Nguyễn Thanh Hiện
Thuở đó, ông Khê là tay thợ săn nổi tiếng trong vùng. Theo lời truyền, chó săn của ông đến mấy đàn. Đàn này đi săn thì mấy đàn kia nghỉ lấy sức. Chó để sinh con thì không đi săn. Chó đực để phối giống cũng không đi săn. Có nghĩa, đàn chó săn của ông Khê là tuyển từ đám chó sinh sản ở trong nhà, và được dạy dỗ từ lúc mới biết bú biết ăn. Săn bắn là thú tiêu khiển của hầu hết các bậc vua chúa thời xưa. Còn bình thường, đi săn là để có thịt rừng ăn. Với ông Khê, ngoài các lý do trên, ông còn có thú đam mê khác. Dẫn chó vào rừng đuổi bắt con thú là cầm quân ra trận. Tương truyền, ông Khê vào rừng, cất chòi trên ngọn cây cao, nằm lại hằng tháng. Để học tiếng con hổ gầm, tiếng con mang kêu, tiếng chân lũ chồn cheo.
Ông Khê có hai người con trai. Con gái có bao nhiêu người chẳng rõ. Người con trai đầu là ông Lục, chết lúc đi lấy trầm. Người con trai thứ là ông Quyết. “Này thằng Quyết, mày nói tao nghe, chọn chó thế nào để lớn lên thành chó săn hay?” Ông Khê hỏi.
Quyết đáp, “Thứ nhất là bộ chân phải cao, chân có cao thì chạy mới giỏi. Thứ hai là tính nết, kêu phải chạy tới liền, la phải nằm mọp xuống liền.” Ông Khê bảo, “Được. Mày có khiếu chọn chó đó.” Biết Lục không có máu làm thợ săn, ông Khê chỉ giao cho việc cho lũ chó ăn uống, tắm rửa và sắp đặt chỗ ngủ cho chúng.
Một hôm, lúc tập cho lũ chó nghe tiếng chân của lũ thú rừng, ông Khê đánh Quyết cùng lúc mấy bạt tai. “Mày có biết thế nào là nhiễm chưa?” Quyết run, “Thưa chưa.” Ông Khê nạt, “Là mày phải am nhiễm tiếng chân của lũ thú rừng như vừa nhiễm mấy bạt tai của tao, rõ chưa?” Điều đó có nghĩa phải giả cho đúng tiếng chân của lũ thú rừng để tập cho lũ chó nghe.
Quyết giả tiếng chân con mang mà nghe thành tiếng chân con gấu. “Này thằng Quyết, mày có biết thế nào là lầm kẻ địch chưa?” Quyết im. Ông Khê phải giảng giải cho con trai, “Nghe tiếng chân con gấu mà tưởng tiếng chân con mang là đi vào chỗ chết. Bởi con mang gặp chó thì chạy, còn con gấu chống lại.” Như thế là Quyết phải cơm ăn cơm vỡ vào nằm trong rừng để học nghe thêm tiếng chân, tiếng sủa, tiếng gào rú của lũ thú rừng.
Lúc đầu, mấy cha con còn làm mấy khoảnh ruộng trên đồng làng Lâm Thượng. Sau đó thì cho người ta làm rẽ, chỉ còn lo mỗi việc đi săn. Bà Khê nói, “Lũ thằng Lục thằng Quyết lớn cả. Chẳng lẽ cứ bắt chúng chúi mũi chúi tai vô đám chó, không nói gì chuyện gia thất cho chúng hay sao?” Ông Khê bảo, “Vợ con muốn lúc nào có lúc nấy. Còn sự nghiệp lớn không phải ngày một ngày hai.” Với ông Khê, đi săn thú là sự nghiệp lớn. Vườn nhà ông Khê rộng, có bờ rào tre bao bọc bốn phía. Bên trong bức tường thành tre ấy, lúc nào cũng có tiếng hô quát của chủ nhân, tiếng rậm rực của lũ chó, tựa một đồn binh. Để tập chó nhảy suối, vượt đồi, ông Khê đã đắp thành ụ cao, đào thành hào sâu ngay trong vườn.
