Nụ
Hoa Vàng Ngày Xuân - Chương trình Thơ Nhạc tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà
thơ Kim Tuấn (2003 - 2013), Giới thiệu tuyển thơ Con Đường - thơ của hai tác giả cha (Kim Tuấn) và con (Bảo Khôi), do gia đình và nhóm chủ biên Văn Tuyển đã đứng ra tổ
chức hôm 27.09.2013, tại 64, Trần Quốc Thảo, Quận 3, SaiGon - TpHCM. Đông đảo văn
nghệ sỹ đã từ khắp nơi về tham dự.
Nhà
thơ Kim Tuấn (1938 - 2003) tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, sinh tại Huế, từng
có thời gian làm thông dịch viên cho Quân Đoàn II tại Pleiku. Đã xuất bản nhiều
tập thơ trước và sau 1975.Thơ ông không ồn ào kiểu cách, ngôn từ mộc mạc giản
dị, đặc sắc với loại thơ 5 chữ. Nhiều bài đã được các nhạc sĩ tài danh phổ thành
nhạc, nổi tiếng và phổ biến một thời là 2 bản Anh Cho Em Mùa Xuân (Nguyễn Hiền)
và Những Bước Chân Âm Thầm (Y Vân).
Khi
in tập Thời Của Trái Tim Hồng (1990), Kim Tuấn từng viết : “Nếu thơ là tiếng nói, thì nó chính là tiếng nói câm giữa đời thường.
Có điều, thơ là tiếng nói lớn … bỡi đó, là tiếng nói tự đáy sâu thẳm của tâm hồn”. Thơ ông viết ra từ đáy sâu thẳm của
tâm hồn nên tự bản thân thơ của ông đã có nhạc như phong cách sống của ông. Kim Tuấn là cầu nối giữa thi ca và âm nhạc. Cho
người, Ông không tặng một cành hoa, cánh bướm, mà Ông từng cho Em cả một mùa xuân … Trong
Chương trình Thơ Nhạc tưởng niệm 10 năm ngày mất của ông, Anh Nguyễn Liên Châu đã tâm tư như vậy và xác định : Kim Tuấn, Ông không chỉ là Nụ Hoa Vàng của Mùa xuân,
mà còn là Nụ Hoa Vàng của Thi ca …
QuangTrung BinhKhe
CHƯƠNG TRÌNH THƠ NHẠC
TƯỞNG NIỆM 10 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ KIM TUẤN
MC Phạm Thị Cúc Vàng và một số thân hữu buổi tưởng niệm
Anh Nguyễn Liên Châu và Sách do Văn Tuyển phát hành
Bảo Khôi - Trưởng nam của nhà thơ Kim Tuấn ký tặng sách
Nhà thơ Kim Tuấn (1938 - 2003) |
▼ Anh Nguyễn Liên Châu - chủ biên tập san Văn Tuyển, chị Minh Phương - vợ nhà thơ Kim Tuấn, cùng các thân hữu - những người tổ chức Chương trình Ca nhạc Tưởng niệm 10 năm Ngày mất của Nhà thơ
▼ Những kỷ niệm với nhà thơ Kim Tuấn được thân hữu, văn nghệ sỹ, bạn bè chí cốt ôn lại
Nguyễn Liên Châu
Cao Thoại Châu
Miên Đức Thắng
Nhạc sĩ Trần Bảo Thạch, người đang giữ thủ bút bài thơ Bài Viết Trong Buổi Chiều Mưa của nhà thơ Kim Tuấn, là một phần trong ca từ bản nhạc Bâng Khuâng Chiều Nội Trú (của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang)
Cao Quảng Văn
Triệu Từ Truyền (Triệu Cung Tinh)
▼ Thơ và Nhạc phổ thơ của Kim Tuấn được trình bày bỡi Đài Trang, Thu Thủy, Minh Hoàng, Bảo Cường, Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lan ...
▼ Gia đình nhà thơ Kim Tuấn cảm tạ các thân hữu đã đứng ra tổ chức và đến tham dự chương trình tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ ...
Clip ANH CHO EM MÙA XUÂN
Thực hiện : VinhK8
quangtrungbinhkhe
Nhạc
: Nguyễn Hiền
Lời
: thơ Kim Tuấn
Tôi đã có dịp được gặp ông vào năm 1974, tại Pleiku, Lúc bấy giờ ông đang tòng sự tại Ban Báo Chí thuộc Phòng 4, Bộ Tư lịnh Quân đoàn II.
Trả lờiXóaNhững ai sống ở Miền Nam trước 30/4/1975, nếu có nghe đài PT Sài Gòn và còn nhớ được thì thỉnh thoảng có nghe ở phần tin tức "Trọng Tiến và Trường Sơn Sơn Tây tường trình từ Quân khu II". Trường Sơn Tây chính là Thi sĩ kiêm Ký giả quân đội KIM TUẤN đấy!
Có không ít bài hát , nghe đi nghe lại nhiều lần , đã đi vào lòng người . Dường như ai cũng biết Anh cho em mùa Xuân ,nụ hoa vàng mới nở….của nhạc sĩ Nguyễn Hiền , Những bước chân âm thầm của nhạc sĩ Y Vân lay động biết bao con tim mà trong đó phần lớn là lời của bài hát , mấy ai biết tác giả là nhà thơ Kim Tuấn.
Trả lờiXóaHôm 27-9 gia đình nhà thơ và thân hữu đã dọn bữa tiệc Thơ & Nhạc làm ấm lòng mọi người . Mùa Xuân như bất tận.
Xin mời nghe thêm Những bước chân âm thầm
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=OLoHXP4qK98[/youtube]
Mình đang bị « đau mắt », kèm nhèm, mà lặng…« Khi tôi về » bằng « Những bước chân âm thầm »…nhớ « quơ » đây!
XóaVinhK8,
Trả lờiXóaKim Tuấn có bài thơ Khi Tôi Về được Phạm Duy phổ nhạc nữa. Bài này kinh điển nhưng ít phổ biến:
Khi tôi về, con chim câu nằm trong tổ ấm
Dây thép gai đã hết rào quanh đồn phòng ngự
Và người lính đã trở về cày đám ruộng xưa
Khi tôi về, con diều bay, đùa bay trong gió
Chốn quê nhà trên thảm cỏ xanh
Có lũ trẻ để bụng lòi rốn đen, cười thanh bình.
Khi tôi về, có con trâu rung mõ xa xôi như trong giấc mộng
Khi tôi về, với hai tay tôi níu con tim tôi ôm lồng ngực
Khi tôi về, giọng hát ru nối lại dĩ vãng trầm trầm như chưa tắt thở
Có người rủ nhân loại đi xem địa ngục, mà không ai trả lời.
Khi tôi về, mẹ già vừa tóc bạc, đôi mắt nhìn xa xôi
Mẹ tôi ngóng tương lai và quên hết ưu phiền.
Con cò lại bay trên đồng ruộng xanh
Tre già bảo nhau cúi đầu trầm ngâm
Cùng mùi khói lam quen thuộc.
Con cò lại bay trên đồng ruộng xanh
Tre già bảo nhau cúi đầu trầm ngâm
Cùng mùi khói lam quen thuộc.
Khi tôi về, tôi đi thăm bờ sông thuở nhỏ
Tôi sẽ buồn vì chuyện ngày xưa
Tôi sẽ khóc vì chuyện quê hương
Bao lần đau khổ bao lần cay đắng.
Quê hương tôi là ở đó
Quê hương tôi ngày còn bé
Tôi lớn lên bằng lời ru
Và bằng tình thương bằng hờn căm và bằng tủi hờn.
Khi tôi về, con chim ca lời ca tình ái
Lũ thiếu nhi đã hát mừng cho đời thịnh trị
Dù còn yếu cũng nhoài mình vồ lấy tình yêu.
Khi tôi về, khi tôi về, cuộc đời xuôi chẩy
Bóng trăng xưa soi trên lối mòn
Có rừng cây ấm vì nhiều thương nhớ
Có người yêu cũ nằm chờ bên gối
Và khi thức dậy tôi tìm thấy tôi
Và khi thức dậy tôi tìm thấy tôi
Và khi thức dậy... tôi tìm... thấy... tôi.
Anh Viết Dũng mến.
Trả lờiXóa…Quê hương tôi là ở đó
Quê hương tôi ngày còn bé
Tôi lớn lên bằng lời ru
Bằng tình thương , bằng hờn căm và bằng tủi hờn…
Khi Tôi Về
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=ruAGNpZK-Gc&feature=c4-overview&list=UUXX7W651zs-xVDNkISkn9hg[/youtube]