Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

NGẮM XUÂN


Nhớ Ba Mẹ Kính Thương - Xuân Nhâm Thìn 2012

Trước ngõ làng quê chim hót say .
Mùa xuân đang bước giữa ngàn cây .
Vuốt chòm râu bạc lưa thưa khói ,
Ta ngồi đợi gió gởi hồn đây !

Lặng lẽ mình ta như hóa ngây .
Xuân về  ! Quạnh quẽ tấm thân gầy .
Dạo quanh ta ngắm hoa đang nở.
Trong vườn đọng nắng sắc xuân đầy …

Khóm TRÚC đầu hiên lấp ló cười .
Bên thềm LAN hé , nụ môi tươi .
Trước sân vàng rực MAI tắm nắng .
Thấp thoáng sau vườn CÚC lả lơi .

Mấy cụm HỒNG thưa , chưa nở vội .
Trắng muốt  hoa QUỲNH trải lối đi .
CỘI SI mờ khuất  trong cửa ngõ .
Ngồi buồn hương THIÊN LÝ bay bay…

Nếu khách chơi xuân ghé lại nhà ,
Ta mời chén rượu , ngắm xuân qua .
Nắng rớt chiều xuân sau lũy vắng
Vài con én lượn cuối trời xa …

Bâng khuâng ta nhớ đàn cháu nhỏ .
Xuân về ! Xứ ấy có hoa không  ?

Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

VŨ KHÚC HỒNG



Em  chói chang nắng  cháy rẫy nương mưa dầm dề đất nhũng.
Em mênh mang núi sừng sững xếp hàng dòng sông quê miệt mài chảy.
Em mây bay én lượn ngắm chị Hằng thì thầm bên hốc đá đùa vui với Cuội già mỗi mùa trăng cùng đàn cá lội tung tăng ca múa
Em lắng nghe tiếng nhạc rừng thổn thức hòa âm cùng bầy chim sẻ chim ri réo rắt tiếng đàn cò lốc cốc tơ- rưng nhộn nhịp

Một hôm
em lặng im bất chợt nghe khúc hát trữ tình sâu lắng cuộn lên niềm khát khao chân em bước lạc phố phường
Hân hoan  rumba slow bebop quay cuồng tango hồng gót
Em lọ lem đánh rơi  chiếc hài  dạ vũ cứ hoài hoài trong trí tưởng xanh
Rồi một ngày
với chiếc hài còn lại
Ngẩn ngơ em  
tiếc mãi 
biết đâu tìm …

Thỏ con 

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

TỪ BẮC VÀO NAM


Cu kêu ba tiếng cu kêu
Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Ăn chè rồi lại ăn xôi
Còn ba cái bánh để rồi hạ nêu

Nay mồng 7 hạ nêu, vậy rồi cũng qua một cái Tết. Sau những ngày sum họp, giờ bắt đầu quay lại với công việc thường ngày. Ở Tây Sơn – Bình Khê may có ngày kỷ niệm Chiến Thắng Đống Đa mồng 5 tháng giêng, bà con còn rán ăn Tết thêm được mấy ngày nữa. Các nơi khác mồng 4 đã vào việc, con cháu đã bắt đầu ra Bắc vào Nam. Thời buổi công nghiệp không còn ăn Tết cả tháng như mấy cụ ngày xưa. Nhưng thời buổi công nghiệp cũng như thuận tiện giao thông đã đưa mối quan hệ giữa các miền đến với nhau gần gũi hơn ngày xa xưa trước. Điều kiện làm việc cùng chung công sở, chung chỗ trọ, nay gái trai Nam Bắc đã dễ gặp nhau hơn. Nhưng với cách biệt cá tính Bắc Nam, không rõ được bao nhiêu phần trăm Nam Bắc đã đến được với nhau.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ TÔN SĨ NGHỊ (2)


Quân Thanh dưới dòng Nhị Hà

Viên Mai còn trích dẫn 1 bài thơ “bình nam “ nữa của TSN, bài đó như sau (cũng không có nhan đề)

BÀI 2
Cầu, đới cư nhiên biến bách man
Nhị Hà ân hứa xướng đao hoàn
Văn Uyên tích dĩ mai đồng trụ
Định Viễn tâm nguyên luyến Ngọc Quan
Nhị nguyệt hoa nùng Hoàng Mộc độ
Tam niên hương nhiễm tử thần ban
Chỉ nhân yêu điểu sào do tại
Mộng nhiễu La Bình vị khẳng hoàn

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ TÔN SĨ NGHỊ

TP Anh
Tôn Sĩ Nghị đào thoát về Bắc - Tranh của Vivi

Mỗi độ xuân về, bất cứ ai là người Việt Nam cũng đều nhớ đến chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) do vị anh hùng dân tộc Quang Trung lãnh đạo, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh sang xâm lấn nước ta. Tưởng nhớ đến Quang Trung Đại Đế, chúng ta không thể nào không liên tưởng đến đối thủ sừng sỏ của Người là tên giặc già Tôn Sĩ Nghị (TSN).Y là một người đầy mưu lược, từng đạt nhiều công trạng trên cả hai mặt văn lẫn võ trong triều đình Mãn Thanh. Nhưng sau khi gặp một đối thủ cao tay hơn, TSN đã trở thành một con cáo hèn nhát trốn trong bộng cây, sau khi bị chúa sơn lâm săn đuổi. Và cũng từ đó, thân bại, danh liệt. để đến nỗi cuối đời bị chết trên đường đi chinh phạt.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