Lục té hào lúc tập cho chó vượt suối, bị gãy chân. Bà Khê vật vã, “Ông giết con tôi.” Ông Khê cười, “Vậy mới thành nhơn.” Môn thuốc nam trị trặc, gãy, ông Khê nổi tiếng cả vùng. Chỉ mươi hôm Lục đi đứng bình thường. “Này thằng Lục, tao thấy mày chỉ giỏi việc theo cày.” Lục ức lắm. Có phải vì thế mà về sau đã trở thành ông tổ thợ rừng hay không.
Ông bầu Khê, người đời vẫn gọi thế. Bầu đây là bầu thợ săn. Hay gọi tắt là bầu săn. Còn đám trai trẻ trong làng theo ông Khê đi săn gọi là bạn săn. Lý trưởng Lâm Thượng lúc bấy giờ là tay mê đi săn. Nhưng chẳng thể tạo dựng được đàn chó đánh đâu thắng đó như của bầu Khê. “Ông mà dạy được đàn chó của ta săn giỏi, ta sẽ cất nhắc làm hương kiểm của làng,” một hôm, lý trưởng Lâm Thượng bảo ông Khê. Bầu Khê nói, “Thầy lý vì thích việc đi săn mà nói thế, chứ có cho bầu Khê này làm vua thì cũng không làm sao làm cho đàn chó của thầy giỏi được.” Lý trưởng Lâm Thượng tức lắm, “Vì cớ gì, nói nghe?” Ông Khê đáp, “Có nói ra thầy lý cũng không hiểu được.”
Rất thích nhậu thịt rừng, nhưng tay lý trưởng ấy dẫn chó vào rừng lần nào cũng về tay không. Cuối cùng phải đến xin đầu quân, làm thợ bạn của bầu Khê. Ông Khê nói, “Gầy cuộc săn cũng như gầy cuộc chiến. Đã đi với bầu Khê này, dầu là quan trên phủ trên tỉnh cũng phải theo mệnh lệnh của ông bầu. Giỏi, được phân thịt rừng nhiều hơn. Làm sai, phải chịu phạt.” “Được,” Lý trưởng Lâm Thượng vui vẻ chấp nhận.
Hôm ấy là đi săn nai. Các thợ bạn đều do ông Khê cắt đặt, trừ mỗi lý trưởng Lâm Thượng. “Đứng lưới, hay đứng góc, đứng trổ, là tùy ý thích của thầy lý,” Bầu Khê nói. Vốn là kẻ vừa háo danh vừa háo thắng, lý trưởng Lâm Thượng lãnh đứng lưới để đâm con mồi cho nổi tiếng chơi. Nhưng con nai bị chó dồn đuổi, chạy tới, chưa kịp mắc lưới, thầy lý đã nhảy bổ ra, đưa mác đâm. Con mồi liền trờ lại, rồi phóng nhảy qua lưới, biến mất. Đám chó dồn tới, uất ức vì con mồi đã sẩy, vừa vểnh mồm lên tru, sủa, vừa cào cấu đất, khiến lý trưởng Lâm Thượng hoảng sợ, bỏ mặc đồng đội, ba chân bốn cẳng chạy trốn. Theo luật thưởng phạt công minh của bầu Khê, trưa ấy, kẻ để con mồi sẩy lưới phải làm công việc tắm chó. Chuyện lý trưởng Lâm Thượng bị bầu Khê phạt tắm chó lập tức được truyền đi khắp làng.
Ông Khê có hai người con trai. Con gái có bao nhiêu người chẳng rõ. Người con trai đầu là ông Lục, chết lúc đi lấy trầm. Người con trai thứ là ông Quyết. “Này thằng Quyết, mày nói tao nghe, chọn chó thế nào để lớn lên thành chó săn hay?” Ông Khê hỏi.
Quyết đáp, “Thứ nhất là bộ chân phải cao, chân có cao thì chạy mới giỏi. Thứ hai là tính nết, kêu phải chạy tới liền, la phải nằm mọp xuống liền.” Ông Khê bảo, “Được. Mày có khiếu chọn chó đó.” Biết Lục không có máu làm thợ săn, ông Khê chỉ giao cho việc cho lũ chó ăn uống, tắm rửa và sắp đặt chỗ ngủ cho chúng.
Một hôm, lúc tập cho lũ chó nghe tiếng chân của lũ thú rừng, ông Khê đánh Quyết cùng lúc mấy bạt tai. “Mày có biết thế nào là nhiễm chưa?” Quyết run, “Thưa chưa.” Ông Khê nạt, “Là mày phải am nhiễm tiếng chân của lũ thú rừng như vừa nhiễm mấy bạt tai của tao, rõ chưa?” Điều đó có nghĩa phải giả cho đúng tiếng chân của lũ thú rừng để tập cho lũ chó nghe.
