Theo nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Huu Ngoc, “Con trâu là vật có giá trị nhất của người nông dân Việt Nam”, hay nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Người ta thường đếm của cải của họ bằng những con trâu. Con trâu trung thành cũng như con chó, bênh vực người chủ của nó và để cho bọn trẻ cưỡi trên lưng.
Tuan Anh, một học sinh của tôi đã lớn lên ở một vùng quê gần Da Nang, nói với tôi công việc của cậu ta là dắt trâu ra những cánh đồng để trâu ăn cỏ, rồi đến dòng sông tắm rửa. Bạn tôi là Ha ở tỉnh Quang Nam cũng nói với tôi: “Khi chúng tôi nghĩ về làng quê, chúng tôi luôn luôn nghĩ đến những lũy tre xanh và con trâu”. Về sự trung thành và chăm chỉ của nó, con trâu được coi trọng khắp đất nước Việt Nam và nó là tôi tớ của nhiều truyện dân gian.
Như trong sự tích, con trâu đầu tiên là sự đầu thai của vị thần Kim Quang, được Ngọc Hoàng đưa xuống mang giống lúa cho con người. Vì thế con người chẳng bao giờ ăn thịt trâu và thường chôn cất giống như người chủ của nó.
The buffalo (trâu trong tiếng Việt) vẫn còn thấy thả trên những cánh đồng lúa, ngay như sự phát triển đã lấn chiếm những cánh đồng lúa trước đây và những xe tải khổng lồ gầm rú đi ngang qua. Có một số xe tải, tôi nghe nói là đang chở trâu từ miền núi phía bắc đến những lò mổ ở Sai Gon.Thái độ đã có sự thay đổi.
Con trâu là điểm trọng tâm của nhiều phong tục cổ xưa như chọi trâu (buffalo fighting), một lễ hội được hồi phục ở Do Son gần Hai Phong và thêm một lễ hội nữa là đua trâu (buffalo racing).
Con trâu là vật để tế thần hằng năm của các bộ tộc vùng cao, bao gồm các dân tộc Bana, Cotu, Ede, M’nong, Thai, Giarai và Paco, như là một phần của một nghi thức hành lễ phong phú, lễ đâm trâu (buffalo stabbing) trong sự tôn kính Giàng (Heaven) và cầu xin mùa màng dư dật, no đủ. Vinh - bạn tôi, người đã trải qua nhiều năm tìm hiểu và chụp ảnh các dân tộc thiểu số, đã miêu tả cho tôi nghi thức hành lễ trong từng chi tiết:
Con trâu được buột vào một cái trụ gỗ, “cây nghi thức” ở giữa một vòng người vây quanh trước nhà rông và một hay nhiều người đàn ông khỏe mạnh đâm con trâu nhiều lần với một cây giáo. Máu chảy xuống đất. Cồng chiêng và trống nổi lên. Mọi người nhảy múa. Máu trâu thì bôi lên trán mỗi người dân trong làng và thịt dùng cho bữa ăn.
Y học Việt Nam đã dùng những phần khác nhau của con trâu để làm thuốc. Tro lông trâu ngâm rượu gạo dùng để điều trị bệnh sốt. Cao da trâu ngâm rượu cũng chữa được bệnh sốt, rất tốt cho bệnh xơ gan và trị mụn nhọt. Chất lỏng từ món thịt hầm, từ da trâu cứng thì dùng điều trị những bệnh vảy đóng trên vết thương của trẻ em. Hỗn hợp thuốc mỡ răng trâu nghiền dùng để thoa các vết thương lở loét. Thường xuyên dùng sữa trâu cũng có thể kiềm chế những cơn sốt và chứng táo bón. Những thông tin nầy do Đông dược sĩ Duong Tan Hung cung cấp trên Tuần báo Thanh Niên.
Xuyên suốt lịch sử, tất cả ox hay cow, bò cái (Bos taurus), đã duy trì sữa (bơ, sữa chua, phó mát), thịt và da thuộc của nó và như một sự cậy nhờ vào động vật. Thực dân Pháp đã đưa vào chữ bơ từ “beurre” và phó mát hay phô mai, từ “fromage” đến Việt Nam.
Bây giờ ở Việt Nam tiền của để mua một con bò là khó khăn rất lớn đối với đời sống của dân nghèo sống trên mảnh đất nhỏ. Bên cạnh việc lấy sữa, họ còn dùng bò kéo cày, lấy phân bón cho đất đai của họ. Xung quanh Da Nang và Tam Ky tôi thường thấy một đàn bò nhỏ đang ung dung gặm cỏ cùng với con của chúng và tôi mỉm cười nhìn thấy chúng trong môi trường thiên nhiên, việc chính chúng đang làm chỉ là gặm cỏ mà thôi. Rất hiếm thấy ở các nước phương Tây, những nông trang đã công nghiệp hóa.
