Tôi
từ xưởng sản xuất lên phòng được mấy hôm.
Trưởng
phòng khạc một lúc bốn cái, khi đờm bắn trúng đèn phải xe máy màu đỏ dưới sân của
ông Bí thư chi bộ, ông mới rảo chân vào phòng.
Họp
đầu năm.
Mắt
nhìn nghiêng vào giấy (vì bị lé) rồi nói theo kiểu đọc điếu văn: “Như thường “nệ”,
các đồng chí “lào” nhận danh hiệu rồi thì miễn, các đồng chí còn “nại” chúng ta
bắt thăm ai may thì trúng. Nhưng “lăm lay”, có nhân viên mới, tôi đề nghị danh
hiệu “lày” dành cho đồng chí Uất (tên hoàn hảo của tôi là Đào Ức Uất, không biết
bố tôi hồi đó bực tức ai mà đặt tên như thế. Lâu dần, tôi thành quen và tự hào
vì cái tên ấy) để đồng chí phấn đấu cuối “lăm” đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua
cấp cơ sở”…!”. Ông trạc năm mươi, người Tiên “Nãng” Hải Phòng nên giọng hơi bị
“nơ nớ”.
Hai
mươi bàn tay vỗ bôm bốp như bắp rang trong nồi không đậy vung, từng người một
chúc mừng theo kiểu các đại sứ bắt tay chào nguyên thủ quốc gia.
Theo
qui định, ai không đăng ký, cuối năm dù có cực kỳ xuất sắc cũng không được chiến
sĩ thi đua. Ai đã đăng ký, trừ bị kỷ luật, được là nghiễm nhiên.
Tin
lan nhanh như cháy nhà. Giám đốc gặp tôi ở cầu thang vừa thở vừa chào (ông bị
đau tim nên leo lầu như đánh vật) “chiến sĩ thi đua mới nhé”. Chủ tịch Công
đoàn gặp ở toa lét một tay cài cúc quần, một tay lắc lắc “phát huy, phát huy”.
Ông Trưởng ban đời sống nhe răng như mới thử xong món cơm cháy “sắp có tí
mặn rồi nhé”. Ông Trưởng phòng tổ chức nói nhỏ vào tai tôi “lí lịch sẽ sáng sủa
hơn đấy”. Riêng bà Kế toán trưởng tặng tôi nụ cười toe loe như hoa mười giờ
chưa nở đã héo “có cả triệu thả sức mà tiêu”.
Tôi
trở thành tâm điểm của công ty. Đến nỗi mấy thằng bảo vệ khoát tay “chiến sĩ
thi đua ra cổng miễn xuống xe tắt máy”.
Tôi
chưa về đến nhà vợ tôi đã biết, nàng nhẹ nhàng như Thúy Kiều gặp Kim Trọng (thường
ngày như cáo gặp thỏ).“Tết này nhà ta rôm rả hơn phải không anh, em sẽ mua một
kí sườn nướng đãi một bữa thả dàn”. Mẹt nậy (con gái lớn) đòi ba mua tập sách
(còn thiếu mà chưa có khoản nào chi), mẹt nhỏ đòi ba sắm bộ áo mới (áo chúng nó
sờn rách rồi), mẹt mén (nhỏ hơn nữa) mong ăn một bữa bánh chưng cho đã, mẹt thí
(nhỏ nhất) thích uống sữa pha thật nhiều đường (nhà đâu có nhiều đường mà
pha cho nó). Gắng một thằng cu mà ra bốn mẹt. Cái án kỷ luật không
đuổi việc là may (vì tôi là công nhân, đuổi chỗ này tôi đi chỗ khác). Tôi lên
văn phòng làm chân chạy vặt ấy mà, vợ tôi làm “hiệu trưởng nhà trẻ” tại gia, ai
lại kỉ luật bản thân mình bao giờ.
Tôi
mặc nghiêm chỉnh hơn. Vợ tôi hào phóng mua một bộ sơ mi nhập ngoại tám chục
ngàn (sida). Tôi bỏ áo vào quần (bình thường tôi chẳng dùng thắt lưng bao giờ),
có rẽ ngôi một tí, nai nịt đàng hoàng, vừa dắt cái xe máy Tàu vừa huýt gió vừa
đẩy (nó mới nổ). Sáng đi sớm (để pha trà, quét nhà, đổ rác), gặp ai cũng chào
(thà rằng chào nhầm hơn bỏ sót!).
Nói
chung “chiến sĩ thi đua phải khác người thường chứ”.
Cuối
năm.
Ông
trưởng phòng tổ chức bảo tôi “cậu nộp nhanh báo cáo sáng kiến, chậm hai sáu giờ
rồi đấy ” (hôm nào ông về muộn mươi phút cũng chấm thêm giờ, cộng lại một tháng
hơn ngày làm việc, ông có thêm vài trăm chứ ít đâu, thì giờ là vàng ngọc cơ
mà). Tôi ngớ người, ông hiểu ý “ai lần đầu chẳng thế, thủ tục thôi mà, nếu
cậu không làm được thì nhờ dịch vụ”. Chỉ một giờ sau, ông đưa tôi bốn trang giấy
A4 kín chữ (to đùng) đánh máy vi tính (gộp lại co chữ bình thường chưa được một
trang) rồi bảo tôi ký vào cho đúng thủ tục, tôi ký nhưng không biết ông viết
gì trong đó.