Quyết giả tiếng chân con mang mà nghe thành tiếng chân con gấu. “Này thằng Quyết, mày có biết thế nào là lầm kẻ địch chưa?” Quyết im. Ông Khê phải giảng giải cho con trai, “Nghe tiếng chân con gấu mà tưởng tiếng chân con mang là đi vào chỗ chết. Bởi con mang gặp chó thì chạy, còn con gấu chống lại.” Như thế là Quyết phải cơm ăn cơm vỡ vào nằm trong rừng để học nghe thêm tiếng chân, tiếng sủa, tiếng gào rú của lũ thú rừng.
Lúc đầu, mấy cha con còn làm mấy khoảnh ruộng trên đồng làng Lâm Thượng. Sau đó thì cho người ta làm rẽ, chỉ còn lo mỗi việc đi săn. Bà Khê nói, “Lũ thằng Lục thằng Quyết lớn cả. Chẳng lẽ cứ bắt chúng chúi mũi chúi tai vô đám chó, không nói gì chuyện gia thất cho chúng hay sao?” Ông Khê bảo, “Vợ con muốn lúc nào có lúc nấy. Còn sự nghiệp lớn không phải ngày một ngày hai.” Với ông Khê, đi săn thú là sự nghiệp lớn. Vườn nhà ông Khê rộng, có bờ rào tre bao bọc bốn phía. Bên trong bức tường thành tre ấy, lúc nào cũng có tiếng hô quát của chủ nhân, tiếng rậm rực của lũ chó, tựa một đồn binh. Để tập chó nhảy suối, vượt đồi, ông Khê đã đắp thành ụ cao, đào thành hào sâu ngay trong vườn.
Lục té hào lúc tập cho chó vượt suối, bị gãy chân. Bà Khê vật vã, “Ông giết con tôi.” Ông Khê cười, “Vậy mới thành nhơn.” Môn thuốc nam trị trặc, gãy, ông Khê nổi tiếng cả vùng. Chỉ mươi hôm Lục đi đứng bình thường. “Này thằng Lục, tao thấy mày chỉ giỏi việc theo cày.” Lục ức lắm. Có phải vì thế mà về sau đã trở thành ông tổ thợ rừng hay không.
Ông bầu Khê, người đời vẫn gọi thế. Bầu đây là bầu thợ săn. Hay gọi tắt là bầu săn. Còn đám trai trẻ trong làng theo ông Khê đi săn gọi là bạn săn. Lý trưởng Lâm Thượng lúc bấy giờ là tay mê đi săn. Nhưng chẳng thể tạo dựng được đàn chó đánh đâu thắng đó như của bầu Khê. “Ông mà dạy được đàn chó của ta săn giỏi, ta sẽ cất nhắc làm hương kiểm của làng,” một hôm, lý trưởng Lâm Thượng bảo ông Khê. Bầu Khê nói, “Thầy lý vì thích việc đi săn mà nói thế, chứ có cho bầu Khê này làm vua thì cũng không làm sao làm cho đàn chó của thầy giỏi được.” Lý trưởng Lâm Thượng tức lắm, “Vì cớ gì, nói nghe?” Ông Khê đáp, “Có nói ra thầy lý cũng không hiểu được.”
Rất thích nhậu thịt rừng, nhưng tay lý trưởng ấy dẫn chó vào rừng lần nào cũng về tay không. Cuối cùng phải đến xin đầu quân, làm thợ bạn của bầu Khê. Ông Khê nói, “Gầy cuộc săn cũng như gầy cuộc chiến. Đã đi với bầu Khê này, dầu là quan trên phủ trên tỉnh cũng phải theo mệnh lệnh của ông bầu. Giỏi, được phân thịt rừng nhiều hơn. Làm sai, phải chịu phạt.” “Được,” Lý trưởng Lâm Thượng vui vẻ chấp nhận.
Hôm ấy là đi săn nai. Các thợ bạn đều do ông Khê cắt đặt, trừ mỗi lý trưởng Lâm Thượng. “Đứng lưới, hay đứng góc, đứng trổ, là tùy ý thích của thầy lý,” Bầu Khê nói. Vốn là kẻ vừa háo danh vừa háo thắng, lý trưởng Lâm Thượng lãnh đứng lưới để đâm con mồi cho nổi tiếng chơi. Nhưng con nai bị chó dồn đuổi, chạy tới, chưa kịp mắc lưới, thầy lý đã nhảy bổ ra, đưa mác đâm. Con mồi liền trờ lại, rồi phóng nhảy qua lưới, biến mất. Đám chó dồn tới, uất ức vì con mồi đã sẩy, vừa vểnh mồm lên tru, sủa, vừa cào cấu đất, khiến lý trưởng Lâm Thượng hoảng sợ, bỏ mặc đồng đội, ba chân bốn cẳng chạy trốn. Theo luật thưởng phạt công minh của bầu Khê, trưa ấy, kẻ để con mồi sẩy lưới phải làm công việc tắm chó. Chuyện lý trưởng Lâm Thượng bị bầu Khê phạt tắm chó lập tức được truyền đi khắp làng.
Quả là tay mê đi săn, lý trưởng Lâm Thượng không tức giận vì chuyện ấy, mà còn xin bầu Khê được tiếp tục làm bạn săn. Ông Khê nói, “Muốn vậy, thì ngày ngày thầy lý phải tới đây để cùng đám bạn săn nghe bầu Khê này dạy cho cách làm thợ săn.” Giống như anh lính chiến, những ngày nghỉ đi săn, đám bạn săn phải đến nghe bầu Khê giảng binh pháp và tập ra trận với lũ chó. “Vào cuộc săn, chó với đám bạn săn lũ bay là đồng đội, biết chưa,” Bầu Khê nhắc lại điều ông vẫn nói trước mỗi lần xuất quân. Có tay bạn săn theo ông Khê đi săn đã năm bảy lượt mà vẫn chưa hiểu điều đó, cãi, “Người biết nói năng, còn chó chỉ sủa, sao gọi đồng đội?” Ông Khê đè tay ấy đánh cùng lúc hai mươi gậy vô mông. “Mày hiểu thế nào là thấm chưa?” Cả người, cả chó phải thấm nhiễm tất thảy những điều ông Khê nói ra. Lời ông thốt ra là lời của vị thống soái. Người ta bảo, lúc tập dợt ở nhà, ông Khê chỉ ăn bận bình thường. Nhưng khi đem quân vào rừng, thì ông Khê cổ đeo tù và, đầu chít khăn vải, áo quần cộc, có đai cột bụng, cả khăn áo đều màu lá rừng. Cây mác dài quá đầu của ông Khê đã vấy không biết bao nhiêu máu của cọp, của nai, của chồn cheo trên núi Thiên Sơn. “Người giỏi giữ thì giấu ở dưới chín lần đất, người giỏi đánh thì động ở trên chín lần trời,” ông Khê đã đem binh pháp của Tôn Tử ra dạy cho đám bạn săn. Đấy là cách săn đuổi lũ mang, nai, chồn, cheo. Lúc phục binh, lừa chúng vào trận là lúc giữ. Phải giấu sao cho chúng không biết đấy là thế trận. Nhưng khi con mồi đã lọt vào thế trận rồi, thì tung lên đuổi cho chúng chạy vào lưới. Đấy là lúc đánh. Phải động cho đến chín lần trời.
“Này thằng Quyết, mày đã phân biệt được tiếng con nai, với tiếng con gấu chưa?” “Thưa rồi.” “Đã biết được mùi cọp chưa?” “Thưa rồi.” “Phải biết mùi cọp, mới săn được cọp. Đêm qua có chúa sơn lâm băng qua mảng rừng ấy. Đem chó vào để tập nghe hơi.” “Có cọp đấy,” lần đầu nghe hô, chó vểnh mồm, sủa. Lần hai nghe hô có cọp, chó cụp đuôi, im. Cuối cùng, nghe hô có cọp, chó vểnh đuôi, chạy. Vểnh đuôi chạy là lúc chó đã biết nhử cọp vào trận địa. Khác với săn nai, săn chồn cheo, là đuổi, săn cọp là nhử. “Khiến được kẻ địch tự đến là lấy lợi mà nhử,” ông Khê cũng dùng binh pháp Tôn Tử vào việc săn cọp. Chó là quân cảm tử. Sự sống còn của chó tùy thuộc vào cách bẫy bắt của người thợ săn.