Mặc dầu trâu cũng cho sữa, (nguồn sữa rất dồi dào), nhưng người Việt Nam không có văn hóa uống sữa. Việc quảng cáo đã có hiệu lực, sau những năm tháng chiến tranh và mất mát, bị bóc lột thậm tệ, người dân cần bồi dưỡng và mong muốn con cái của họ được cao lớn, mạnh mẽ và phát triển trí não. Trên những cái giá ở siêu thị xếp đầy những hộp sữa bằng carton và các chế phẩm từ sữa. Những bà mẹ trẻ đã mạnh dạn từ bỏ việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách cho con của họ dùng sữa công thức 5 x DHA, cho là nâng cao chức năng thông minh và có những sản phẩm đặc biệt dành cho trẻ em phát triển kỷ năng hiểu biết. Tôi đã chú ý mốt uống cà phê của giới trẻ là cà phê sữa đá. Khi tôi hỏi vì sao, câu trả lời phổ thông nhất rằng nó “Tốt cho sức khỏe”. Bây giờ ở vùng này nơi nào cũng phổ biến mụn trứng cá. Nhiều người Mỹ đã nghiên cứu cho rằng uống sữa là nguyên nhân hay là làm cho tồi tệ hơn bệnh mụn trứng cá.
Sán xuất sữa ở Việt Nam đã trở thành một ngành kinh doanh và những bảng quảng cáo to cỡ ngôi nhà lớn, hiện tại đã làm đẹp thêm các thành phố và những phong cảnh miền quê.
Annie Eagle (Anh)
Thùy Linh (dịch)
Dịch từ bản tiếng Anh của tạp chí Vietnam Heritage june-july 2011
Đọc bản dịch “Máu Trâu_ Sữa Bò” của Thùy Linh_ Mình chợt liên tưởng bản nhạc “Em bé quê” của Phạm Duy một thời nghêu ngao :
Trả lờiXóa“…Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau…”
Còn bao hình ảnh thân thương về trâu”êm đềm, gần gũi” đã đi vào hồn quê như “con trâu” của Trần Tiêu , trong thơ Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ…Giờ TRÂU chỉ là hoài niệm trong tuổi thơ bao người !Nay trâu không còn phổ biến nữa ! Trong CN người ta sản xuất BÒ hàng loạt lấy sữa phục vụ đời sống…
Nhưng cũng cần xem lại gần đây “Dịch bò điên” tràn lan do hệ quả CN của NÓ về hóa chất,tăng trọng đã báo động một thảm họa mai sau cho nhân loại…(?)
Rất cảm ơn Thùy Linh cho tôi một khoảng trống nhớ về TRÂU trên cánh đồng Quê mình !
...Còn bao hình ảnh thân thương về trâu....Người viết bài chắc chưa thấy Đại gia rước dâu bằng xe trâu.
XóaMáu Trâu :
Trả lờiXóaCồng chiêng và trống nổi lên.
Mọi người nhảy múa.
Máu trâu thì bôi lên trán mỗi người dân ...
Sữa Bò :
Người Việt Nam không có văn hóa uống sữa.
Nay thì những bà mẹ trẻ đã mạnh dạn từ bỏ việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách cho con của họ dùng sữa công thức 5 x DHA
Máu Trâu bôi lên trán giống như Thổ dân da đỏ bôi mặt trước khi xuất trận. Sữa 5 x DHA sẽ nâng cao chức năng thông minh và phát triển kỷ năng hiểu biết cho trẻ em. Sữa mẹ là đồ bỏ.
He he ... người ta nhìn VN ta như rứa đó !?
.
Tui hồi nhỏ bị mẹ la là lì như trâu, hơi lớn lớn đi học bị anh chị kêu là ngu như trâu, lớn hơn chút nữa bi bạn gái gọi mặt dày như da trâu, có vợ bã than dí tui là khổ như trâu... cặm cụi làm ăn họ chê da đen thui như trâu. Bỏ xứ vô SG làm ăn họ nói bọn nó cày như trâu, tui có sức làm quần quật ,họ nói khỏe như trâu. Tời ơi là trời !!!
Trả lờiXóaĐiều tui hãnh diện nhứt là thằng bạn đời tui cho tui là HIỀN LÀNH và NGAY THẲng như ruột trâu.
Có lúc nào ai khen bạn ở dơ như TRÂU
XóaHay ca tụng với bạn là ĐÀN KHẢY TAI TRÂU cho đủ bộ hi hi...
Có câu :" Thẳng như ruột NGỰA "chứ bạn!
XóaTrong Khổng Minh tầm hữu : Tuất trường, ngưu mã trường xếp một loại đó bạn hiền !
XóaNhững “CON”thường mộc mạc , gần gũi, trần trụi, thân thương…đều thẳng tuột như nhau cả ,dù ngắm” NÓ” có cong cong,ngắn ngắn cũng dzậy nẫu quơi…(Cừ!)
XóaThế là từ nay mình phải sửa lại câu này nha:"NGƯU tầm MÃ, MÃ tầm NgƯU " .Đồng ý chứ? Đồng ý thì ký một cái,hehe...
XóaChào !