ANH CHO EM MÙA XUÂN



Anh cho em mùa xuân
nụ hoa vàng mới nở,
chiều đông nào nhung nhớ

Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây


Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

CUNG CHÚC TÂN XUÂN 2012


Mừng Năm Nhâm Thìn 2012
QuangTrung BinhKhe  Kính chúc Các Thầy Cô
Bạn Bè, Thân Hữu, Bạn Đọc … 
Một năm đầy yên vui, hạnh phúc.


Ly Rượu Mừng
Cung Chúc Tân Xuân 2012


Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

ĐÊM TRỪ TỊCH


Đêm Trừ Tịch 
QuangTrung BinhKhe Kính Chúc
Mọi người có được không khí ấm cúng
Phút giây sum họp cuối năm.

Đêm Giao Thừa Nghe Một Khúc Dân Ca


TIỆC RƯỢU CUỐI NĂM VỚI BẠN BÈ

Trần Viết Dũng   


Rượu chờ lâu sợ bốc hơi
Mừng anh em đủ về chơi một ngày

Dễ gì có dịp để say
Dễ gì khói lẫn vào mây, dễ gì
Rót đi, đầy cạn, rót đi
Uống đi, say, có hề chi, khề khà

Cụng nhau một chén quan hà
Mặt ngươi lớ ngớ, mặt ta lờ đờ
Mùa Xuân chết tự bao giờ
Mà nay lây lất sống nhờ yêu thương

Cụng nhau một chén vô thường
Hiên ngoài đã thoảng mùi hương hoa quỳnh
Bồng bềnh thoát khỏi u minh
Hương thơm chạm chén bồng bềnh giữa khuya

Cụng nhau một chén chia lìa
Vui- ngươi giữ lấy, Buồn - chia ta cùng
Say đi, giữa cuộc tương phùng
Để mai mốt lại nghìn trùng - tỉnh khô

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

TẾT CHẾT HẾT

Tú Gân



Ai khéo bày chi ra cái tết !
Khiến cho thiên hạ khổ gần chết !
Chồng lườm … Tiền lấy đong gạo chưa ?
Vợ nguýt … của đưa sắm tết hết !
Dẫu phải nợ nần cũng hưởng xuân
Dù cho khốn khổ cũng vui tết
Ra giêng ngày rộng tháng năm dài
Gắng sức cong lưng cày đến chết

 Những tưởng rượu chè toan bỏ hết
Bạc bài chỉ cậy trông vào tết
Vận đen vận đỏ đều chưa thông
Chén nghĩa chén tình thôi muốn chết !
Vợ tủi thu mình ẩn gác cao
Con buồn rảo bước về quê hết
Đêm nằm nheo mắt vê râu cười
Ước ! … Mỗi năm mười hai cái tết !


Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

CUỐI NĂM VỀ THĂM QUÊ ANH

TP.Anh




Lòng xao xuyến lần đầu về xứ “nẫu”
Trào cảm dâng e ấp một niềm thương.
Phải chăng đáp tạ tình anh yêu dấu.
Mà thương người, em mến cả quê hương?

Đâu nhà ngoại, bến sông râm phượng vĩ?
Nơi xưa anh cất tiếng khóc chào đời.
Và nhà mẹ, một thiếu thời cưng quý!
Sân nào đâu, anh từng đã vui chơi?

Đâu là lối mòn xưa bên vách núi?
Dưới trời khuya anh lầm lũi về qua
Chốn nương rẫy đọa đày, đầy nhục tủi
Cố tìm quên trong suối ngọc, trăng ngà

Đây ngôi trường, nhà thứ hai anh đấy!
Phòng, lớp xưa từng in bóng hình anh
Dăm thầy cô là học trò thuở ấy
Nhắc tên anh đều trân trọng, kính thành

Đây đôi mộ song thân ven gò núi
Cô đơn mong con cháu bốn phương trời
Nén hương dâng, khấn một lời tạ lỗi
Thay cho người biền biệt vạn trùng khơi

Em lê gót khắp đầu ghềnh, cuối bãi
Lối nào xưa từng lưu dấu chân anh.
Một lần về mà sao lưu luyến mãi!
Mỗi bước xa, mỗi ngoảnh laị, không đành…


Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

TẾT QUÊ XƯA

Huỳnh Kim Bửu


Tôi xa quê đã lâu, ăn Tết quê người đã bao nhiêu cái Tết, nhưng không quên được Tết quê nhà thuở tôi còn thơ.

