Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

NGÀY 10 THÁNG 3 ÂM LỊCH


Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại chọn ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ Hùng Vương ?

Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được nhân dân cả nước long trọng kỷ niệm. Ngày đó là ngày Quốc Lễ và là ngày lễ lớn khi cả dân tộc hướng về nguồn, tưởng nhớ các vua Hùng … Cứ mỗi lần đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đồng bào cả nước lại nô nức “về nguồn”, tụ hội ở Đền Hùng, tưởng niệm tổ tiên chung của cả dân tộc.

Vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương có từ bao giờ? Tại sao Dân ta lại chọn ngày mồng Mười tháng Ba làm ngày giỗ Tổ?

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

THIÊN THẦN TRONG BỘ QUÂN PHỤC


In 1949, my father had just returned home from the war. On every American highway you could see the soldiers in uniform hitchhiking home to their families, as was the custom at that time in America.

Năm 1949, từ chiến trường cha tôi trở về nhà. Trên khắp nẻo đường nước Mỹ, bạn có thể thấy những người lính trong bộ quân phục đang đón xin đi nhờ xe để trở về với gia đình mình, đấy là chuyện quen thuộc lúc bấy giờ ở Mỹ.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

GIỮA TRƯA


Đèo Em nán đợi Em trường cũ
Giữa trưa hè, bằng lăng tím lối xưa .

Chợt mưa nhẹ, chia đôi thân áo mỏng
Bên rợn nắng vàng, bên nhầy nhụa hoen mưa .

Run tay vuốt mưa giăng, nghe trỗi khúc
Lắc thắc bây giờ, nhớ rấm rứt ngày xưa .

Nguyễn Khắc Tuấn


Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

TIN BUỒN


THƯƠNG TIẾC BÁO TIN


QuangTrung BinhKhe thương tiếc báo tin cùng các bạn Cựu Học Sinh Trung Học Quang Trung Bình Khê, Bình Định :

Khóa lớp 68 - 75, Bạn  HUỲNH VĂN HƯNG  sau thời gian lâm trọng bệnh, đã vĩnh viễn rời xa chúng ta lúc 23h ngày  27/03/201, nhằm ngày  mồng 6 tháng 3 năm Nhâm Thìn. Hưởng thọ 61 tuổi.

Lễ Di quan tiến hành lúc 15h ngày 28 tháng 03 (07 tháng 03, Nhâm Thìn)
An táng tại Nghĩa Trang Vườn Đào Thị Trấn Phú Phong, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định

Thành kính chia sẻ nỗi buồn cùng với gia đình.
Vô cùng thương tiếc bạn, cầu nguyện cho bạn được thảnh thơi miền cực lạc.

HỌP MẶT KHÓA LỚP 1973 - 1980 NĂM 2012


Hằng năm mỗi khóa lớp của Trung Học Quang Trung Bình Khê đều tổ chức ngày bạn bè xưa gặp gỡ. Mồng 5 Tết năm nay (2012), Khóa lớp 1973 – 1980 cũng quây quần lại với nhau tại sân trường cũ. Vài hình ảnh giới thiệu đến mọi người :

SẮC MÀU CUỘC SỐNG (2)

CẢNH VẬT VÀ CON NGƯỜI
ĐÃ VẼ TÔ MUÔN SẮC MÀU CHO BỨC TRANH CUỘC SỐNG

Mặt trời đã xuống trên đồng cỏ Đông Phi.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

CUỐI TRỜI


Xứ người biền biệt bao năm
Đường dài bước ngắn, lặng thầm gót lê
Một mình góc quán cà phê
Cuối trời mây trắng nhìn tê tái lòng …
Vĩnh Ngôn


Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

THIỀU QUANG CHÍN CHỤC


Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa của những thú du xuân. Thơ chữ Hán tả thú bốn mùa, đã viết về thú mùa Xuân là đi dạo chơi trên những thảm cỏ non tơ: “Xuân du phương thảo địa”. Thi hào Nguyễn Du mở đầu Truyện Kiều tả một cuộc du xuân của ba chị em Thúy Kiều với cảnh đất trời đẹp đẽ và những cuộc gặp gỡ chẳng dè đó vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của bao nỗi oan khiên, bất hạnh xảy đến cho đời Kiều liền sau đó.

Mùa xuân có chín mươi ngày nắng mới (Thiều quang chín chục…- Truyện Kiều, Nguyễn Du) sưởi ấm cái lạnh rớt của mùa Đông năm trước. Và trong màu nắng mới, vạn vật vừa kịp bừng thức, làm nên cảnh đẹp của mùa Xuân để cho thi nhân phải hết lời ngợi ca:“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Xuân Diệu).

