Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

NẾU CHỈ CÒN MỘT NGÀY ĐỂ SỐNG

Nếu Chỉ Còn Một Ngày Để Sống – VinhK8quangtrung


HÔM NAY ... VÀ BÂY GIỜ


Nếu tht hôm nay tn thế
Loài người đng lot chết chung
Không lo hàm nhai ming tr
Kên kên, quà qu vui mng

Nếu tht hôm nay tn thế
Trn gian cùng mt tic say
Triu triu năm qua đâu d
Cào bng chung chết mt ngày

Nếu mà hôm nay tn thế
K nui tiếc, người mng reo
Qu thn cũng đang run s
Thế gii ri s mc meo...

Bây gi chưa là tn thế
Bin đông sóng ba mù khơi
Bo quyn vươn cành bung r
Rùng mình nut git l rơi...!
KIN THAN – 21.12.12

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

LONG BÀO CỦA DÂN GIAN


Xưa nay những ai quen biết, gặp gỡ Sơn Nam đều thấy con người của nhà văn có đầy đủ phẩm lượng về học vấn, vốn sống sâu dày dồi dào, tài năng và bút lực mãnh liệt.

Ông sinh năm 1926. Ở tuổi bát tuần, tác giả đã cho ra đời hơn 50 đầu sách viết về mọi lĩnh vực, các tác phẩm của ông có giá trị vượt thời gian. Ông là nhà văn lớn và có danh.

Thế nhưng, thuở sanh thời quanh tháng năm, người đời còn dễ thấy và tâm đắc quý mến ông hơn. Lúc nào bản chất ông cũng xuề xòa thiện cảm, chơi và sống với tất cả mọi người như “cá với nước, như cây liền cành”, nhất là với tầng lớp bình dân lao động, những ai nhà sát vách nơi ông ở và những nơi ông đến.

HỎI


mòn chưa sông núi ngn ngun?
thơ tôi cũng ch vn bun, rt rơi..

lân la trên chuyến xe đi
no v đã tn cui tri thênh thang

có tà huy rng trên ngàn
có mùa rét mướt cht tràn qua tim
có tôi by ni ba chìm
Reu - 05.08.2011

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

TIN VUI




NHẬN ĐƯỢC TIN VUI
LÊ NGUYỄN ANH TRINH  &  ĐÀO HOÀNG THẢO
17h hôm nay, 27.12.2012 (15.11.Nhâm Thìn)
Vợ chồng hai bạn cựu học sinh Khóa 1968 - 1975
LÊ VĂN BÔNG và NGUYỄN THỊ THU PHƯỢNG
tổ chức lễ Vu Quy cho Trưởng nữ
Anh chị em Quang Trung Bình Khê gởi lời chung vui
Chúc hai cháu Anh Trinh và Hoàng Thảo bền duyên cầm sắt.


Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

BÁC SĨ TRƯƠNG THÌN


Bác sĩ Trương Thìn (1940 – 2012) nguyên phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nguyên viện trưởng Viện Y Dược học TP.HCM, nguyên chủ nhiệm bộ môn Y học cổ truyền Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu TP.HCM, ông được bạn bè gọi là người đi tìm thuốc trong nghệ thuật, vì ông không những là Bác sĩ mà còn là Họa sĩ, Nhạc sĩ, Ca sĩ. Những ca khúc ông sáng tác, phổ thơ đều là những “bài thuốc chữa bệnh tâm hồn”.

Năm ngoái anh Mang Viên Long có bài viết “Nhạc Sĩ Trương Thìn và Dạ Khúc Trăng Thơm” điểm qua mảng hoạt động văn nghệ nầy của ông. Hôm nay đọc lại để tưởng niệm, tiễn đưa ông, khi Ông “đã nhẩn nha thưởng thức tận giọt cuối vị nồng say của ly rượu thế gian”, từ giã cõi đời vào ngày 20.12 vừa qua.

TÌNH YÊU NHƯ MÂY KHÓI


      Bắt đầu từ sợi khói !
      Lướt nắng thả hồn bay
      Ngập ngừng tình chưa nói
      Bẻn lẻn cuộn vào mây
    
      Ủ yêu màu mắt chín
      Rạo rực vuốt khe trời
      Nóng ran chùm hơi thở
      Mưa động tím lưng đồi…
    
      Từ ấy , đời ngất ngây
      Uống vị tình nồng , cay
      Yêu say chiều nhật nguyệt
      Mộng dệt suốt đông đầy
                                              
      Có giận hờn cũng thôi
      Gối vào nhau cùng trôi
      Ngậm vị đắng và ngọt
      Nên người đời liếc môi ?

      Sài Gòn , Thu Đông 2012
      Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

MERRY CHRISTMAS





.

