Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

BÌNH ĐỊNH - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG NGÀY CŨ (4)


QUẬN BÌNH KHÊ : 4 TRƯỜNG

15 - Trung Học Quang Trung:

Vị trí trường nằm phía Tây Bắc thị trấn Phú Phong, cách quốc lộ 19 chừng 200 mét về hướng bắc, cách Quận Đường chừng 1 km về hướng tây, sát với ngã ba sông. Nơi đây, sông Đá Hàng (tên một phụ lưu của sông Côn, phát nguyên từ vùng núi An Tượng ở Vân Canh chảy về hướng bắc, vòng qua Hầm Hô rồi đổ ra Phú Phong theo hướng tây nam – đông bắc), gặp sông Hà Giao (tên của sông Côn ở đầu nguồn) chảy từ tây bắc xuống đông nam. Khuôn viên trường là một phần đất của hãng Delignon (công ty dệt tơ tằm của Pháp ngày xưa), mặt tiền (hướng bắc) và mặt hông (hướng tây) ngó ra sông nên cảnh trí rất thơ mộng.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

BÌNH ĐỊNH - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG NGÀY CŨ (3)


Từ năm 1955, sĩ số càng ngày càng tăng, các trường công lập không đủ sức dung nạp. Đầu thập niên 1960, số học sinh thi vào đệ thất trường công lập, trúng tuyển khoảng 30%. Mặc dù Bộ Giáo Dục cố gắng phát triển hệ thống trung học công lập đến các quận, thị trấn và cả thị tứ; nhưng vẫn không bắt kịp với đà học sinh gia tăng. Đến đầu thập niên 1970, các trường công lập cũng chỉ thu nhận được 60% tổng số học sinh muốn vào lớp sáu [1]. Vì thế, những mô hình trường trại khác, cũng được thiết lập song hành với trung học công lập, hòng đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục.

Với tỉnh Bình Định, trước năm 1975, ngoài hệ thống Trung Học Công Lập, ở Qui Nhơn còn có các loại trường Trung Học Tư Thục, Trung Học Nghĩa Thục, Trung Học Văn Hóa Quân Đội phát triển mạnh. Và ở các quận, lại có mô hình Trung Học Bán Công [2], Trung Học Tỉnh Hạt [3], Trung Học Tư Thục, song hành với hệ thống Trung Học Công Lập.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

BÌNH ĐỊNH - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG NGÀY CŨ (2)


07 - Trung Học Vi Nhân:

Trường Trung học tư thục Đệ Nhị cấp của Công Giáo. Nguyên năm 1963, các Sư huynh dòng La San thuê Chủng Viện địa phận Qui Nhơn để mở trường Trung Học La San. Đến năm 1972 mãn hợp đồng thuê mướn, trường này dời vào Nha Trang.

Trước tình trạng học sinh La San ở Qui Nhơn bỗng dưng không có chỗ học hành, Đức Giám mục Qui Nhơn đã giao cho Linh mục Giám đốc Giáo dục Công Giáo thành lập Trung Học Vi Nhân, ngay trên cơ sở mà La San đã mãn hợp đồng thuê mướn của Chủng Viện. Trường khai giảng niên học 1972 - 1973 vào ngày 15 tháng 8 năm 1972, thu nhận 1.700 học sinh nam nữ từ lớp Sáu đến lớp Mười một, chia thành 23 lớp. Trường được điều hành bởi Linh mục Huỳnh Kim Lăng làm Hiệu trưởng và một số Linh mục, tu sĩ của địa phận Qui Nhơn phụ tá, với một Ban Giảng huấn có trên 50 giáo sư [9].

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

BÌNH ĐỊNH - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG NGÀY CŨ

Trung Học Cường Đễ Quy Nhơn

Theo Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, Thầy Đào Đức Chương có bài biên khảo "Các Trường Trung Học Tỉnh Bình Định - tính đến ngày 01-4-1975”, giới thiệu về 49 ngôi trường trong cả tỉnh. Giống như bài đã được đăng trên Đặc San, trang cuongde.org cũng đăng bài biên khảo nầy kỳ thứ nhất ngày 12.08.2010 có 20 trường với tiêu đề QUI NHƠN - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG NGÀY CŨ, kỳ thứ hai ngày 07.01.2013 có 29 trường với tiêu đề BÌNH ĐỊNH - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRONG TRÍ NHỚ

