Trịnh Công Sơn giã từ cõi tạm đúng vào ngày 1 tháng Tư năm 2001.
Chắc
chắn rằng ông đã không tự chọn cho mình cái ngày để về với quán quê xưa, cho dù
ông từng bình thản đợi chờ cái ngày được gọi đó :
Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ…
(TCS – Bên Đời
Hiu Quạnh)
Cũng
chắc chắn rằng nhiều người yêu nhạc Trịnh, họ bất ngờ không kém khi ông ra đi
đúng cái ngày mà thiên hạ gọi là ngày Cá tháng Tư, cái ngày được phép nói dối để
đùa bỡn nhau.
Không
thể phủ nhận là giai điệu và ca từ của Trịnh Công Sơn từng làm thổn thức hằng
triệu con tim người Việt. Nhưng quả là nghiệt ngã, nhiều ca khúc nhạc Trịnh cho
đến bây giờ vẫn chưa được phép lưu hành ở trong nước, lại cũng có lắm người hô
hào tẩy chay, không nên hát nhạc Trịnh ở hải ngoại. Nhưng nghiệt ngã hơn, Đồng Dao Hòa Bình là ca khúc được cấp
phép lưu hành, là một trong những bài hát trong tập Ca Khúc Da Vàng được thanh
niên thời trước yêu thích, bây giờ nếu lấy nó ra hát để tưởng niệm ngày mất của
ông – cái ngày Cá tháng Tư thì thấy nó chòi chõi thế nào ấy trước hiện thực xã
hội.
(…)
Hai mươi
năm nhục nhằn đã qua
Hôm nay thấy nụ cười
rạng chói
Trên môi người trên môi
ta
trên môi em trên môi
những mẹ già
Đường ta
đi mênh mông phố xá bao người quen
bàn chân ta thênh
thang những nắm tay reo mừng
Về khắp chốn núi rừng
về khắp bao thôn làng
cùng hát xông đất mới
cho trời vui theo với lòng người
(…)
Chẳng
có gì phải nói, vì khi hết chiến tranh, dù bạn
bè mấy đứa vừa xanh nấm mồ, dù mẹ già phải
lên núi tìm xương con mình… nhưng niềm
vui không còn nghe đại bác đêm đêm vọng về,
niềm vui không còn thấy cảnh anh em ta nhận
vũ khí, quê ta bãi hoang chiến trường gặp nhau như thú… đã lấn át hết mọi
thứ.
Nhưng
dần dà :
(…)
hai mươi năm ngục tù tối đen
hôm nay nắng lạ lùng
rọi ấm
trên da vàng trên da
thơm
trên da em trên da những
người Việt chờ ngóng
Hai mươi năm ngục tù sẽ quên
hôm nay chén rượu nồng
mừng uống
cho vui mẹ cho vui
cha
cho vui con cho vui
những vợ chồng
(…)
Những
hình ảnh trên chỉ đúng có một phần, chúng chỉ là những hình ảnh dành riêng cho
một số người… trong bối cảnh đất nước có vạn người vui nhưng cũng đang có vạn
người buồn, rơi vào cảnh thiếu áo thiếu cơm, chịu cảnh tù đày…
Để
đến khi :
Đường Việt
Nam hôm nay có bước chân tự do
Người Việt ta hôm nay
sống với nhau thật thà
(…)
hai mươi năm chờ đợi đã lâu
nay sức sống tràn về
mạch máu
nuôi tim mẹ nuôi tim
cha
Nuôi tim nhau nuôi đất
nước thật giàu
(…)
Thì rõ là những hình ảnh nầy không
tồn tại trong thực tế xã hội.
Hình như cho đến tận bây giờ người
Việt ta vẫn chưa chịu sống với nhau thật thà. Hôm qua, hôm nay, hình như cả ngày
mai vẫn dẫy đầy ra đó những biện hộ lấp liếm, dối lừa… Không chỉ một anh lái xe
tự nhiên biến thành một quan chức cao cấp quy hoạch chiến lược. Không chỉ một hot girl làng nhàng bỗng nhiên lột xác
thăng tiến đường hoạn lộ, thu nhập lớn một cách bất ngờ. Không chỉ một cảng biển
tấp nập tàu ra vô cập bến thoắt cái tư nhân hóa giá trị chỉ còn 400 tỷ, thấp
hơn nhiều (dưới 1/5) giá trị thực của nó… Những biện hộ, những lấp liếm không
thật thà cho những sự kiện trên làm sao nói được là có hình ảnh của bước chân tự
do, nuôi tim nhau, nuôi đất nước thật giàu… (!?).
Đồng
dao là những khúc hát của trẻ con, ngày xưa nó là những dự báo, những dấu hiệu
sẽ chuyển biến cho tương lai. Nhưng Đồng Dao Hòa Bình với Ngày Cá Tháng Tư nó
như là những nốt nhạc xoáy vào nỗi đau. Ngày Cá tháng Tư được cho là ngày dùng
để dối lừa nhau. Sao thiên hạ không sắp đặt nhau trong năm nên có một ngày nói
thật, để người Việt ta sống với nhau thật thà, dù là chỉ với một ngày. Sao vậy
nhỉ…
Đồ Gàn XXI
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét