Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

CÁI TÊN THÂN THƯƠNG - QUANGTRUNG BINHKHE


Trước năm 1975, tên các Danh nhân Việt Nam được dùng đặt tên cho một số Trường Trung Học trong các tỉnh hạt. Tỉnh Bình Định có các trường Cường Đễ, Ngô Chi Lan… ở Quy Nhơn, Tăng Bạt Hổ ở Bồng Sơn, Đào Duy Từ ở An Nhơn, Quang Trung ở Bình Khê… Tên của trường trong một tỉnh không trùng lặp nhau, nên trong mỗi tỉnh chỉ cần biết tên trường là biết được nơi ngôi trường tọa lạc.



Trung Học Quang Trung ở quận Bình Khê được thành lập vào năm 1965. Tấm bảng treo trước Văn phòng của Trường ngày xưa (hiện còn lưu giữ) cho thấy rõ Trường được thành lập theo Nghị định số 545/GDTN/NĐ của chính thể trước. Niên khóa 1965 - 1966 trường tuyển sinh 2 lớp Đệ Thất (Lớp Sáu bây giờ). Lớp được chia theo môn sinh ngữ : lớp Pháp Văn và lớp Anh Văn. Sau nầy học sinh không yêu chuộng môn Pháp Văn nữa nên lớp được chia lấy thứ tự vị thứ khi trúng tuyển. Sĩ số đầu vào Trung Học hằng năm tuyển được 2 lớp, về sau tăng dần. Niên khóa 1969 - 1970 Trường tuyển được 3 lớp, niên khóa 1970 - 1971 tuyển được 4 lớp, niên khóa 1971 - 1972 tuyển 5 lớp, niên khóa 1972 - 1973 cùng với niên khóa 1973 - 1974 tuyển 6 lớp Sáu, rồi niên khóa 1974 - 1975 tuyển tới 7 lớp.


Lúc đầu cơ sở Trường chưa có, phải học ở Trường Tiểu Học Quận Lỵ Bình Khê, được xem như lớp nhô bậc học từ Trường Tiểu Học nầy. Theo khuôn dấu trong Học bạ khóa lớp đầu tiên của Trường, Trường mang tên là Trung Học Bình Khê - Phú Phong. Khuôn dấu nầy không thấy xuất hiện ở niên khóa 1966 - 1967 nữa. Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Quận Lỵ Bình Khê là Thầy Nguyễn Đồng kiêm luôn Hiệu Trưởng bậc học Trung Học, là người đầy công trạng của nền giáo dục ở Bình Khê - Tây Sơn tỉnh Bình Định.


Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng cơ sở Trường là ngày 31 tháng 3 năm 1967. Đến ngày 8 tháng 4 năm 1968, Bộ Văn Hóa Giáo Dục của chính thể trước long trọng tổ chức khánh thành ngôi Trường được mang tên mới, tên của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn : Trường Trung Học Quang Trung - Bình Định. Trước đy Thầy Trần Văn Thái cũng đã được bổ nhiệm chính thức là Hiệu Trưởng của Trường.

Trung Học Bình Khê - Phú Phong rồi Trung Học Quang Trung - Bình Định, đến tháng 5 năm 1975 lại đổi tên là Trường Phổ Thông cấp III Bình Khê, phải để dành tên vị Hoàng đế bách chiến bách thắng gắn cho tên trường ở Tỉnh lỵ - Lúc nầy Trường Cường Đễ Qui Nhơn được đổi tên thành Trường Cấp III Quang Trung. Sau đó thành Trung Học Quang Trung, niên khóa 1990 - 1991 mang tên Quốc Học Quy Nhơn mới trả lại tên Quang Trung cho ngôi trường cũ ở Bình Khê - Tây Sơn.


Những tưởng lâu nay ghép địa danh Bình Khê vào ngôi trường cũ ngày xưa đã học thành QuangTrung BinhKhe chỉ để phân biệt tên gọi với Trung Học Quang Trung của Cường Đễ cũ cùng ở tỉnh Bình Định, nào ngờ bản thân ngôi trường cũ vốn đã có tên Trung Học Bình Khê mà lâu nay không ai biết đến để thông tin cho. May nhờ những gì của ngày xưa còn sót lại (sau nầy sẽ là những hiện vật truyền thống của Trường) mới thấy việc ghép tên lại tiềm ẩn chút tâm linh. Âu cũng là cái duyên để Trang giao lưu Cựu học sinh của trường tồn tại với cái tên QuangTrung BinhKhe đủ chính danh, đầy kỷ niệm thân thương.

QuangTrung BinhKhe

7 nhận xét:

  1. Trần Viết Dũng07:26 17/2/14

    Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ...

    "Hai mươi năm mới về ngang cửa lớp
    Bước so le thương tóc ngắn tóc dài
    Phượng đã bao lần đỏ thềm rêu biếc
    Bao lứa đôi xa thời con gái con trai" (TVD)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "ngang cửa lớp", "bước so le", "đỏ thềm rêu biếc", "thời con gái con trai",... đúng là "ngữ" của nhà thơ!

      Xóa
    2. Anh Dũng phải vào comments thường xuyên chớ không lâu lâu mới vô sẽ bị hút vào spam. May mà đã gỡ ra kịp. Cũng như tôi lâu lắm mới về thăm trường cũ, có hơn 30 năm chớ không 20 năm như anh. Tôi phải bước thấp bước cao, anh chỉ so le mới còn thương được tóc ngắn tóc dài ...

      Xóa
  2. Tui có đề nghị:

    1./Không nên viết "QuangTrung BinhKhe" mà ta hãy viết "Quang Trung Bình Khê" cho rõ ràng, chứ viết "BinhKhe" thấy nó không ra làm sao cả, Ta chẳng phải Ta mà Tây cũng chẳng phải Tây.

    2./ Cường Để (dấu hỏi) chớ hổng phải Cường Đễ (Dấu ngã).
    Kỳ Ngoại hầu Cường Để (chữ Nho: 畿外侯彊柢; 1882-1951) nguyên tên là Nguyễn Phúc Đan (阮福單), còn có biệt danh là Nguyễn Trung Hưng (阮中興) là một nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Về gia thế, ông là cháu trực hệ của hoàng tử Cảnh, tức là cháu đích tôn 6 đời của vua Gia Long (do hoàng tử Cảnh mất sớm, ngôi vua truyền về ngành thứ 2 của hoàng từ Đảm, tức vua Minh Mạng.)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không tranh luận, nhưng vẫn phải giữ như cũ thôi bạn tôi ơi !

      Xóa
    2. Khà khà!!!
      Phải giữ như cũ! Đúng là ông họ Vũ rầu!

      Xóa
    3. Họ Vũ hay họ Võ cũng thế thôi mà ... Hic !

      Xóa