GIÁNG SINH TRÊN ĐỒI


Nhng tiếng chuông du dàng rơi xung c
Mt giáng sinh cũng rt du dàng
Đêm thánh vô cùng có con chiên nh
Ngơ ngác mùa Đông lc c đàn

Em ngoan nhé, hãy tìm s gp
Gic mơ hin mt ánh sao sa
To, nh ngàn sao mang nến thp
Hp xướng ngàn thông hát thánh ca

Cây nín th và đi nín th
Đêm lng im và em lng im
Ngơ ngác mùa Đông li chiên nh
Phúc cho người không thy mà tin.
Trn Viết Dũng

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

GIÁNG SINH AN LÀNH

Giáng Sinh An Lành – Vinhk8quangtrung thực hiện



GÓP NHẶT GIÁNG SINH


LỄ GIÁNG SINH

Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa (Giesu) sinh ra đời. Họ tin là Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12, bởi theo lịch Do Thái thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

CỔ TÍCH GIÁNG SINH


Có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh. Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn. Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn. Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót ... và những bông hoa rực rỡ ... Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh.

LỊCH SỬ TRANG PHỤC VIỆT NAM


Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.

Nancy Dương chia sẻ, cô rất yêu thích trang phục lịch sử Việt Nam và muốn được quan sát quá trình tiến hóa của chúng qua từng giai đoạn. Với các tác phẩm đồ họa theo dạng timeline, cô đã giúp người xem có một cảm nhận trực quan về sự tiến hóa này qua việc đối chiếu các mẫu trang phục được đặt nối tiếp nhau theo các cột mốc thời gian.

Những hình ảnh được tái hiện dựa trên việc tham khảo các tư liệu lịch sử như tranh, tượng cổ, những bức ảnh thời xưa, thông qua internet và một ấn phẩm có tên “Đi tìm trang phục Việt” của các nhà sản xuất phim.

Nancy Dương cho biết, dù đã cố gắng để tái hiện hình ảnh giống với nguyên mẫu nhất, nhưng cô không dám khẳng định rằng tất cả hoàn toàn chính xác. Trong một số hình vẽ, màu sắc là do tác giả tự lựa chọn theo cảm quan của mình vì các tư liệu gốc không có màu sắc để tham khảo. Do không có hiện vật liên quan, trang phục của một số thời kỳ đã không có mặt.

Dưới đây là một số tác phẩm đã được Nancy Dương giới thiệu :


Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

CÓ MỘT DANH HIỆU NGHE MÀ ... NGẠI


“Nhà thơ”, “Thi sĩ”, “Thi nhân”, “Người thơ”… là những từ dùng để gọi những người tham gia làm một thứ văn chương có vần vè, thanh điệu, trầm bổng du dương (!)… Cái thứ văn ấy người ta gọi chung là văn vần (để phân biệt với văn xuôi), mà “tên thường gọi” của nó là… Thơ!

Tôi có làm thơ, vậy thiên hạ gọi tôi là… Nhà thơ! Điều ấy không sai, đôi khi còn là niềm tự hào nữa ấy chứ! Nhưng xin thưa, mỗi lần giữa đám đông, trong cuộc gặp gỡ nào đó, được người ta giới thiệu như vậy, thú thật, tôi có cảm giác rất ngại ngùng, xấu hổ!

CHIỀU ĐÔNG XA XỨ


 
Rót buồn ra ly - mưa dầm thấm thía
Quạnh vắng hoàng hôn - ướt nỗi nhớ nhà
Nắng hạn qua đây - đất còn in dấu
Bạc đầu gió bấc - xót lòng phương xa

Nguyễn Đình Lương
KonTum, 3 – 2003

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

"MỖI NGÀY TÔI CHỌN MỘT NIỀM VUI ..."


chọn những bông hoa
và những nụ cươì
(TCS)

Tôi nhớ Phạm Trọng Cầu đã “xuyên tạc” câu hát đó bằng cách đổi lời là: “Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi, từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà…” rồi nhớ Trịnh Công Sơn viết “…một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ, ngày qua” mới thấy để cho ngày qua thật nhẹ đôi khi người ta cần một chút say. Có người say cái này, có người say cái khác, nhưng say. Ở tuổi chớm già, người ta gần như phải say một cái gì đó nếu không muốn… tự tử.

ĐIÊU ĐỨNG


V n tri ơi râu tóc dng
Tim như ngng đp máu như ngưng
Người thân xa lánh lòng dưng dng
Bn cũ chia ly d khp khng
Van n rách mm khan rát c
Kht tin l gi gp khòm lưng
Đi chưa tng tri nên không vng
C tránh con ơi tuyt đi đng
Trường Lun