Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

MÙA HIẾU HẠNH



TRUYỀN THUYẾT LỄ VU LAN RẰM THÁNG 7 


Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

THIỀN TRÀ VIÊN GIÁC



Tôi có mấy lần được Hòa thượng Tịnh Như, trụ trì chùa Viên Giác, mời đến uống trà.
Hòa thượng trụ trì là người yêu thơ, có sáng tác mấy tập thơ đượm vị thiền. Tôi yêu hai câu thơ dịch của ngài :

“Trời xanh bát ngát mây vương núi
Hồ biếc êm đềm nước động trăng”

Nguyên văn chữ Hán cùng thủ bút của tác giả khắc trên tam quan chùa cổ Viên Giác nay vẫn còn:

“Nguyệt hạ bất xao kim tỏa đoạn
Sơn tiền chỉ nhậm bạch vân phong”
(Hòa thượng Bích Liên - Chủ bút Tạp chí Từ Bi Âm, trước 1945)

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

MÀU ÁO THU TAN



Vạt nắng nào còn sót lại bên thềm ?
Cho ta gởi chút hoàng hôn chưa tắt.
Sưởi hồn em ấm trời thu ly biệt .
Lá rụng đầy mộ vắng ủ sương đêm .

Em ra đi bỏ tình ta tan vỡ .
Ánh trăng ngà lành lạnh rớt qua khe .
Bao kỷ niệm chất đầy khung cửa nhớ .
Dấu chân mòn in đọng lối em về !

Ôi thương quá ! Tà áo vàng úa nắng ,
Nhè nhẹ bay trong gió _ Hẹn chiều xưa !
Vai thon gầy ôm lấy mộng say sưa .
Đôi mắt biếc thả hồn ta phiêu lãng …

Có ngờ đâu đó là :  Đêm định mệnh !

Màu áo vàng đượm sắc nắng  thu tan .
Màu áo vàng là màu lá đang tàn
Ta khóc ngất hay tin em gặp nạn ,
Trên đường về khuya ấy ngập tang thương !

Em ra đi không một lời từ tạ .
Để mình ta như xác ướp tương tư .
Để hằng đêm nhớ ai ngồi tư lự .
Nhìn khói mây buồn lơ lững mỗi mưa thu !

Sài Gòn, Cuối Thu 2011
Nguyễn Ngọc Thơ

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG KIÊN TRÌ



Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc". Một trong những học sinh đó là Robby.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

CHẠM CỐC



   Em mời ta cạn cốc bia vui
   Chạm cốc lòng như đã cạn rồi
   Bỡi lẽ cuộc vui vừa mới dứt
   Ta liền lên ngược, em về xuôi.
   Từ Khánh Phượng

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

NHỚ VỀ TUỔI THƠ

Một mình em đến lớp

Hôm qua đến với NINH XUÂN THƯ TRANG, gặp được các anh cùng quê xứ Huế của anh chị Văn Noa - Ninh Giang Thu Cúc : Lương Viết Khiêm, Nguyễn Đình Hiền, Trường Thi, Tôn Thất Khởi, Ngàn Thương.

Một ngày thật vui, thật đầm ấm.

Không khí có hơi chững lại một chút khi anh Noa đi đón cháu Ngoại tan trường.

Chưa đến ngày khai giảng, các cháu bé ngày nay vẫn phải mài đũng quần ở trường, ở lớp. Tuổi thơ ngày nay không có hình ảnh của những ngày hè dạo chơi trên đồng tìm hương chiêm chiêm, dú dẻ …

Anh Nguyễn Đình Hiền, một người Thầy đã xa rời bục giảng hơn mười năm, tuổi thất thập có dư, lắng gợi lại cho mình tuổi thơ ấu ngày xưa :

BÚT SƠN

Trưng Sơn, còn gọi là Bút Sơn nhìn từ QL19


Sách NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn – Quách Giao nói về núi non vùng đất Tây Sơn có đoạn  chép:
…  …  …
Phía bắc sông Côn, núi vùng Tây Sơn Trung cũng có nhiều ngọn cao lớn. Như hòn Ngăn, hòn Bong Bóng ở Vĩnh Thạnh, trông có vẻ ngang ngược như muốn ngăn lối chặn đường thiên hạ đi rừng. Bốn mặt lại có suối khe bao bọc. Thế rất hiểm. Phía đông hòn Ngăn, cách một dòng suối, có hai ngọn nút cao ngất, đứng song song như hai răng nanh. Ðó là hòn Vỏ Cá và hòn Da Két.