Lúc ông Khê mở cuộc săn cọp là mở cuộc đánh lớn. Mang cung, hầm chông, bẫy đá. Những cách bẫy bắt ấy quyết định sự thành bại của cuộc săn. Đám chó cảm tử dẫn dắt con mồi đến những nơi kết thúc ấy. Đàn chó có hao đi, mỗi lần con mồi lọt qua được những cửa tử ấy. Nhưng thế hệ chó này nằm xuống thì đã có thế hệ chó khác thay. Ở nhà ông Khê, đám chó làm công việc sinh con đẻ cháu cũng được coi trọng ngang bằng với đám chó đi săn. Nói ông Khê ham miếng của rừng mà đi săn, là không phải. Miếng thịt rừng của mỗi cuộc săn được phân phát cho cả làng ăn. Rốt cuộc thì người làng Lâm Thượng ai nấy đều cảm thấy nôn nao mỗi sáng có tiếng tù và cất lên ở trong làng. Kẻ ra đi cũng nôn nao mong chiều về là kẻ chiến thắng. Cứ mường tượng ra cảnh đi săn của bầu Khê.
“Này thằng Quyết, mày coi lưới đủ chưa? Hôm nay là săn nai, đã biết chưa?” Mùa thu, lá úa, rụng. Con nai hết mảng rừng này lại sang mảng rừng khác. Sáng ra, ông Khê kêu Quyết dặn thứ nọ thứ kia. Rồi phát lệnh tù và. Một hồi dài, rõ to, là gọi lũ bạn săn trong làng. Gấp mà vui, liên tiếp những hồi ngắn, ngân nga, là gom lũ chó. Bao giờ cũng là đám quân trẻ trung, mắt luôn sáng lên niềm háo hức. Rừng xanh đối với đám chó được tuyển lựa luôn là chốn thi thố sức đuổi bắt, mà kết thúc của mỗi cuộc chơi là được nhấm nháp thứ hương vị ngọt ngào trong máu huyết của đám vật hoang dã. Mùa thu lại là niềm hân hoan khác trong lòng người thợ săn. Trời mùa thu có thấp hơn, thâm u hơn trời mùa hạ. Rừng cũng ít sáng hơn. Nhưng thiên nhiên ấy lại chứa đựng sức biến ảo hơn nắng sáng chói chang. Vàng, xanh là của cây lá. Xám, sẫm là của đất rừng. Những bờ đá cũng bắt đầu nghiêng xuống lòng khe suối những sắc màu nghiêng về thứ sắc màu của đêm. Chừng ấy thiên nhiên là gần gũi biết bao với thế trận vừa động vừa tĩnh, giữ đấy mà đánh đấy. Mà có cuộc săn nào lại không phải là cuộc ứng biến, không phải là khao khát hướng tới những sáng tạo xuất kỳ? Dường chỉ có binh gia Tôn Vũ thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu mới nói hết được niềm đam mê ấy trong lòng người thợ săn, “Cho nên người giỏi lối đánh kỳ binh thì vô cùng như là trời đất, bất kiệt như là sông nguồn, sau rồi lại trước là nhật nguyệt, chết rồi lại sống là bốn mùa.”
