Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

TÂY SƠN NGŨ PHỤNG THƯ


Cứ mỗi Xuân về, âm vang chiến thắng Kỷ Dậu 1789 đánh tan 29 vạn quân nhà Thanh lại trỗi dậy. Người anh hùng dân tộc, vị chủ soái làm nên chiến thắng này là Hoàng đế Quang Trung được mọi thế hệ con cháu đời sau vinh danh, tôn kính, kế tục sự nghiệp. Sử sách còn nhắc đến Tây Sơn tam kiệt - ba anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ, những người cầm đầu đầu cuộc khởi nghĩa nông dân ở Việt Nam cuối thế kỷ 18 .

Cách nói “tam - kiệt” xuất phát từ thời Thục Hán với Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi nhưng nếu như tam kiệt thời Thục Hán chỉ phục hồi triều đại nhà Hán (Có công lớn của Khổng Minh) và lâm vào cuộc nội chiến “vòng vo tam quốc” thì Tây Sơn tam kiệt dựng nên một triều đại mới và thực hiện một cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước lừng danh trong lịch sử. Trong cuộc chiến đấu vĩ đại ấy có hàng vạn, hàng vạn người tham gia và sử sách còn nhắc Tây Sơn ngũ phụng thư sau Tây Sơn tam kiệt, Tây Sơn thất hổ tướng. Đó là 5 nữ tướng theo đoàn quân Tây Sơn từ khi khởi nghĩa đến khi giải phóng Thăng Long và vận suy phải bỏ mình dưới nhiều hình thức khác nhau. “Ngũ phụng thư” đó là Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc .

Bùi Thị Xuân được sử sách nói đến nhiều, là nữ đô đốc đầu tiên trong quân sử nước ta, là phu nhân của Trần Quang Diệu và mối lương duyên của hai vị tướng là một bản tình ca thời chiến tranh đầy bi tráng. Sau khi Quang Trung mất, hai vợ chồng phò vua Cảnh Thịnh đến hơi thở cuối cùng. Về cái chết của Bùi đô đốc có nhiều tư liệu khác nhau, nhưng có một chi tiết được nhắc đến nhiều là khi Gia Long lệnh cho voi chà, nữ kiệt thét lên một tiếng lớn, voi không dám tiến mặc dù nài thúc, sau phải dùng vải nhúng sáp nóng quấn vào thân bà mà đốt .

Bùi Thị Nhạn là cô của Bùi Thị Xuân nhưng bằng tuổi nhau, cùng giỏi võ nghệ, Bùi Thị Nhạn lại nhu hòa, theo giúp Bùi Thị Xuân trong huấn luyện quân sĩ và hậu cần. Khi vợ Nguyễn Huệ là Phạm Thị Liên mất, Nguyễn Huệ mới lấy Bùi Thị Nhạn và sinh được 3 trai, 2 gái, trong đó có Nguyễn Quang Toản. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, bà được phong làm Chánh cung Hoàng hậu (Lê Ngọc Hân là Tây cung); Quang Toản lên ngôi, bà là Hoàng thái hậu. Khi Gia Long kéo ra Bắc Thành, chiến đấu đến sức cùng, lực tận; bà rút gươm tự sát.

Nhân vật thứ ba trong “ngũ phụng thư” là Trần Thị Lan con nhà võ chính tông. Chị của Trần Thị Lan là Trần Thị Huệ, kết duyên cùng Nguyễn Nhạc nên Lan theo chị, quen với Bùi Thị Xuân và theo nữ đô đốc. Bà là một trong số các nữ tướng tham gia chiến dịch giải phóng Thăng Long cùng đoàn của Hoàng đế Quang Trung.

Ba nhân vật trên đều ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay là Tây Sơn, Bình Định; trong khi 2 nhân vật còn lại trong “ ngũ phụng thư” ở Quảng Ngãi. Người thứ tư là Nguyễn Thị Dung, người khỏe mạnh, ham võ nghệ, là tùy tướng của Bùi Thị Xuân, sau kết duyên cùng Trương Đăng Đồ, hai người cùng xông pha trận mạc như Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân. Lập được nhiều chiến công,Trương Đăng Đồ được vua Quang Trung phong là Tú Đức Hầu, bà Nguyễn Thị Dung theo giúp chồng huấn luyện quân sĩ và canh phòng bản doanh.

Nhân vật thứ năm là Huỳnh Thị Cúc, người theo sát Bùi Thị Xuân trong chiến dịch bình Xiêm và Lào. Nếu như Bùi nữ tướng tiên phong xung kích thì Huỳnh Thị Cúc là người giữ tuyến sau cho đoàn quân Bùi nữ tướng. Bà được Bùi Thị Xuân coi như em ruột, có mặt trong trận chiến bảo vệ vua Cảnh Thịnh đến giây phút cuối cùng.

oOo

Uống nước nhớ nguồn, cuộc khởi nghĩa Tân Sơn và chiến công đại phá quân nhà Thanh mãi mãi là chiến công chói lọi trong lịch sử. Trẩy hội Đống Đa mùng 5 tháng Giêng âm lịch mỗi năm hoặc hành hương về đất thang mộc một thời, trong không khí giao hòa của đất trời, khí thiêng sông núi, mãi mãi nhớ Tây Sơn ngũ phụng thư !

Trần Châu
(Khóa lớp  1969-1976)

13 nhận xét:

  1. nguyen ngoc tho10:02 15/5/12

    Em xin chào anh Trần Châu! Rất vui được Anh về cộng tác với QTBK !(Xin hỏi nhỏ có phải anh TC ở Phú Xuân ?)

    Bài viết ngắn,súc tích ,giọng văn cô đọng sắc nét…Rất hay !

    Cảm ơn Anh &chúc Anh luôn vui và dồi dào sức khỏe !

    Trả lờiXóa
  2. Khắc Tuấn20:55 15/5/12

    Chào Anh Trần Châu !Cảm ơn anh đã giới thiệu TSNPT cho đoc giả QTBK biêt .
    Có phải anh là Trần Châu Ngọc không ?

    Trả lờiXóa
  3. Chao ban TChau..mot trong nhung ngoi sao cua khoa 69-76..
    Bang di mot thoi gian kha dai (tu ngay tot nghiep trung hoc) ,hom nay rat vui duoc doc lai bai viet cua ban.Trung chuc ban luon vui,khoe va co nhieu cam hung,nhieu dong gop cho "Vuon hoa Nghe thuat" va cho trang nha QTBK...ngay them phong phu.
    Cam on ban

    Trả lờiXóa
  4. tranbanghia15:36 16/5/12

    Trần thị Lan và Trần thị HUệ là tổ tiên của tui đấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một chút nào đấy cũng xúc động khi có người viết về ông bà của mình phải không.
      Sao lâu nay không thấy có bài của tranbanghia trên QTBK ?

      Xóa
    2. tran ba nghia08:35 23/5/12

      cũng muốn lắm nhưng....sợ nẫu chơ

      Xóa
    3. nguyen ngoc tho14:14 23/5/12

      Nẫu nào chơ , chứ Nẫu Nhà tui “uống “ từng chữ “tình “ của Bác ấy chớ ?
      Dzẫy mà cứ đi “ ngao sơn vọng thủy “ tận đâu đâu…

      Xóa
  5. nguyen ngoc tho09:32 17/5/12

    @ AnhTrần Bá Nghĩa !

    “Buồn” dzì mà không nói :
    Lẳng lặng xa” Xứ Nẫu”?
    Dzắn “Quang Trung Bình Khê”?
    _Ngọn gió nồm tái tê !
    Đèo Cù Mông “cù” mãi
    Sao “người cũ” chẳng dề?
    Trần truồng cùng” tắm trăng”
    _Nước Sông Côn chảy xiết…(?)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tran ba nghia08:33 23/5/12

      chào ngừ cùng quơ!

      Xóa
    2. Nặc danh22:04 24/5/12

      Bao giờ "quơ" hương có thời 1789 !?

      Xóa
  6. Cam on ban TRAN CHAU ,nho ban Nguyetpp moi biet ro hon ve TUONG LINH duoi truong cua nha TAY SON .Hon 36 nam chua gap lai ,khong biet co dip gap lai hay khong !!??Chuc Chau cung gia dinh vui khoe .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:01 24/5/12

      " Không biết có dịp gặp lại không " , sao mà u ám quá ! Sau 1975 nhiều biến động vẫn còn đấy thôi !

      Xóa