Nay xin phép Thầy Đào Đức Chương cũng như anh chị em Trung Học Cường Đễ và Nữ Trung Học Quy Nhơn cho được đăng lại bài biên khảo nầy dưới đề tựa BÌNH ĐỊNH - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG NGÀY CŨ để hệ thống lại trường lớp Trung Học ở tỉnh Bình Định tính đến ngày 01-04-1975

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

NGÀY KHÁM - PHÁT THUỐC Ở MỸ THẠCH NĂM 2013




MỖI NGƯỜI ĐÃ CÓ ĐƯỢC MỘT NIỀM VUI

Như thường lệ, năm nay gia đình Bs Lê Văn Giai (Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng Nai) về khám - phát thuốc miễn phí ở thôn Mỹ Thạch, Tây Sơn, Bình Định hôm mồng 5 & 6 tháng giêng Quý Tị. Kỳ nầy lực lượng phụ giúp có thêm được anh chị Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong. Từng quen với công việc từ thiện trong Hội Tương trợ Việt Ý, chị Elena gọn gàng góp một tay giúp vợ chồng Giai - Mai hoàn thành nghĩa cử với quê hương. Chị Elena lúc nào cũng tươi cười Vui ! Rất Vui

Qua việc làm của gia đình Giai - Mai, bà con ở Mỹ Thạch cùng bạn bè, anh chị em phụ giúp đã tìm thấy ở mình có được một niềm vui ngày đầu Xuân. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui - chọn những bông hoa và những nụ cười … Nhưng để chọn được niềm vui, duyên và tâm hội đủ mới cho ta đón nhận nó !

HoaiAn


Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

LỜI CẢM TẠ CỦA GIA ĐÌNH THẦY HUỲNH KIM BỬU


Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

Ô. Vũ Hoàng Hà, nguyên UVTW, Bí thư TU Bình Định; Ô. Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định; Ô. Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Ô. Hồ Quốc Dũng, PCT thường trực UBND tỉnh Bình Định
Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Bình Định; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định; Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định; VP Đoàn Đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Bình Định; Đảng ủy - UBND xã Nhơn An - TX An Nhơn; Chi bộ - Chính quyền thôn Tân Dương - xã Nhơn An - TX An Nhơn
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định; Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định; Hội Văn học nghệ thuật An Nhơn; Báo Bình Định; Tạp chí văn hóa Bình Định; Tạp chí văn hóa Phật Giáo; Tạp chí Quán Văn; Câu lạc bộ Xuân Diệu; Tập thể Y Bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Văn phòng công chứng A&B; Xí nghiệp kinh doanh và phát triển hạ tầng PISICO Bình Định; Công ty CP PT hạ tầng P.B.C; Công ty Đinh Phan; Công ty Đức Tân; Xí nghiệp xe buýt Bình Định; Công ty cổ phần Cỏ May; Công ty Saigon Lifestyle Design; Công ty CP quốc tế Châu Phi; Công ty TNHH VINA; Công ty TNHH SAMCOM; Hải Gia Resort
Hội người cao tuổi khu vực 8 phường Lê Hồng Phong, TP Qui Nhơn; Quý sư thầy chùa Long Khánh, chùa Trúc Lâm, chùa Nguyễn Huệ, chùa Hưng Long, chùa Liên Hoa ( Phan Thiết); Ban liên lạc họ Huỳnh Hoàng tỉnh Bình Định và TP Qui Nhơn; Ban cư sĩ TP Qui Nhơn
Cựu học sinh các Trường Quang Trung Bình Khê; Bồ Đề - Tây Sơn; Đống Đa - Qui Nhơn; Bồ Đề - Qui Nhơn; Quang Trung - Qui Nhơn; Cựu sinh viên Đại học kinh tế TPHCM K14 (1988-1992); Cựu sinh viên Đại học Luật K18;
Cùng thông gia, sui gia, thân bằng quyến thuộc; Huỳnh tộc xã Nhơn An, bạn bè thân hữu; hàng xóm láng giềng ...
Đã đến phúng viếng, chia buồn và tiễn đưa linh cữu của chồng, cha, ông chúng tôi là: Nhà giáo, nhà văn HUỲNH KIM BỬU - sinh năm 1939 ( Kỷ Mão); Quê quán: xã Nhơn An - TX An Nhơn - Bình Định; Trú quán: 162/32/18 Nguyễn Thái Học - Qui Nhơn - Bình Định; từ trần vào hồi 0 giờ 18 phút ngày 15-02-2013 (nhằm ngày mùng 6 tháng giêng năm Quý Tỵ); hưởng thọ 75 tuổi; an táng tại nghĩa địa thôn Tân Dương - xã Nhơn An - Thị xã An Nhơn - Bình Định.

Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ suất, gia đình xin được lượng thứ.

Thay mặt gia đình
Bà quả phụ Văn Thị Mận
Trưởng Nam HUỲNH KIM THƯ
Cùng con, cháu đồng cảm tạ

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

HỌP MẶT THƯỜNG NIÊN KỲ THỨ 24 KHÓA LỚP 68 - 75 (NGÀY 13.02.2013)



Sáng ngày 13 tháng 02 năm 2013 nhằm ngày mùng 4 tháng Giêng năm Quý Tỵ, tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tây Sơn đã diễn ra buổi gặp mặt của các Cựu học sinh hai trường Trung học Quang Trung Bình Khê và Trung học tư thục Bồ Đề Bình Khê - Khoá lớp 1968 - 1975.

Theo thống nhất của lần gặp mặt năm Nhâm Thìn thì tất cả các cựu học sinh cùng khoá lớp này cả hai trường Quang Trung và Bồ Đề cùng họp chung. Ngày xưa các học sinh trường Trung học tư thục Bồ Đề Bình Khê cứ học hết lớp 7 là thi vào trường Trung học Quang Trung hoặc trường Kỷ thuật Quy Nhơn và một đợt nữa là vào cuối năm lớp 9 lên 10. Xét thấy cứ mùng 4 hợp lớp trường Quang Trung rồi mùng 5 lại họp lớp trường Bồ Đề thì thật không tiện lắm. Vì vậy việc hợp nhất là thuận nhiều điều.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

THẦY GIÁO, BẠN VĂN

Huỳnh Kim Bửu - Trương Văn Dân - Đặng Tấn Tới - Mang Viên Long

Một buổi sáng nắng nhẹ, trời trong. Anh giáo trẻ dáng dỏng cao bước vào lớp đệ tứ, khẽ hất ngược mái tóc ra sau rồi nhìn các cô cậu học trò :

“Hôm nay trời thật đẹp! Ngồi trong phòng mà học thì phí phạm. Nếu các anh chị đồng ý, tôi sẽ xin thầy giám học, dẫn cả lớp đi du ngoạn, tìm nơi nào yên tĩnh vừa vui chơi vừa giảng bài, được không? ”

            “ Đồng ý ! ”
“ Hoan hô!”
“ Hoan hô thầy !”

Cả lớp nhao nhao phấn khích. Những khuôn mặt rạng rỡ, hớn hở reo mừng. Và chỉ mấy phút sau, cả lớp ào ra sân trường như bầy ong vỡ tổ.

Vì buổi sáng hôm đó anh giáo còn có hai giờ Việt văn ở lớp đệ thất nên cả hai lớp cùng được đi.

Sau một hồi bàn bạc lựa chọn giữa chùa Thiên Tôn trên Bình Tường và điện Tây Sơn ở thôn Kiên Mỹ, thì điện Tây Sơn - nay là Bảo Tàng Quang  Trung - được chọn.

NẮNG THÁNG GIÊNG



Nắng tháng giêng rực bờ sông chảy
Nắng cành xoan, nắng tà áo em bay
Mẹ đi chợ tháng giêng, mua thếp trầu cay
Bảo : mua lộc cho cả năm cứ tốt.

Nắng tháng giêng, nắng nghiêng cửa võng
Hội trên đình, trống giục xuống thôn trang
Con tu hú gọi đồng mau chín vụ
Những vườn trưa thơm huệ trắng, hồng vàng.

Ta đi giữa tháng giêng nắng mới
Lòng thật vui như chim én thuở bay về
Thuở con sông trôi và những bến chờ
Muôn vẻ đẹp tháng giêng cùng rực rỡ…

Ôi, nắng tháng giêng giục mùa thị chín
Thơm trên môi, trên má những em thơ
Thương bà ta đi Rằm Giêng lễ Phật
Nắng tháng giêng và những tóc bạc phơ…
Huỳnh Kim Bửu



Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

TIN BUỒN


Vô cùng thương tiếc báo tin cùng quý thân hữu:

         Nhà văn - Nhà giáo HÙYNH KIM BỬU, sinh năm 1939 (Kỷ Mão) tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn (nay là Thị xã An Nhơn),  tỉnh Bình Định, sau thời gian bị bệnh hiểm nghèo đã tạ thế vào hồi 00 giờ 18 phút, ngày 15/02/2013 (nhằm ngày mồng 6 tháng giêng năm Quý Tỵ), hưởng thọ 75 tuổi.