Nhưng cuộc săn mùa thu năm đó lại là lần quyết định cuộc đời ông Khê. Con mồi trong cuộc săn ấy lại là con nai chà to lớn từng sẩy lưới trong một cuộc săn trước đó. Ông Khê rướn cổ lên mà thổi. Tiếng tù và cứ vang lên như tiếng gào xung trận của vị tướng soái đã say mùi thuốc súng. Đến lúc ấy là bủa lưới đến lần thứ năm. Trận địa đã trải ra cả một mảng núi Chàng Ràng. Đám bạn săn áo quần rách bươm vì gai cào. Đám chó cứ há hốc mồm ra vì chẳng kịp uống. Bấy giờ là giữa trưa. Cả người cả chó đều chẳng kịp uống kịp ăn. “Mười đứa theo ngả suối Cát, năm đứa ở dốc Ông Thà, thằng Quyết dẫn chó chạy lên dốc Đá, mau lên,” ông Khê thét. Và chính mình lãnh đứng lưới. Nhưng con vật đã một lần thoát chết đâu thèm chạy về ngả lưới. “Bủa lại lưới khác. Đừng để nó thoát nữa,” ông Khê gào lên. Đám bạn săn liền biến mất trong đám rừng cây để lập lại thế trận. Nhưng đám chó thì cứ đứng há hốc mồm nhìn vị chủ soái. “Đi theo thằng Quyết, mau lên,” ông Khê hét. Đám chó bỗng tru lên như lời khẩn cầu thiết tha là chúng chẳng thể bước nổi nữa. Đấy là luật quân. Ông Khê cầm cây mác dài lao tới. Một con chó trong đàn ngã lăn xuống đất. Máu phụt ướt cả áo vị chủ soái. Lập tức, cả đàn xông tới, phủ lên người ông Khê, cấu, xé. Núi rừng chợt lặng im như chết, sau khi đám chó lê từng bước mệt nhọc, tản hết vào rừng. Quyết ôm lấy cha, khóc. Ông Khê gắng gượng gối đẩu lên cánh tay mình. Cả người ông đều bê bết máu. “Đừng đi. Không kịp nữa đâu,” ông Khê thì thào, khi thấy Quyết toan đứng lên để đi hái thuốc. “Cha phải sống,” Quyết như cũng không còn nói nổi nữa. Cố giành lấy sự sống chỉ còn trong khoảnh khắc, ông Khê nói, “Đừng tiếc. Đời ta kết cuộc thế này là phải thôi. Bởi có lúc ta quên mất đám chó thân thiết của mình là những sinh linh đang sống trên mặt đất này.” Có tiếng hú vọng lại từ khu rừng phía trước của đám bạn săn, lúc ông Khê tắt thở. Bầu trời mùa thu như có vẻ thấp hơn. Và buồn hơn.
“Này thằng Quyết, mày đã phân biệt được tiếng con nai, với tiếng con gấu chưa?” “Thưa rồi.” “Đã biết được mùi cọp chưa?” “Thưa rồi.” “Phải biết mùi cọp, mới săn được cọp. Đêm qua có chúa sơn lâm băng qua mảng rừng ấy. Đem chó vào để tập nghe hơi.” “Có cọp đấy,” lần đầu nghe hô, chó vểnh mồm, sủa. Lần hai nghe hô có cọp, chó cụp đuôi, im. Cuối cùng, nghe hô có cọp, chó vểnh đuôi, chạy. Vểnh đuôi chạy là lúc chó đã biết nhử cọp vào trận địa. Khác với săn nai, săn chồn cheo, là đuổi, săn cọp là nhử. “Khiến được kẻ địch tự đến là lấy lợi mà nhử,” ông Khê cũng dùng binh pháp Tôn Tử vào việc săn cọp. Chó là quân cảm tử. Sự sống còn của chó tùy thuộc vào cách bẫy bắt của người thợ săn.
Lúc ông Khê mở cuộc săn cọp là mở cuộc đánh lớn. Mang cung, hầm chông, bẫy đá. Những cách bẫy bắt ấy quyết định sự thành bại của cuộc săn. Đám chó cảm tử dẫn dắt con mồi đến những nơi kết thúc ấy. Đàn chó có hao đi, mỗi lần con mồi lọt qua được những cửa tử ấy. Nhưng thế hệ chó này nằm xuống thì đã có thế hệ chó khác thay. Ở nhà ông Khê, đám chó làm công việc sinh con đẻ cháu cũng được coi trọng ngang bằng với đám chó đi săn. Nói ông Khê ham miếng của rừng mà đi săn, là không phải. Miếng thịt rừng của mỗi cuộc săn được phân phát cho cả làng ăn. Rốt cuộc thì người làng Lâm Thượng ai nấy đều cảm thấy nôn nao mỗi sáng có tiếng tù và cất lên ở trong làng. Kẻ ra đi cũng nôn nao mong chiều về là kẻ chiến thắng. Cứ mường tượng ra cảnh đi săn của bầu Khê.