Mới đầu tháng Chạp, các chợ Gò Chàm, Đập Đá, Cảnh Hàng ... đã nhộn nhịp cảnh mua bán những mặt hàng ngày Tết: Vải vóc, quần áo, gạo nếp, dụng cụ gia đình ... Từ ngày 22 trở đi, chợ còn nhóm đêm nữa. Tôi mừng lắm mỗi khi được mẹ dẫn đi chợ Tết. Thế nào tôi cũng vòi vĩnh mẹ mua cho được, khi thì con gà cồ đất, khi thì anh giã gạo bằng gỗ, cái trống rung bịt giấy bong ... Đem về nhà, tôi chơi với những đồ chơi ấy không chán, tôi thúc dậy sớm để gáy con gà cồ đất lúc sáng sớm, rồi đi học. Và còn đem đi khoe với lũ đồng trang lứa trong xóm.

Mấy ngày trước Tết, nhà nào cũng lo trang trí nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên, tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm. Các cái hàng rào xanh được cắt ngay ngắn. Nhiều nhà trồng trụ đèn trái ấu, cây nêu cao ở trước sân, dán câu đối Tết ở hai trụ ngõ. Các chợ chỉ bán hoa giấy ngũ sắc cắt thủ công, dán vào cọng thép hoặc thanh tre chuốt mảnh tạo thành cành huệ, cành cúc, cành mai...được nhiều người mua, bảo là về chơi cho bền. Nhiều nhà trồng cúc, thược dược, vạn thọ ... hoa nở khoe sắc khoe hương như một báo hiệu Xuân sang.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

LỜI SAU ẢNH THỜ

Nguyễn Đình Lương



Có lẽ ta sinh ra từ lỗi lầm cát bụi
Cõi người ta lành ít dữ nhiều
Chưa một lần thanh thản nói tiếng yêu
Cơm áo gạo tiền bủa vây bề bộn
Kèn cựa ngửa nghiêng giữa dòng hỗn độn
Tỉnh say lẫn lộn bỡi chút tài hoa
Nỗi bất bình dày xéo trái tim ta
Oan nghiệt dữ dằn cắn răng chịu đựng
Ôi hạnh phúc – trái táo treo lơ lửng
Nhón chân chờ
Hụt hẫng
Cõi bao la

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

XUÂN XA

Ngọc Thơ


Xuân này em có về không ?
Vườn xưa mai nở vàng bông rụng đầy.
Xa em mẹ ngóng từng ngày.
Gió đông se lạnh nắng gầy lối đi…

Mùa Xuân xứ lạ Ca-Li.
Tuyết rơi em có bồi hồi nhớ quê ?
Bên hè thông đứng tỉ tê.
Chợt nghe tiếng pháo não nề xuân xa…

Gởi em một chút tình nhà.
Bánh chưng mẹ gói xanh tà áo bay.
Anh ngồi đếm bước xuân đi.
Dòng sông ký ức phẳng lì trong mơ !

Đầu xuân Nhâm Thìn Sài Gòn 2012


Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

HOÀI CẢM NGÀY XUÂN


Nay đã 23 tháng chạp, ngày Táo quân cỡi cá về trời báo cho Thiên đình biết chuyện nhân gian. Sao Thiên đình không vi hành tìm hiểu mà phải chờ các Táo về báo cáo nhỉ (!?). Cái được cái chưa được của Quang Trung Bình Khê qua một năm trầy trật, chẳng bằng một nhỏn cái trầy trật của chung quanh đang nhan nhản diễn ra trước mắt. Nói chuyện đã qua để sẽ làm chuyện ngày mai là điều nên nói. Nhưng nghĩ cho cùng Nói mà không làm, hoặc không làm nổi, chi bằng hoài niệm ngày trước để ước vọng ngày sau.

Quang Trung Bình Khê nay không có Sớ 23 tháng chạp, nhưng có đôi dòng xướng họa, mang tâm tình Hoài Cảm Ngày Xuân truyền ước vọng cho nhau. Mời các bạn đọc cùng chung tay đối họa :


Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

VÈ CÔ THÔNG TẰM

Trường Nghị


Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè … “gì đấy” …  

Những bài vè thường mang tính thời sự, có câu có vần, dễ làm, đọc từ miệng người nầy truyền sang miệng người khác nên có sức lan truyền rất nhanh. Ngày xưa, một cái xóm quê bé tí Đồng Phó đất Tây Sơn, năm ba phút đi quanh đã quay về chốn cũ mà cũng có cả một bài vè :

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Đồng Phó
Hay ăn thịt chó
Là ông Trí già
Tính hay la cà
Là bà Thừa Mía
Chân đi cà khía
Là anh Xã Dẹo
Chuyên nghề bán kẹo
Là bà Nhưng Hai
Cái tính nói dai
Là cô …   …

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

MỘT LY SỮA

A GLASS OF MILK
Truyện song ngữ

Bác sĩ Howard Kelly

One day, a poor boy who was selling goods from door to door to pay his way through school, found he had only one thin dime left, and he was hungry. He decided he would ask for a meal at the next house. However, he lost his nerve when a lovely young woman opened the door. Instead of a meal he asked for a drink of water. She thought he looked hungry so brought him a large glass of milk. He drank it slowly, and then asked, “How much do I owe you?” “You don’t owe me anything,” she replied. “Mother has taught us never to accept pay for a kindness.” He said, “Then I thank you from my heart.”