       - Lễ viếng bắt đầu từ 14 giờ 00, ngày 15/02/2013 (mồng 6 tháng giêng năm Quý Tỵ).
       - Lễ di quan lúc 05 giờ 45, ngày 18/02/2013 (mồng 9 tháng giêng năm Quý Tỵ), tại tư gia: 162/32/18 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn.
     Lễ hạ huyệt lúc 07 giờ 00, ngày 18/02/2013 (mồng 9 tháng giêng năm Quý Tỵ).

         An táng tại quê nhà: thôn Tân Dương, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
               

GÒ LĂNG CẢM TÁC


Gò Lăng ở  Phú Lạc là quê mẹ của ba anh em nhà Tây Sơn. Nơi đây trước kia đã có những lăng miếu để thờ  phượng nhà Tây Sơn.  Sau khi lật đổ Triều Nguyễn Tây Sơn, trong việc trả thù tàn khốc của Triều Nguyễn Gia Miêu có việc tàn phá những lăng miếu này, công trình đổ nát vun thành “ gò đống”  nên từ đó mới có tên gọi là Gò Lăng.

Năm 1988 Gò Lăng đã được Chính phủ công nhận là di tích lịch sử .

Xưa kia, ở Tây Sơn còn có  một khu Gò Lăng nữa ở Phú Phong, vốn là lăng miếu thờ nữ Đô đốc Bùi thị Xuân, nay đã được qui hoạch thành khu đô thị và dân cư.

Nhân một buổi về quê chồng (Tây sơn) dự đám giỗ, sang Phú Lạc thăm người em họ, được chú em đưa đi xem khu di tích Gò Lăng. Một chiều cuối tháng 3 âm lịch mà cây mai khẳng khiu trong vườn Lăng vẫn còn trổ những bông hoa, khi nắng chiều săp tắt, nghe kể về sự tích Gò Lăng lòng bỗng thấy bâng khuâng …..


NGÔI TRƯỜNG NGÀY XƯA ẤY



Gần 50 năm trước, Trung Học Quang Trung Bình Khê, Bình Định đã tổ chức cho học sinh các lớp tập làm báo. Những năm xưa ấy mỗi lớp phải làm một tờ báo tường (bích báo) nhân dịp xuân về. Đến quãng niên khóa 1973 - 1974, học sinh từ lớp 6 trở lên đã tiến tới bước làm báo tập. Dù chỉ viết bằng tay bằng mực, nhưng báo tập có đủ chuyên mục, có tranh phụ bản, đóng xén cẩn thận như những tập san in ấn, bày bán ngoài tiệm sách. Những tập san yêu dấu tuổi học trò ngày ấy của Trung Học Quang Trung Bình Khê lưu giữ trong Thư viện của Trường, đã không còn khi gặp phải biến chuyển thời cuộc năm 1975.

Hầu như các Trường ở Việt Nam ngày nay không có những Kỷ Yếu ghi chép lại hoạt động của Trường lớp, của Học sinh. Về lại ngôi trường cũ, học trò tìm đâu ra dấu tích của chính mình !? Quang Trung Bình Khê ngày ấy, mỗi năm Trường còn cho ra một Đặc san mà bài vở phần lớn cũng là của học trò. May mà trong một Đặc san còn có người lưu giữ được, ta đọc được ở đây một vài phác họa về trường lớp của ngày xa xưa ấy. Đấy chính là bài VÀI NÉT SINH HOẠT TRƯỜNG TRUNG HỌC QUANG TRUNG BÌNH KHÊ của Thầy Đỗ Công Tiếp viết trong Đặc San Quang Trung - Xuân Kỷ Dậu 1969. Năm ấy Thầy là Giáo sư Hướng dẫn của lớp Đệ Thất 1, Tổng thư ký của Hội đồng Giáo sư Hướng dẫn Trung Học Quang Trung Bình Khê.