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

HÀ GIAO VÀ TÔI

Hà Giao  (1937 - 2011)

Cuối năm 1981, Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình xuất bản quyển THƠ CA YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG NGHĨA BÌNH I. Thấy trong sách này có trích đăng nhiều bài thơ của các Danh nhân Bình Định có mặt trong sách NHÂN VẬT BÌNH ĐỊNH của tôi xuất bản năm 1971, văn hữu Trần Nhâm Thân liền mua tặng tôi một quyển với lời đề tặng: “Mua tặng anh Đặng Quí Địch tập sách này để thấy đưa con tinh thần – NHÂN VẬT BÌNH ĐỊNH – đã ăn nói với đời”.

Vài tháng sau đó, chẳng biết nhà báo Phạm Cao Viết Hiền hỏi ai mà biết được tôi đang ẩn cư tại thôn Bình Chương xã Hoài Đức huyện Hoài Nhơn nên đã đến tận nhà thăm tôi. Anh về Quy Nhơn liền viết bài “đã tìm gặp tác giả NHÂN VẬT BÌNH ĐỊNH” rồi cho đăng trên báo Nghĩa Bình.

HÃY YÊU LÁ GAN CỦA BẠN


Không có tôi
Bạn sẽ không có sức mà tiến tới
Bạn sẽ gầy mòn đi chẳng được gì
Các thói quen xấu của bạn sẽ giết chết bạn
Mức đường trong máu của bạn có thể xuống thấp thê thảm và bạn có thể rơi vào hôn mê. Có thể bạn đã không ra khỏi giường được sáng hôm nay nếu như tôi không làm việc

Nếu không có tôi,
Hẳn bạn đã không ở đây
Bạn đã không lớn lên một cách thích đáng
Bạn đã bị đầu độc bỡi các chất ô nhiễm
Bạn sẽ bị chảy máu cho đến chết
Bạn sẽ là mục tiêu của mọi thứ bệnh truyền nhiễm …

Đừng nhận chìm tôi vào trong bia, rượu

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

8 LỜI NÓI DỐI TRONG ĐỜI NGƯỜI MẸ


Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo : Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói ! Mẹ nói câu nói dối đầu tiên.

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo : Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.  Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

BẾN CHIỀU


Dừng chân trên bến Trường Trầu
Bến xưa còn đó đò đâu thấy đò
Bến xưa xa lắc đôi bờ
Vài sào con nước bây giờ buồn trôi

Cát vàng rũ gối bên bồi
Tre xanh bên lở như đời chung chiêng
Cánh buồm ngủ lúc nồm lên
Lòng sông cạn xợt xua thuyền về đâu
Vội chi mà vội qua cầu
Để rơi xuống nước tan câu hẹn hò
Xưa ai lỡ một chuyến đò
Để nay ai lại thẩn thơ nhớ người

Cố Thi Sĩ Hà Giao
(Giọt mưa - 1995)

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

MÁU TRÂU, SỮA BÒ


Theo nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Huu Ngoc, “Con trâu là vật có giá trị nhất của người nông dân Việt Nam”, hay nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Người ta thường đếm của cải của họ bằng những con trâu. Con trâu trung thành cũng như con chó, bênh vực người chủ của nó và để cho bọn trẻ cưỡi trên lưng.

Tuan Anh, một học sinh của tôi đã lớn lên ở một vùng quê gần Da Nang, nói với tôi công việc của cậu ta là dắt trâu ra những cánh đồng để trâu ăn cỏ, rồi đến dòng sông tắm rửa. Bạn tôi là Ha ở tỉnh Quang Nam cũng nói với tôi: “Khi chúng tôi nghĩ về làng quê, chúng tôi luôn luôn nghĩ đến những lũy tre xanh và con trâu”. Về sự trung thành và chăm chỉ của nó, con trâu được coi trọng khắp đất nước Việt Nam và nó là tôi tớ của nhiều truyện dân gian.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

CON CHIM NHỎ TRONG LỒNG


Elena Pucillo Truong, quốc tịch Ý, là chị dâu của Trương Tuyết Nga. Trương Tuyết Nga, cựu học sinh Trung Học Quang Trung Bình Khê khóa lớp 1968 – 1975 đã chuyển đến truyện ngắn Con Chim Nhỏ Trong Lồng của chị Elena, chồng chị là anh Trương Văn Dân chuyển ngữ. QuangTrung BInhKhe giới thiệu cùng mọi người bài viết của Cô Dâu Việt, một Tiến sĩ ngữ văn người Ý rất Việt. Bài viết mang hình ảnh của trời Tây nhưng tâm tư, cách diễn đạt lại ngập tràn cảm xúc của người phương Đông :

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

AI VỀ CHO GỞI



Việc xong ghé quán Cà Mau
Uống ba xị đế gục đầu nhớ xưa!

Ai có về lại quê
Cho tôi lời nhắn gởi
Con đường xưa đá sỏi
Chút nắng ẩn mây thưa

Ai có về trường xưa
Hỏi thăm hàng phượng vĩ
Dãy phòng xưa cũ kỹ
Thuở học trò ngây thơ

Qui Nhơn ai đã về
Cầu Đôi nước có mặn ?!
Sông Ngang còn nhảy Sắn ?!?!
Cười tít mắt đỏ tai !

Có ai về Vườn Xoài
Dọc theo đường 19
Nhìn rẫy nương tươi chỉnh
Xanh mát cảnh hoang rừng !


Ai có về Cù Lâm
Nhớ nhâm nhi Bàu Đá
Chắc rằng sẽ không lạ
Bỡi men cay ấm lòng

Nhớ qua cầu Nước Xanh
Trải lòng mình trong suốt
Soi bóng hình dưới nước
Sẽ hiện cả bầu trời

Ai ghé qua Hang Dơi
Đèo An Khê “ õng ẹo ”

Ôi đường xa vạn nẻo
Mới đó … mấy mươi năm …!
Ừ ! “ xa lắc xa lăm ”
…Chợt nhớ về chốn cũ

Ôi ! Biết sao cho đủ !!!
    

 Xin gởi nếu ai về  !
 Có ai về cho gởi !!!

ĐỒ BÌ
10.03.2012

SẮC MÀU CUỘC SỐNG

CẢNH VẬT VÀ CON NGƯỜI
ĐÃ VẼ TÔ MUÔN SẮC MÀU SINH ĐỘNG CHO BỨC TRANH CUỘC SỐNG


Những vũ công Balê xinh đẹp như thiên nga  (Đức)

Loài công trắng ở công viên quốc gia Sarasota  (Mỹ)

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẦU TIÊN Ở BÌNH KHÊ

Chiều Sông Côn - Ảnh chụp trước vị trí trường MXT ngày xưa

Dưới Triều Nguyễn, cũng giống như các địa phương khác, trường lớp ở Bình Định xây dựng theo phân cấp hành chính Trường Tỉnh, Trường Phủ và Trường Huyện. Quan chức phụ trách giáo dục cấp Huyện có Huấn Đạo, cấp Phủ có Giáo Thụ và cấp Tỉnh có Đốc Học. Giống như trường tư bây giờ, ở mỗi làng xã còn có những Thầy Đồ là các Khóa sinh, các ông Tú hoặc các hưu quan, hoặc các vị đỗ đạt mà không muốn làm quan đứng ra tổ chức giảng dạy cho người trong thôn trong xóm. Những lớp học nầy đặt ở nhà Thầy hoặc nhà dân, dạy từ 5,  7 cho đến vài chục môn sinh.

Trường học tạm gọi là trường cấp tỉnh ở Bình Định được thành lập từ thời Gia Long, xây dựng tại thôn Kim Châu, huyện Tuy Viễn, nay thuộc Thị Trấn Bình Định (hiện là Thị Xã An Nhơn). Tháng 1 năm 1805, Gia Long đặt chức Đốc Học ở trấn Quy Nhơn, bổ Đặng Đức Huy người Hoài Nhơn phụ trách, kiêm khảo khóa sĩ tử (giám sát, tra xét, tổ chức việc thi cử) 2 Dinh Quảng Ngãi và Phú Yên. Đến năm 1842, Trường được dời về thôn Liêm Trực, phía nam tỉnh thành.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

BỐN NGỌN NẾN


Bốn ngọn nến lặng lẽ cháy trong bầu không khí tĩnh lặng, đến độ ta có thể nghe chúng than thở với nhau :

Ngọn thứ nhất nói :
Tôi hiện thân cho BÌNH AN, nhưng thời buổi nầy, không ai còn cần tôi thắp sáng
Thế là ngọn lửa BÌNH AN lụi dần rồi tắt đi

Ngọn thứ hai nói :
Tôi hiện thân cho NIỀM TIN, nhưng hiện nay không ai còn cần đến tôi nữa
Nói xong, ngọn lửa NIỀM TIN lịm dần rồi cũng tắt.

Ngọn thứ ba nói :
Tôi hiện thân cho TÌNH YÊU, nhưng không còn thiết sống nữa. Người ta gạt tôi sang một bên và chẳng còn cho tôi là quan trọng. Thậm chí họ cũng chẳng yêu thương những người gần gũi nhất với mình.
Rồi không chần chừ gì, TÌNH YÊU lụi tàn và tắt ngúm.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

CÁCH CHIA HAI ĐỒNG BẠC



Luiz Inácio Lula da Silva : vị tổng thống Brazil của 2 nhiệm kỳ ( 2002 - 2010 )

Chú bé Lula, sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại một gia đình nông dân ở Ba-Tây (Brazil).

Vì nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, thằng nhỏ đã phải đi bán đậu phụng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi, và  thiếu ăn. Sau khi được lên tiểu học, lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đầu đường, hôm nào không có khách, thì coi như là nhịn đói.

Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều, có 1 người khách, là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần  đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào  3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó , không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho nó đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

VỌNG ĐÁ HẦM HÔ


Nghiêng mình tưởng nhớ “Cuồng sĩ đất Tây Sơn” - Tác giả TRĂNG HẦM HÔ VÀ EM

Lộc vừng rắc lối chân ai?
Hầm Hô động đá réo đoài triều thương
Rừng mai nở rộ ngàn phương
Nhớ cô sơn nữ gùi hương qua đèo !

Đá chồng ôm đá nhấp nhô
Thác tuôn lơ lững trắng bờ không gian
Thấy gì trong khói mơ tan ?
Thiên thai là cõi trần gian dội vào

Xuân về ! Vẫy nắng lũng thơ
Khe sâu lãng tử đang trèo ngẩn ngơ !
Mấy cành lan mọc bơ vơ
Non cao đá dựng mây hờ giọt tương

Nhớ gì giấc mộng đêm thương ?
Nằm lên đá ngủ một trường lá khô
Tường rêu cửa động hoang sơ
Hai ông tiên đá đánh cờ dưới trăng

Nghìn thu chín bãi đá vàng
Để con cá nhảy đớp sương ngỡ ngàng
Khách du tìm đến mơ màng
Thoảng nghe trong gió tiếng đàn suối reo …

Khi về nhớ ghé bến đò !
Ta cùng chuốc chén rượu vò Sông Côn
Hầm Hô đẹp nhất hoàng hôn
Một trời sắc tím thở hồn Tây Sơn !

Sài Gòn Xuân 2012
Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

NGHĨA KHUYỂN (2)

CHÚNG TÔI ĐÃ TRỞ VỀ


Thảm họa thiên nhiên luôn luôn cận kề; nhưng người Nhật vẫn đứng dậy được mỗi khi ngã xuống trước thử thách của thiên nhiên. Tình thương chính là động lực để con người đứng dậy được.

Trong bộ phim của Ryuichi Inomata, từ đống hoang tàn đổ nát sau trận động đất khủng khiếp, Yamakoshi đã hồi sinh. Mọi người đã trở lại. Mọi thứ có thể mất, nhưng tình thương không thể mất. Trước khi trở về Yamakoshi, mọi người đã giúp cô chủ nhỏ Aya tìm lại được mẹ con chú chó trung thành. Một kết thúc có hậu.

Tình yêu thương do Thượng Đế ban thật là vô giá, bởi vì nó vô tận và bất diệt. Dù gian khó bao nhiêu,dù trong hoàn cảnh éo le nào chăng nữa cũng đừng đánh mất niềm tin vào tình yêu thương, các bạn nhé!


Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

NGHĨA KHUYỂN (1)

CHÚ CHÓ MARI VÀ CÔ CHỦ NHỎ AYA


Những thảm họa thiên nhiên luôn là thử thách tàn nhẫn nhất với ý chí con người; nhưng cũng chính trong những thảm họa đó, mỗi chúng ta nhận ra những thứ vô giá nhất trên đời đều là những thứ không thể mất. Đoạn clip sau sẽ chứng  minh cho bạn điều ấy : tình yêu thương là vô tận và bất diệt.

Bộ phim nghĩa khuyển Mari và cô chủ nhỏ Aya của đạo diễn người Nhật Ryuichi Inomata, được dựng lại từ một câu chuyện có thật tại Nhật Bản trong trận động đất khủng khiếp năm 2004.