Núi càng đi xuống đông thì càng thấp dần.

Sau hòn Vỏ Cá, hòn Da Két, còn hòn Bạc Má và hòn Nước Ðỏ. Hai hòn này có thể coi là một, nếu không có đèo Bồ Bồ chạy ở giữa. Ðèo mở đường giao thông cho khách ở phía đông lên phía tây, ở phía tây xuống phía đông. Núi đèo đều có hình thù và sắc thái đặc biệt, không thể tả nổi.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

THU NHỚ



     Thu về nhanh đến thế
     Lá vàng ngập lối đi
     Mình gặp nhau làm chi
     Để tháng ngày cách trở

     Nghe từng cơn gió thở
     Hòa vào khúc ca đêm
     Chợt thấy lòng buồn thêm
     Thà mình đừng quen biết

     Nỗi buồn thương da diết
     Nỗi nhớ cứ bềnh bồng
     Đường cách núi ngăn sông
     Tháng năm dài xa mãi

     Dặm đường còn xa ngái
     Biết bao giờ gặp nhau
     Mong ô thước bắt cầu
     Nối hai đầu nỗi nhớ !
     Hương Thu  (Khóa lớp 1971 - 1978)

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

ĐỌC "BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA"



Gấm, nhân vật chính trong truyện với số phận bế tắc, đã trải qua hai đời chồng không hạnh phúc, có một cô con gái tên là Liên. Gấm luôn khao khát một tình yêu đích thực, đi tìm một nửa của đời mình. Và đến gần bốn mươi tuổi, Gấm cũng đã tìm được một nửa mình đã mất. Cô đón nhận hạnh phúc với người đàn ông là nhà báo đã có vợ nhưng vợ và con đã chết trước khi gặp Gấm. Tưởng đã gặp một tình yêu đích thực và hạnh phúc bên nhau đến trọn đời, nào ngờ Gấm tiếp tục đón nhận những éo le của số phận đời mình với căn bệnh ung thư “Những tháng ngày hạnh phúc vừa qua rồi sẽ tan biến trong khoảnh khắc”.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

ĐỌC "NẪU ẤN TƯỢNG TRONG TÔI"


Nhận được tập đặc san Xuân Nhâm Thìn “Người Tây Sơn” do Đồng hương Tây Sơn ở TP Hồ Chí Minh gửi tặng. Tôi rất phấn khởi và hào hứng đọc ngấu nghiến trong niềm say mê, nhưng đến khi đọc bài “Nẫu ấn tượng trong tôi” của tác giả Vũ Thế Thành (trang 99 + 100) tâm hồn tôi chùng xuống, thấy có cái gì ưng ức. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, cái hình ảnh ấn tượng của tác giả cứ lởn vởn mãi không làm sao ngủ được. Ngày hôm sau tôi lại đọc lại và cũng mang tâm trạng như hôm qua.

Cái ấn tượng gì mà ghê gớm quá: “Hồi trẻ gặp gái bình Định là sợ, về già gặp mấy bà Bình Định là hãi, chết xuống âm phủ gặp ma nữ Bình định là hết kiếp!”

Người con gái Bình Định theo ông Thành cảm nhận tôi tưởng tượng mãi mà không ra. Theo cảm nhận của ông Thành thì người con gái Bình Định là ma, là quỉ hay là yêu tinh đây?!

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

PHÓNG SINH



Mùa Vu Lan sắp đến
Nhiều người muốn thực hiện việc phóng sinh.
Phóng sinh nhằm tạo phúc
Thế mà  người phóng sinh lại vô tình thúc đẩy người ta giăng lưới bắt chim, bắt cá.
Đến nỗi tự họ lại mắc vào nghiệp sát sinh

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

MÙA CƯỚI BẠN BÈ GẶP MẶT



Khóa 4 Quang Trung Bình Khê (Khóa lớp 68 - 75)
Gặp Mặt Nhân Ngày Thành Hôn Của Trưởng Nam 2 Bạn
PHAN PHƯỚC HÒA - NGUYỄN THỊ HUỆ
Vợ chồng Thầy Phan Phước Hiệp cũng có về Phú Phong tham dự