QuangTrung BinhKhe đăng lại bài viết của Thầy ngày ấy.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA HOÀI CẢM


La dy c dâng nga thét lng
Thành xiêu quách lch bi hng tung
V đâu danh tướng lng thanh thế
Ngonh li tàn quân lung hãi hùng
Hu thế b bàng Tôn Sĩ Ngh
Tin đ hin hách Nguyn Quang Trung
Thành tâm dâng trn nim thương mến
Tưởng nh người xưa chn cu trùng
Trường Lun
Khóa lớp 67 - 74


Đại Phá Quân Thanh - vinhk8quangtrung thực hiện clip

DỤNG GIÁN THỜI TIỀN KHỞI NGHĨA TÂY SƠN


Cứ mỗi độ Xuân về, Tết đến mọi người lại nhớ đến chiến công hiển hách của Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá 29 vạn quân nhà Thanh. Tự hào về lịch sử oai hùng của dân tộc, mùng Năm tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội chiến thắng Đồng Đa được chọn là lễ hội cấp quốc gia, được tổ chức tại quê hương người anh hùng áo vải Tây Sơn, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và nhiều nơi khác, trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đường tới chiến thắng đó Quang Trung - Nguyễn Huệ phải đối phó biết bao nhiêu là thế lực, trong đó có xung đột đau lòng giữa anh em ruột với nhau và phép dụng nhân của Quang Trung đã thể hiện ngay từ lúc đó, sau này đỉnh cao là tin dùng Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích…

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

CÙNG ĐẾN VỚI NHAU


.

THÊM NĂM THÊM TUỔI THỬ BÀN VỀ RÂU


Râu là một thứ lông tơ, cứng và dài, mọc thành nhiều sợi chung quanh miệng.

Nếu có người bảo định nghĩa về râu thì ta phải có một câu như trên, hoặc có một câu tương tự như thế.

Nhưng ở đời, đôi khi cũng cần phải linh động, nếu cứ nhất nhất như luật thì hỏng mất. Như về râu cũng có những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn có khi râu không những mọc ở quanh miệng, lại còn mọc thành nhóm độ năm ba sợi ra ngoài vị trí ở trên. Cũng vì đứng riêng ra ngoài hàng ngũ, lại là số ít được hưởng nhiều chất bổ như cây cối hút chất bổ trong đất, nên những sợi râu mọc ra ngoài này rất tốt, tốt hơn cả những sợi râu mọc ở trong đám. Trường hợp này tương tự khi ta gặp những cây măng mọc nhảy ra ngoài bụi tre. Lại nữa dưới gốc nó được vững vàng nhờ cái nốt ruồi làm vật vun chân cho nó, nên nó thường đứng thẳng có vẻ cứng rắn chứ không ngả nghiêng như mấy sợi trong hàm.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

MỘT NÉT CA TRÙ MÙA XUÂN


.

NGÀY XUÂN CHƠI ĐỔ XĂM HƯỜNG


Trong những thú chơi Tết ngày xưa thì có lẽ chơi đổ Xăm Hường là trò chơi hấp dẫn cả người lớn lẫn bọn trẻ, nhưng vào thời buổi nầy thấy không bao nhiêu gia đình tổ chức được cuộc chơi. Ngày xưa nhiều khi người lớn còn năn nỉ bọn trẻ chơi đổ Xăm Hường ngày Tết để … bói hên xui đầu năm. Chơi đổ Xăm Hường không mang tính cao thấp, hoàn toàn dựa trên may rủi của 6 hột xúc xắc bung vào tô mà ngẫu nhiên nó đem chiến thắng đến cho người chơi. Chơi trò chơi hên xui nầy cũng không kém phần hồi hộp, căng thẳng, nhưng chưa bao giờ thấy đổ Xăm Hường mà sinh ra chuyện cãi vã, gian lận cay cú ăn thua như những trò sát phạt khác. Cũng vì vậy mà người lớn muốn bọn trẻ đầu năm đổ Xăm Hường, vừa chơi vừa giải trí, mà cũng vừa như xin cái xăm xem thử chuyện học hành, thi cử của bọn trẻ trong năm như thế nào.

DU XUÂN


Đi cho mòn gót tình si !
Để nghe chim hót trắng thì trai tơ
Thấy gì dừng bước ngẩn ngơ ?
Gió hây hây thổi _ Lộ bờ khe xuân !
Rừng âm lạch suối trong ngần
Đồi dương cỏ lạc…
                  Xanh tầng nắng mơ !

Vi vu rớt cái ơ …hờ !
Bèo ao rụng tím, cạn tờ lịch rơi
Nếm cho hết kiếp cuộc chơi ?
Quanh đi quẩn lại  _ Rã rời cù lao !
Cứ say cho chín chiêm bao
Động đào hé mở…
                   Lối vào  du xuân !

