khả năng cảm hóa người khác, kể cả kẻ “đối trọng” với mình. - Ấy là Đồng Sỹ Bình.