Chúc Mừng 2 Cháu
PHAN HOÀNG PHƯỚC - PHẠM THỊ HỒNG HƯNG

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

BÚN BÒ HUẾ


Trước đây vài tháng, vợ chồng Tuyết Nga, Quý Tự vào SaiGon đã có duyên gặp lại người láng giềng ngày xưa của anh Quý Tự là bạn Trần Đông Oanh, con của Bà Tư Nguyệt ở Quy Nhơn. Quán Bún Bò Huế Bà Tư Nguyệt ngày nảo ngày nao một thời vang tiếng trong giới học sinh Quy Nhơn khoái ăn rảo cũng như khoái đi học dạo từ cour nầy tới cour nọ thời trước 1975.

Chẳng biết cái duyên gặp lại đẩy đưa như thế nào mà thời điểm ấy là lúc mà bạn Trần Đông Oanh khui cả bí quyết nhà nghề gia truyền của mẹ ra với bàn dân thiên hạ. Trương Tuyết Nga đã chộp lấy ngón nghề nầy, nay chuyển đến bạn bè kèm với phương châm : Đường đến trái tim người đàn ông là đi qua cái dạ dày.

Ngày mai là Chủ nhật, hẳn là ngày riêng cho gia đình, các bạn cứ thử thực hiện bí quyết của Bà Tư Nguyệt mà bạn Trần Đông Oanh đã công bố xem sao !?

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

CÁI MẶC

Hôm qua em đi tỉnh về ....


Một cách nôm na, văn là đẹp, hóa là làm ra. Cái gì không được đẹp thì làm cho nó đẹp ra, cái đó là “văn hóa”. Không chỉ đẹp mà còn tiện lợi, phù hợp với đời sống thường ngày của mọi người, cái đó cũng là văn hóa!

Con người thời ăn lông ở lỗ, trần truồng như nhộng, cảm thấy thoải mái, nhưng sau đó phát hiện ra vài điều bất tiện, diễu qua diễu lại không hay lắm bèn tìm cách che đi cái chỗ cần che. “Xấu che tốt khoe”, nhưng ở đây cái gì tốt, cái gì quý, thì che trước. Bởi nó thường kèm theo những rắc rối không lường được, nhiều khi không cản nổi! Do vậy mà phải giấu nó đi cho đỡ nguy hiểm. Nhưng hình như lá nho hơi nhỏ, chẳng những che không đủ kín mà đôi khi còn bị rách, nhất là khi lá đã khô. Do vậy mà có miếng che khác làm bằng… vỏ cây đập dập, an toàn hơn, rộng rãi hơn, vừa cứng, vừa dày. Hiện nay còn thấy các bộ quần áo bằng vỏ cây đặt ở các viện bảo tàng. Gần đây nghe nói có nơi làm du lịch, tái tạo lại các “mode” quần áo bằng vỏ cây cho du khách mặc rất thú vị. Khi có thể kéo sợi, se chỉ, thì người ta có quần áo vải, rồi tơ lụa, rồi chất liệu tổng hợp (nylông)… thậm chí có quần áo làm bằng sô-cô-la, bằng đậu tương (đậu nành), trái cây… trong các buổi trình diễn thời trang hấp dẫn, ai thấy cũng muốn nhai, muốn nuốt. Nhiều bãi biển ở Âu Châu quy định ai vào đó phải trần truồng. Ở một chỗ ai cũng trần truồng thì một người có mặc quần áo trở nên… lôi cuốn, mọi người sẽ xúm lại coi và … bắt chước. Cũng như gần đây, khi có một vụ cố ý trần truồng hoặc vô tình lộ y gì đó thì lại gây xôn xao.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

TIẾC


  
Bỏ quê đến với thị thành
Bỗng dưng thương kẻ như mình lơ ngơ
Bây giờ ngồi tiếc … ngày xưa
Vô tâm để cánh diều … mưa ướt rồi !
Monalisa (chép lại)


Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

KHÓA 3 GẶP MẶT

  

  

       Khóa 3 Quang Trung Bình Khê (Nhập Học 1967)
   Gặp Mặt Nhân Ngày Vu Quy Của Trưởng Nữ Anh Chị
     NGUYỄN TIẾN DŨNG - NGUYỄN THỊ XUÂN THU

     Chúc Mừng 2 Cháu
     NGUYỄN THỊ MINH HẰNG - PHẠM ĐỨC HẬU

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

BÀI VĂN BIA CA NGỢI CÔNG ĐỨC QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ

Tượng Quang Trung và Bài Ký được phục dựng ở sân trường Quang Trung Tây Sơn

Ngày 29 tháng 7 Âm lịch hằng năm là húy nhật của Quang Trung Hoàng Đế.
Người dân Bình Khê – Tây Sơn luôn tưởng tiếc, kính nhớ ân đức Nhà Tây Sơn. Thời vương triều Nguyễn, người dân ở đây đã dám bí mật thờ ba ngài ngay trong đình làng Kiên Mỹ.

Đầu thập niên 60 thế kỷ trước, trên nền đình làng đổ nát ấy, Đền thờ Tam Kiệt Tây Sơn đã được dân sở tại dựng lên, trước sân có đặt tượng bán thân của Quang Trung Hoàng Đế, và dựng Bi Đình (nhà bia) có bài văn bia tán tụng công đức của Ngài. Xuân kỳ Thu tế, cũng như hằng năm địa phương đều tổ chức hiệp kỵ Ba ngài vào ngày Rằm tháng 11 Âm lịch, tổ chức kỷ niệm Chiến Thắng Đống Đa ngày mồng 5 tháng Giêng, ngày nầy vào thưở đó khách khắp nơi đổ xô về đây tham dự lễ hội, ngựa xe như nước chảy…

Sau 1975, Đền thờ được tu tạo, có xây thêm Bảo Tàng Quang Trung bên cạnh, nhưng Bi Đình cũng như bài văn bia không hiện diện nơi đây nữa. Thật tiếc, thật khó cho giới văn chương muốn tìm hiểu những công trình văn học xưa, muốn tìm hiểu tấm lòng của người dân ở đây thể hiện qua bi văn ghi nhận công đức của Quang Trung Hoàng đế. Bài văn ngày ấy do Quách Tấn chấp bút vào năm 1961. Đã hơn 50 năm, cũng đủ thời gian để bài viết theo thể biền ngẫu nầy trở thành một món đồ cổ đặc sắc của địa phương.

- Năm 1988, Bài văn được in lại trong cuốn Nhà Tây Sơn của Quách Tấn - Quách Giao, lúc bấy giờ cụ Quách tự sửa một vài chỗ. Chẳng hạn câu nói về năm vua Quang Trung băng hà:

- Câu cũ là : Quy thần năm Nhâm Tý
- Câu mới là : Thừa long năm Nhâm Tý

Nói chung, những chỗ không có sửa thì do sách được in vào thời điểm mà kỷ thuật in ấn còn lạc hậu, nhà xuất bản còn hời hợt, nên sách có quá nhiều lỗi chính tả. Và dĩ nhiên đã tam sao thì dễ thất bổn, việc sao in lại bài văn cũng có nhiều từ sai lệch.

- Về báo chí thì sau đó có một số trang mạng, như trang báo Điện tử Bình Định hồi ấy cũng cho đăng bài văn trong cuốn Nhà Tây Sơn. Nhưng bài văn được đăng dưới dạng câu cú tràng giang đại hải, không đúng cách trình bày thể văn nầy (!?), không trân trọng những gì mà người xưa đã cẩn trọng  viết về Hoàng Đế Quang Trung.

- Một thời gian sau, Trường THPT Quang Trung Tây Sơn của huyện nhà có dựng tượng Quang Trung Hoàng Đế theo mẫu cũ ở Điện Tây Sơn, cho dựng bia chép lại Bài kỷ đó đặt trong sân trường. Đây là việc làm có ý nghĩa, đáng trân trọng. Nhưng tiếc là bài văn ghi trên bia cũng mang những sai lệch trầm trọng, nội dung có nhiều chỗ sửa không đúng với bản gốc.