Sài Gòn - 2013
Nguyễn Ngọc Thơ

TẾT XƯA (2)



CUNG CHÚC TÂN XUÂN
quangtrungbinhkhe.blogspot.com

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

TẾT XƯA (1)



CUNG CHÚC TÂN XUÂN
quangtrungbinhkhe.blogspot.com

NHỮNG BÀI THƠ TÌNH CỦA NHỮNG CÂY BÚT NỮ


Một hôm, trong khu bán sách sale của một thư viện địa phương, tình cờ tôi bắt gặp một quyển sách còn khá tươm tất, bìa trình bày rất nhã, có tên là LOVE POEMS BY WOMEN, AN ANTHOLOGY OF POETRY FROM AROUND THE WORLD AND THROUGH THE AGES (Thơ tình của phụ nữ, một hợp tuyển thi ca khắp thế giới  qua mọi thời đại) (1).

Tôi vội mở ra xem thử. Lật xem trước mục lục thì thấy có tên HỒ XUÂN HƯƠNG trong danh sách các tác giả có thơ trích giới thiệu.Thế là tôi mua ngay, vì tò mò muốn biết các học giả tây phuơng đã xếp chung bà chúa thơ tình của chúng ta với những nữ thi sĩ nào trên thế giới qua mọi thời đại này.

Nói chung, thơ tình do các cây bút nữ xuất hiện trên văn đàn thế giới từ xưa đến giờ cũng không phải là it và cũng chẳng phải là một hiện tượng gì đặc biệt. Cách nay gần 4.300 năm, thơ của nữ thi sĩ Enheduanna (2285 - 2250 trước công nguyên) ở Sumer, vùng Lưỡng hà châu) đã được khắc bằng chữ hình nêm (cuneiform). Bà  cũng là  người được xem như là tác giả đầu tiên của nhân loại có tác phẩm còn được bảo tồn cho đến ngày nay và lưu lại cho hậu thế.

LÌ XÌ ĐẦU NĂM



Tình yêu muôn thuở cũ mèm
Như môi anh ghé môi em vậy mà

Như xưa chuyện của ông bà
Tiếp theo là chuyện mẹ cha tỏ tình

Hôm nay đến lượt chúng mình
Mà sao xấu hổ lặng thinh cho đành

Vì xuân hoa nở đầy cành
Hạt ươm dưới đất màu xanh diệu kỳ

Xin em hờ khép đôi mi
Cho anh cuối xuống lì xì nụ hôn
Trần Viết Dũng

DỊU DÀNG SẮC XUÂN


.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

CHÚC XUÂN



Xuân Quý Tị
Kính đến Quý Thầy Cô cùng Các Bạn
Kính đến Quý Thân Hữu và Bạn Đọc cùng Gia Đình
Lời Chúc Mừng đầu năm Hạnh Phúc, Yên Vui, Thành Đạt
Cựu Học Sinh Trung Học Quang Trung Bình Khê



.

GIAO THỪA 2013


ĐẦU NĂM XEM VẬN HẠN (2013)



   Vui cùng năm mới
   Quý ông quý bà
   Vào xem vận hạn
   Có sao đâu mà … !

DỰNG LẠI TẾT XƯA


Xuân Kỷ Sửu 2009, nhà thiết kế Võ Việt Chung đã “phục chế” cảnh Tết xưa tại Củ Chi với sự tham gia của Kim Khánh, Kim Cương, Tạo Đỗ, Quang Vinh, Phương Linh, bé Bin, bé Tường và thân mẫu Võ Việt Chung - bà Ngô Thị Bê. Bỏ qua những chi tiết lăng xê thời trang, một mặt nào đó bộ ảnh đã dựng lên khung cảnh sum họp, êm đềm của Tết nhất ngày xưa.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

GIẤC MƠ MÙA XUÂN


.
 .

ĐẦU NĂM QUÝ TỊ NÓI CHUYỆN XUẤT HÀNH


Thời buổi lên được cung trăng mà đi nói chuyện xuất hành, xem vận hạn thì đúng là Đồ Gàn, heheheh … Nhưng Gàn tui ngẫm rằng với phong tục cổ truyền tiễn năm cũ - đón năm mới, ai cũng cầu chúc với nhau năm mới được nhiều thắng lợi mới (!?). Ngay cả bản thân phạm trù tiễn cũ - đón mới, ta thấy lâu nay chẳng vui với mấy cái thắng lợi mới chút nào thì sao ta lại tiễn cái cũ nó đi đi !… Nói cho cùng, ta cứ thử chơi với cái cũ tới nơi tới chốn, biết đâu ta tự tìm lấy được niềm vui như ngày xưa đó mà tự tin chơi với đời. Đừng bày gán cho Gàn tui  bày trò dị đoan mê tín đó nha !