“Này thằng Quyết, mày coi lưới đủ chưa? Hôm nay là săn nai, đã biết chưa?” Mùa thu, lá úa, rụng. Con nai hết mảng rừng này lại sang mảng rừng khác. Sáng ra, ông Khê kêu Quyết dặn thứ nọ thứ kia. Rồi phát lệnh tù và. Một hồi dài, rõ to, là gọi lũ bạn săn trong làng. Gấp mà vui, liên tiếp những hồi ngắn, ngân nga, là gom lũ chó. Bao giờ cũng là đám quân trẻ trung, mắt luôn sáng lên niềm háo hức. Rừng xanh đối với đám chó được tuyển lựa luôn là chốn thi thố sức đuổi bắt, mà kết thúc của mỗi cuộc chơi là được nhấm nháp thứ hương vị ngọt ngào trong máu huyết của đám vật hoang dã. Mùa thu lại là niềm hân hoan khác trong lòng người thợ săn. Trời mùa thu có thấp hơn, thâm u hơn trời mùa hạ. Rừng cũng ít sáng hơn. Nhưng thiên nhiên ấy lại chứa đựng sức biến ảo hơn nắng sáng chói chang. Vàng, xanh là của cây lá. Xám, sẫm là của đất rừng. Những bờ đá cũng bắt đầu nghiêng xuống lòng khe suối những sắc màu nghiêng về thứ sắc màu của đêm. Chừng ấy thiên nhiên là gần gũi biết bao với thế trận vừa động vừa tĩnh, giữ đấy mà đánh đấy. Mà có cuộc săn nào lại không phải là cuộc ứng biến, không phải là khao khát hướng tới những sáng tạo xuất kỳ? Dường chỉ có binh gia Tôn Vũ thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu mới nói hết được niềm đam mê ấy trong lòng người thợ săn, “Cho nên người giỏi lối đánh kỳ binh thì vô cùng như là trời đất, bất kiệt như là sông nguồn, sau rồi lại trước là nhật nguyệt, chết rồi lại sống là bốn mùa.”
Nhưng cuộc săn mùa thu năm đó lại là lần quyết định cuộc đời ông Khê. Con mồi trong cuộc săn ấy lại là con nai chà to lớn từng sẩy lưới trong một cuộc săn trước đó. Ông Khê rướn cổ lên mà thổi. Tiếng tù và cứ vang lên như tiếng gào xung trận của vị tướng soái đã say mùi thuốc súng. Đến lúc ấy là bủa lưới đến lần thứ năm. Trận địa đã trải ra cả một mảng núi Chàng Ràng. Đám bạn săn áo quần rách bươm vì gai cào. Đám chó cứ há hốc mồm ra vì chẳng kịp uống. Bấy giờ là giữa trưa. Cả người cả chó đều chẳng kịp uống kịp ăn. “Mười đứa theo ngả suối Cát, năm đứa ở dốc Ông Thà, thằng Quyết dẫn chó chạy lên dốc Đá, mau lên,” ông Khê thét. Và chính mình lãnh đứng lưới. Nhưng con vật đã một lần thoát chết đâu thèm chạy về ngả lưới. “Bủa lại lưới khác. Đừng để nó thoát nữa,” ông Khê gào lên. Đám bạn săn liền biến mất trong đám rừng cây để lập lại thế trận. Nhưng đám chó thì cứ đứng há hốc mồm nhìn vị chủ soái. “Đi theo thằng Quyết, mau lên,” ông Khê hét. Đám chó bỗng tru lên như lời khẩn cầu thiết tha là chúng chẳng thể bước nổi nữa. Đấy là luật quân. Ông Khê cầm cây mác dài lao tới. Một con chó trong đàn ngã lăn xuống đất. Máu phụt ướt cả áo vị chủ soái. Lập tức, cả đàn xông tới, phủ lên người ông Khê, cấu, xé. Núi rừng chợt lặng im như chết, sau khi đám chó lê từng bước mệt nhọc, tản hết vào rừng. Quyết ôm lấy cha, khóc. Ông Khê gắng gượng gối đẩu lên cánh tay mình. Cả người ông đều bê bết máu. “Đừng đi. Không kịp nữa đâu,” ông Khê thì thào, khi thấy Quyết toan đứng lên để đi hái thuốc. “Cha phải sống,” Quyết như cũng không còn nói nổi nữa. Cố giành lấy sự sống chỉ còn trong khoảnh khắc, ông Khê nói, “Đừng tiếc. Đời ta kết cuộc thế này là phải thôi. Bởi có lúc ta quên mất đám chó thân thiết của mình là những sinh linh đang sống trên mặt đất này.” Có tiếng hú vọng lại từ khu rừng phía trước của đám bạn săn, lúc ông Khê tắt thở. Bầu trời mùa thu như có vẻ thấp hơn. Và buồn hơn.
...
Đọc Ông Bầu Săn xong vẫn cứ muốn đọc đi đọc lại.
Trả lờiXóaCàng đọc đi đọc lại, trong người vẫn cứ day day dứt dứt thế nào ấy ...