Ngay như bi văn có thể hiện tiêu đề : BI ĐÌNH KHẮC BÀI KỶ TÁN TỤNG CÔNG ĐỨC NHÀ VUA (!?). Ngữ nghĩa trên nguyên trong cuốn Nhà Tây Sơn là diễn đạt ý : “Ngày xưa trước sân điện Tây Sơn có Nhà bia (Bi đình), trong Nhà bia có dựng tấm bia khắc Bài kỷ”. Bê nguyên câu văn đó đưa vào làm tiêu đề cho bi văn là không đúng nghĩa. Nó cũng không đúng cách làm, vì văn bia ngày xưa không có tiêu đề.

...

Gắng sao lục lại và vụng về chú giải những điển tích xưa sử dụng trong bài Ký, một việc không lớn, nhưng mặt nào đó giúp cho lớp trẻ Tây Sơn đọc được chuyện xưa, biết người xưa, tự nghĩ cũng là việc nên làm … Chỉ mong được góp ý, bổ sung, để bài văn bia của nhân dân Bình Khê ngày xưa được trọn vẹn, được đi vào lòng người.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

CỦI HỨA HÔN

Củi hứa hôn của người Giẻ Chiêng


Củi hứa hôn (loong xare hoặc loong chier) là một tập tục lâu đời của đồng bào dân tộc Jẻ-T'riêng ở quanh khu vực huyện Đăk Glei cực bắc tỉnh Kon Tum.

Ngày nay, đi trên con đường thiên lý Hồ Chí Minh nối liền nam bắc, đoạn ngang qua vùng này rất dễ dàng bắt gặp những đống củi to đều đặn được xếp ngay ngắn, cao đụng hiên nhà ở những buôn làng người Jẻ-T'riêng lưa thưa ẩn hiện ven đường. Đó là những đống củi hứa hôn của các cô gái chuẩn bị cho ngày "bắt chồng".

Con gái Jẻ-T'riêng có lệ lấy chồng sớm. Thường ở độ tuổi 16-18. Do vậy, chừng 14-15 tuổi là các cô đã bắt đầu đi rừng gùi củi về xếp dần quanh nhà. Nói cách khác là thấy nhà nào có đống củi kiểu ấy thì biết có con gái sắp đến tuổi lấy chồng.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

CA DAO BÌNH ĐỊNH Ở KONTUM


Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi
(ca dao Bình Định)

Muốn ăn bánh ít lá gai
Câu ca như tiếng thở dài trong ta
Điều hôm trước chẳng nói ra
Để trăm năm mãi sương sa mịt mùng

Này, em gái nhỏ Kon Tum
Có gì mà phải ngại ngùng nữa đâu
Tiếc gì cũng đã xa nhau
Ta về xuôi, em ở đầu non cao

Phải chăng em sợ qua đèo
Ngại e bão lụt chẳng theo ta về?
Nửa lòng muốn, nửa lòng chê
Giam ta vào giữa bốn bề gió mưa

Ta như một tấm vải thưa
Em - con mắt thánh - có lừa được đâu!
Niềm mong ước đã xanh râu
Lòng ta hợp phố mà châu xa lìa

Mười năm núi vẫn ngồi kia
Dakbla vẫn ngược nước chia đôi dòng
Mười năm ta chạy lòng vòng
Duyên gì, nay bước ngựa hồng về đây!

Xưa đừng nôm, ná hai tay
Đời ta đâu đến nỗi này - lênh đênh.
Trần Viết Dũng

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

BÀI KÝ NÚI PHẤP PHỎNG



Ở cái làng quê cái gì cũng hạng bét, đất đai hạng bét, núi sông hạng bét, lại nổi lên một áng văn chương, bài ký núi Phấp Phỏng của ông Cử Doãn,  kẻ thích tô hồng cuộc sống tất sẽ cho đó là văn chương hạng bét vì chỉ mang lại cho con người ta cảm tưởng chẳng bình yên.

Làng Cù. Đấy là tên của làng. Có người nói Cù là tên con vật thời hồng hoang, đương yên ngủ, bỗng trở mình quậy phá vùng đất này, Cù dậy. Có người nói Cù là ông Cù, ông tổ lập đất lập làng. Có người nói Cù là kiểu gọi nhân hóa một trận động đất nào đó đã từng xảy ra ở đây. Cái tên làng cắt nghĩa sao cũng được, nên cũng dễ xếp vào hạng bét. Nhưng đấy lại là nơi tôi hết mực yêu quí, bỡi là vì nơi chôn nhau cắt rốn của tôi.