Được Thân hữu báo tin
Nhà báo, Nhà thơ HÀ GIAO đã tạ thế lúc 0h hôm nay 17 tháng 12 năm 2011 (nhằm 23 tháng 11 năm Tân Mão).
Hà Giao - Đặng Phùng Mãi là người thân Thầy Đặng Phùng Quang dạy THPT Quang Trung sau 1975, là một trong những người khởi xướng hình thành tập Người Áo Vải của Tây Sơn.
Quang Trung Bình Khê xin chia sẻ nỗi buồn cùng tang quyến.
1./ Qua đây, có lời chia buồn đến vợ chồng Đặng Trường Sơn (pv đài PTTH Bình Định) cùng tang quyến. Nguyện cho hương hồn Cụ Hà Giao - Đặng Phùng Mãi được yên vui nơi cõi vĩnh hằng!
Trả lờiXóa2./ Giới thiệu chương trinh lễ tang đ/c Hà Giao:
- Nhập quan: 15 giờ 00, ngày 17/12/2011.
- Thành phục: 16 giờ 00, ngày 17/12/2011.
- Lễ viếng: 17 giờ 00, ngày 17/12/2011.
- Truy điệu: 07 giờ 00, ngày 19/12/2011.
- Di quan: 08 giờ 00, ngày 19/12/2011.
- An táng: 09 giờ 00, ngày 19/12/2011.
Vài nét về hoạt động nghệ thuật của nhà thơ, nhà báo, nhà Folklore Hà Giao
Trả lờiXóaNhà thơ Hà Giao tên thật là Đặng Phùng Mãi
Sinh năm 1937 (Đinh Sửu); Quê quán: Tiên An – Vĩnh Hòa – Vĩnh Thạnh – Bình Định; Trú quán: 208 Tăng Bạt Hổ - TP. Quy Nhơn – Bình Định.
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam; Hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam; Hội viên Hội VH-NT Bình Định. Hà Giao sinh năm 1937; quê quán: Tiên Thuận, Tây Sơn, Bình Định - Nhà báo, nhà Foeklore, nhà thơ; Hội viên hội văn học nghệ thuật Bình Định; Hội viên hội nhà báo Việt Nam; Hội viên hội văn nghệ dân gian Việt Nam.
Tác phẩm đã xuất bản:
Cái rựa (Truyện ngắn) NXB Giải phóng - 1968; Tội ác tột cùng (Ký -in chung) NXB Phụ nữ - 1973; Ngôi sao trong rừng dừa (truyện in chung) Sở VHTT Nghĩa Bình - 1994; Truyện cổ Bahnar Kriêm, NXB văn hóa dân tộc - 1994; Giọt mưa (Thơ), NXB Hội nhà văn - 1995; Tấm áo vỏ cây (Trường ca), NXB Hội nhà văn - 1995; Lá đầu sông đang xanh (Thơ), NXB văn hóa dân tộc - 1996; Dy ông Wiwin (Trường ca Bahnar Kriêm) - sưu tầm biên dịch- NXB văn hóa dân tộc 1997; Chàng Dyông (Trường ca Bahnar Kriêm) - sưu tầm biên dịch- NXB văn hóa dân tộc 1998; Sử thi Bahnar Kriêm (tập 1, tập 2) sưu tầm biên dịch- NXB văn hóa dân tộc 2000; Ngôi sao rừng dừa (Truyện và ký) - NXB văn hóa dân tộc 2001; Sử thi Bahnar KonkĐen - NXB văn hóa dân tộc 2002.
Giải thưởng:
Những tác phẩm chính:
A- Sáng tác văn học:
1968: Cái rựa (truyện ngắn) – Giải thưởng Văn nghệ Giải phóng Trung Trung bộ.
1973: Tội ác tột cùng (Ký -in chung) NXB Phụ nữ
1994: Ngôi sao trong rừng dừa (truyện in chung) Sở VHTT Bình Định.
1995: Giọt mưa (thơ) – NXB Hội Nhà văn.
1996: Tấm áo vỏ cây (trường ca - NXB Văn học) – Giải thưởng Liên hiệp các Hội VH-NT Việt Nam.
1998: Lá đầu sông đang xanh (thơ) – NXB Văn hóa Dân tộc.
2001: Ngôi sao rừng dừa (truyện ký) – NXB Văn hóa Dân tộc.
2003: Từ Krông Bung (thơ, 3 tác giả) – NXB Đà Nẵng.
2005: Nắng tím (thơ – NXB Đà Nẵng) – Giải thưởng Hội VH-NT các dân tộc thiểu số Việt Nam.
2011: Đất Tháp mơ (thơ) – NXB Hội Nhà văn.
B- Văn nghệ dân gian:
1994: Truyện cổ Bahnar Kriêm (sưu tầm, nghiên cứu) – NXB Văn hóa Dân tộc – Giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
1998: Dyông Wiwin (Trường ca Bahnar) NXB Kim Đồng – Giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
1999: Sử thi Bahnar Kriêm (tập 1) – NXB Văn hóa Dân tộc.
2000: Sử thi Bahnar Kriêm (tập 2) – NXB Văn hóa Dân tộc.
2002: Sử thi Bahnar Konhđeh (tập 1) – NXB Đà Nẵng – Giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
2003: Hơamon Bahnar Konhđeh (NXB Đà Nẵng) – Giải thưởng Hội VH-NT các dân tộc thiểu số Việt Nam.
2009: Hơamon Bahnar Giolơng (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) – Giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
2010: Câu hò bên sông Kôn (sưu tầm, nghiên cứu với Lê Đình Ty) – NXB Đà Nẵng.
2011: Văn nghệ Dân gian vùng biển Bãi ngang (sưu tầm, nghiên cứu với 1 tác giả) – Hội VH-NT Bình Định.
Những giải thưởng chính:
Giải thưởng văn nghệ giải phóng 1968; Giải thưởng ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 1996; Giải thưởng hội văn nghệ dân gian Việt Nam các năm 1994, 1997, 1998; 2 Lần giải thưởng văn học nghệ thuật Xuân Diệu - Đào Tấn: lần thứ I (1990-1995) và lần thứ II (1996-2000).
Xin giới thiệu một bài thơ và một đoạn trích trong trường ca Chàng Dyông của nhà thơ, nhà nghiên cứu Hà Giao:
BẾN CHIỀU
Dừng chân trên bến Trường Trầu
Bến xưa còn đó đò đâu thấy đò
Bến xưa xa lắc đôi bờ
Vài sào con nước bây giờ buồn trôi
Cát vàng rũ gối bên bồi
Tre xanh bên lở như đời chung chiêng
Cánh buồm ngủ lúc nồm lên
Lòng sông cạn xợt xua thuyền về đâuVội chi mà vội qua cầu
Để rơi xuống nước tan câu hẹn hò
Xưa ai lỡ một chuyến đò
Để nay ai lại thẩn thơ nhớ người
(Giọt mưa - 1995)
VIẾNG ANH HÀ GIAO
Trả lờiXóaEm vừa đến, anh vừa nằm dưới đất
Nén nhang thơm xin thắp tự lòng mình
Trong vắng lặng trôi qua nhiều gương mặt
Bên dòng đời hư ảo mong manh