Ông
thư ký công đoàn đặt chiếc cặp nặng (giấy tờ thi đua – tôi đoán thế) lên đùi cô
kết toán (mập như chị gì đó là ca sĩ nỗi danh) ngồi gần rồi chìa tờ
giấy phô tô loằng ngoằng chữ viết tay cho tôi “cậu lấy giấy xác nhận của tổ dân
phố nhé, thủ tục thôi mà, ví dụ về chấp hành an ninh trật tự, đổ rác có đúng giờ
không, chó nhà có ra đường ỉa bậy không vv…”, cái này cậu phải làm lấy không
qua dịch vụ được.
Đơn
giản thôi, ông tổ trưởng kí một phát chưa đến năm giây là xong, nhưng tết cận kề
nên tôi phải gửi ông thùng bia cho phải đạo làm người.
Trưởng
phòng hối thúc hết thời gian nộp bản tự kiểm điểm bản thân trong năm. “Cậu
không biết vi tính thì qua dịch vụ”. Tôi chỉ biết cám ơn, cám ơn vì sự
quan tâm đặc biệt của cấp trên.
Sau
này gõ được vi tính tôi mới biết các món này chỉ cần copy người khác làm, thay
tên mình vào chưa đầy một phút.
Lễ tổng
kết. Khẩu hiệu treo đầy cổng chào, ban công và hành lang hội trường. Trưởng ban
tổ chức chỉ đạo chỗ nào treo được là treo hết, “thà thiếu chỗ treo chứ không để
thiếu băng rôn, thà thiếu tiền chứ không để thiếu phong bì”.
Nhìn
đâu cũng thấy “nhiệt liệt chào mừng…”.
Hội
trường như đám tiệc búp phê. Khách xem văn nghệ là chính, màn trình diễn của diễn
viên “cây nhà lá nhà” nửa kín nửa hở không thua gì diển viên tuồng chèo. Cô nào
cũng má hồng môi đỏ giống chào mào, váy áo ngũ sắc như công, mắt đen như quạ.
Các quí vị tọa trên sân khấu bụng bia trống chầu, cà vạt com lê thắt cổ.
“Đồng
chí Uất” được xướng lên, tôi bừng mặt, lấy hơi, kéo lưng quần hai cái (sáng
chưa ăn gì) nhịp vào hàng các “chiến sĩ thi đua cơ sở”.
Cả hội
trường chiêm ngưỡng tôi, hồn như bay lên mây, như say rượu tây, như say thuốc
lào.
Đèn
máy ảnh phát chớp mưa giông, tiếng máy quay lè xè như cạo gió.
Tôi
nhờ thằng bạn bấm hết một trăm lẻ tám tấm hình để “kỷ niệm cho đời nay và làm bằng
chứng cho đời sau”.
Phần
thưởng là phong bì có hai tờ năm trăm ngàn sắc như dao cạo.
Kết
thúc, các quan chức và “chiến sĩ thi đua” được mời ra quán “Con Nhộng
Tằm Không Ăn Dâu” liên hoan. Sướng nhé, được uống, được gắp mồi, được say.
Hôm
sau, trưởng phòng gọi tôi tính sổ, “tiền dịch vụ viết báo cáo sáng kiến bốn
trang bốn trăm, viết kiểm điểm bản thân ba trang ba trăm, liên hoan tổng kết
công ty trả nhưng ca ra ô kê, mát xa chiêu đãi các xếp và khách khứa
thì bổ trên đầu “chiến sĩ thi đua”, tiền…, tiền… vị chi là… tớ đã thanh toán các
khoản xong rồi.
Trưởng
phòng còn vỗ vai: “Cái được lớn nhất là cái tiếng, còn cái miếng là… chuyện
nhỏ..”.
Coi
như toi tháng lương cuối năm.
Tôi
bị lên huyết áp, lấy thuốc ra uống liều gấp đôi mà vẫn chóng mặt.
Còn
hơn tuần là tết rồi, …
Tiếng
vợ tôi văng vẳng “tết này chiêu đãi cả nhà…”
Năm
mới lại đến.
Ngày
đi làm đầu năm, tôi nhận quyết định trả về nơi cũ vì không thích hợp công việc
mới. Người thay tôi là Đà Kỳ Vọng. Hắn hưởng mùa xuân ít hơn tôi một lần,
và… con thì ít hơn một đứa nhưng toàn con trai đang tuổi ăn như hổ và còn nuôi bố
mẹ già. Ngắn gọn là “hoàn cảnh” hơn tôi.
Ông
Trưởng phòng tuyên bố, năm nay có nhân viên mới, tôi đề nghị danh hiệu này dành
cho đồng chí Đà Kỳ Vọng để đồng chí phấn đấu cuối năm đạt danh hiệu “chiến sĩ
thi đua cấp cơ sở”…”.
Mọi
người râm ran chúc mừng.
Hai
mươi bàn tay vỗ bôm bốp như bắp rang trong nồi không đậy vung, từng người một
chúc mừng theo kiểu các đại sứ bắt tay chào nguyên thủ quốc gia.
Đà Kỳ
Vọng cảm động đứng lên, tay đặt vào tim, đầu cúi ba cái như lạy, ưỡn ngực
thốt lời “đời tôi chưa bao giờ đẹp như hôm nay vì sẽ trở thành chiến sĩ thi đua
(nó nói lộn “được” thành “đẹp”), tôi hứa quyết tâm phần đấu….”
Còn
tôi, nhẹ hẫng người vì được ... thoát
Từ
Sâm
Nha
Trang 31 tháng 12 năm 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét