Drop Down MenusCSS Drop Down MenuPure CSS Dropdown Menu
Trang Giao Lưu Cựu HS Trung Học Quang Trung Bình Khê - Bình Định

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

NGŨ QUẢNG Ở ĐÂU


Tôi là người Bình Định chính gốc, cha Bình Định, mẹ Bình Định; nhưng trong một số lần trong giao tiếp, có người hỏi “Anh (ông) là người Quảng ?”. Tôi lấy làm lạ về điều này vì ngữ âm của người Bình Định, nhất là Nam Bình Định - vùng Tây Sơn hạ đạo như huyện Tây Sơn ( Bình Khê cũ ), nơi tôi sinh ra ở thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, giọng nói gần với Phú Yên hơn là Quảng Ngãi, là hai tỉnh láng giềng, tỉnh giáp phía Bắc, tỉnh giáp phía Nam. Đó cũng là điều lạ vì ranh giới Bình Định với Phú Yên là đèo Cù Mông khá cao và có độ dốc cao hơn đèo Cả - ranh giới Phú Yên – Khánh Hòa ; trong khi ranh giới Bình Định – Quảng Ngãi là đèo Bình Đê thấp hơn nhiều.

Thế nhưng điều này là thật. Trong giao tiếp và sử sách tồn tại cụm từ “Dân Ngũ Quảng”. Căn cứ vào địa danh hành chính cấp tỉnh, dễ dàng nhận ra là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và điều này đúng với lịch sử nhưng còn một “quảng” nữa là Quảng nào. Có một chuyện vui là khi tranh luận về điều này, có anh bạn là Huỳnh Tấn Lộc, sinh ở Huế nói rằng đó là Quảng Tín, tức Thừa Thiên – Huế ngày nay. Tôi “cãi”: Quảng Tín là tên một tỉnh trước 1975, tỉnh lỵ là Tam Kỳ, phần lớn thuộc của Quảng Nam ngày nay, không có chuyện đó ! Tôi dẫn thêm : Trước 1975, Sư đoàn 3 của quân đội Sài Gòn trấn giữ Quảng Trị thất trận (Sau giao cho  Thủy quân lục chiến, Sư 1 của tướng Phạm Văn Phú và Liên đoàn 81 Biệt kích dù   từ An Lộc ra), kéo vào Quảng Tín thành lập lại. Sau này có một tập ký sự viết khá “hiền lành”, được xuất bản trong nước sau 75, tôi không nhớ năm nào; tập sách có tên là Sư đoàn trừng giới, viết về Sư 3 khi ở Quảng Tín.  Hai bên “cá” một chầu, anh trưng ra tờ bán nguyệt san khá uy tín là  Kiến Thức Ngày Nay, có bài nói Quảng Tín là Thừa Thiên – Huế, tôi chịu thua.

Sau đó khá lâu tiếp tục có cuộc tranh luận về một “quảng” còn lại , anh Đoàn Ngọc Yến, người Quảng Nam, nói rằng đó là Quảng Đức, tức Thừa Thiên - Huế. Tôi dẫn chuyện cá độ trước đây. Từ hai cuộc cã, tôi ra công tìm hiểu qua sử sách và mới biết chính xác rằng một “quảng” còn lại so với địa danh cấp tỉnh ngày nay chính là Quảng Đức tồn tại lúc đó.

Nói có sách, mách có chứng : Trong Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006; trang 107 viết rằng, “Mùa hạ năm Tân Dậu (1801), Thế Tổ Cao Hoàng Đế lấy Đô thành cũ, trích lấy ba huyện Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang thuộc phủ Triệu Phong đặt làm tỉnh Quảng Đức, lại trích lấy 2 huyện Hải Lăng và Đăng Xương và 1 huyện Minh Linh thuộc phủ Quảng Bình đặt làm dinh Quảng Trị. ( … ) . Năm Minh Mệnh thứ 3 (1832) đổi dinh Quảng Đức làm phủ Thừa Thiên”. Như vậy chuyện đã rõ, sách của Quốc sử quán triều Nguyễn không thể chép sai chuyện triều đình lúc  ấy.

Sau này, sách Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim kế tục viết rằng , “Còn ở quãng giữa nước thì đặt Thanh Hóa trấn, Nghệ An trấn, Quảng Nghĩa trấn, Bình Định trấn, Phú Yên trấn, Bình Hòa trấn (tức Khánh Hòa và Bình Thuận trấn. Đất kinh kỳ thống bốn doanh là : Trực lệ doanh Quảng Đức (tức Thừa Thiên bây giờ), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh, Quảng Nam doanh”. (Việt Nam sử lược, NXB Thanh Hóa , 2006).

Như vậy Quảng Đức là Thừa Thiên – Huế ngày nay, một “quảng” trong Ngũ Quảng. Quảng Đức thuộc đất Thuận Hóa, trước đó là châu Ô, châu Rí (có nơi viết là Lý). Châu Ô Châu Rí gắn liền với cuộc tình đẫm lệ Huyền Trân công chúa – đại tướng Trần Khắc Chung khi vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân để lấy “của hồi môn” là Châu Ô và Châu Rí. (Huyền Trân công chúa được nhân dân tôn vinh là vì vậy ; còn chuyện tình huyền thoại Huyến Trân – Khắc Chung sau này khi Chế Mân chết, Khắc Chung cứu Huyền Trân là chuyện khác).

Ngày nay dễ dàng nhận diện đất Ngũ Quảng từ Nam đèo Ngang (Hoành Sơn) đến đèo Bình Đê, ranh giới Quảng Ngãi – Bình Định hiện nay. Ở đâu “đất lành” thì  “chim đậu”, người Ngũ Quảng đến nay vẫn còn tiến vào Nam. Trước đây người Quảng Ngãi có Lê Văn Duyệt đang được đánh giá lại yếu tố tích cực, Bình Tây đại nguyên soái Trương Công Định, người Quảng Ngãi, là chuyện đã rõ.

Thật ra theo thiển ý của người viết bài này thì cách dùng chữ Ngũ Quảng là do người đời sau, còn khi Nguyễn Hoàng vào Nam tránh bẩy Trịnh Kiểm theo câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi đi  kéo dân theo thì lúc đó đã có “quảng” nào đâu ?

Còn Quảng Tín được nêu đầu bài là tỉnh được tổng thống chính quyền Sài Gòn ký sắc lệnh 162/NV ngày 31/7/1962 thành lập gồm thị xã Tam Kỳ làm tỉnh lỵ, có 5 quận là Thăng Bình, Lý Tín, Tuân Đức, Hậu Đức và Hiệp Đức; năm 1976 hợp nhất với các địa phương khác thành Quảng Nam – Đà Nẵng ; nay là một phần của tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Đức được thành lập từ sắc lệnh 24/NV, ngày 23/1/1959 (trước Quảng Tín), gồm tỉnh lỵ là thị xã Gia Nghĩa, có 3 quận là Đức Lập, Kiến Đức và Khâm Đức, sau 1976 là Đắc Lắc, nay phần lớn thuộc về tỉnh Đắc Nông.

Trần Châu
Khóa lớp 1969-1976

11 nhận xét:

  1. Một thông tin về "Ngũ Quảng", đặc biệt là "Dinh Quảng Đức", rất bổ ích mà không phải ai cũng biết.

    Có vài chi tiết nhỏ xin được góp với tác giả:

    - "...trích lấy ba huyện Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang thuộc phủ Triệu Phong đặt làm tỉnh Quảng Đức...", theo tôi biết, thì không phải "tỉnh Quảng Đức" mà là "dinh Quảng Đức".

    - "Năm Minh Mệnh thứ 3 (1832) đổi..." là chưa chính xác. Minh Mệnh lên ngôi năm 1820, do vậy, năm 1832 không thể là "Minh Mệnh thứ 3" được. Theo tôi biết, năm 1821 dinh Quảng Đức được đổi thành phủ Thừa Thiên, phủ “Phụ kỳ” của kinh đô.

    - "Sau này có một tập ký sự viết khá “hiền lành”, được xuất bản trong nước sau 75, tôi không nhớ năm nào; tập sách có tên là Sư đoàn trừng giới...". Theo tôi biết thì "tập sách này" có tựa là ""Tuần lễ dài nhất của sư đoàn trừng giới" của Lê Hiếu Ánh do NXB Trẻ xuất bản năm 1991.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1822 là Minh Mệnh thứ 3 đổi dinh Quảng Đức thành Thừa Thiên phủ, không sao,chỉ là lỗi gõ ký tự. Admin sẽ hiệu đính lại. Có cái nầy tham khảo cùng các bạn :

      Châu Rí hay Châu Lý!? Phan Rang, Phan Rí hay theo cách viết hồi xưa xa lơ xa lắc là Phan Lung,Phan Lý !? Theo Đồ tui thấy một số người Bắc cũng như người Tàu, không rung lưỡi đọc được âm r. Ngay Tự điển Hán Việt cũng không có vần r. Rõ ràng như vậy thì âm r có phải là ngữ âm của vùng Trung Trung bộ không !?

      Đồ tui không rõ, nhưng hình như ai rung lưỡi được thì chắc có máu Chiêm trong người quá !

      Hehehe... Có bồ nào dám cá dzí Đồ tui hông ?

      Xóa
    2. Nặc danh15:22 31/5/12

      cam on da gop y

      Xóa
  2. Cam on QTBK ,cam on Tran Chau ,cam on Buu Chau .Ngpp rat thich lich su ,doc bai nay Ngpp thay su hieu biet cua minh qua it .Than men .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh15:19 31/5/12

      0 h45 mà còn vào QTBK, vậy là yêu xứ sở lắm !

      Xóa
  3. Cảm ơn 2 bạn TC va BC đã bổ sung nhau làm rõ về "Ngũ Quảng"...
    Thiệt tình,từ ngày xa xứ...mình không hề nghe mấy cụm từ "tứ Quảng hay ngũ Quảng" gì cả,mà chỉ biết món ăn ngon của xứ Quảng có tên goi "mì Quảng"..mì Quảng mà thiếu "củ nén" thì không giống"mì Quảng ở quê nhà" phải không anh bạn Bửu Châu?
    Mến chúc 2 bạn vui,khõe và có nhiều bài viết hay..

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh11:06 31/5/12

    Cam on thien chi cua tat ca.

    Trả lờiXóa
  5. @ Đồ Đi Đồ Lại:

    1./ Phát hiện có yếu tố "Hời" hay "Hớn" trong phát âm "rờ" và "lờ" của @ Đồ Đi Đồ Lại, khá là độc đáo và thú vị đấy. Tui đang chờ coi thử có các quí vị nào dám "cá dzí Đồ hông?"

    2./ Chớ còn cái "rờ" và "dờ" (và nhiều cái tương tợ khác nữa, tỉ như "lờ" và "nờ", "dờ" và "giờ" trong "vở luyện tập tiếng Việt" mới đây,v.v...) của người Miền Bắc thì là lại khác. Tui hổng dám bàn "đúng" hay "sai", vì đấy là tiếng, giọng,... của trung ương. Nhưng có ghi nhận thiệt tế là nẫu thường viết "theo rõi" thay cho "theo dõi", thậm chí có người còn viết "tánh rược" thay cho "tánh dược" (một người bạn hành nghề đông y của tôi thường xuyên viết như zậy).

    3./ Còn người Tàu nói tiếng Việt thì đúng là nẫu có phát âm "rờ" thành "dờ" nên mới có câu chuyện "Chị bán thịt để lộn da". Nếu @ Đồ Đi Đồ Lại chưa biết thì hồi nào tui sẽ kể cho nghe.

    @ TrungnguyenHP:

    TrungnguyenHP nhắc tới "mì Quảng" khiến tui nhớ lại mấy kỷ niệm khi ra Quảng ăn mì Quảng. Nghe giọng tui, có người bán hàng cho rằng tui ở miền Nam ra, không quen "ăn khô" như người Quảng nên nẫu thường cho thêm nước để "ướt át" hơn cho tô mì.

    Còn "củ mì" ở quê ta đã được trung ương hóa thành ra "khoai sắn" lâu rồi. Nói "ăn củ mì" không khéo bị "chụp mũ" là muốn nói "ăn củ mì không lột vỏ" hay sao đấy.

    Bi giờ ta được trung ương hóa ngôn ngữ, văn tự,... nhiều lắm. Tỉ như "ngô" thay cho "bắp", "củ đậu" thay cho "củ sắn", "củ lạc" thay cho "đỗ phộng", "lợn" hay "nợn" thay cho "heo" (có các quý vị nào rành dịch giùm "thịt lợn mông sấn" từ tiếng trung ương sang tiếng địa phương quê ta thử").

    Kể một chuyện thiệt mà như giỡn. Cách nay gần đúng 37 năm, có một lần tui, thiếu chút nữa là bị 1 anh bộ đội "đấm cho vỡ mặt" khi mời anh ta ăn củ mì. Số là sau ngày được giải phóng mấy hôm, có một anh giải phóng quân đến chơi nhà (rủ được như zậy là "oách" lắm vào lúc bấy giờ). Má tui có nấu một nồi củ mì gòn, ngon lắm, tui mới mời: "Mời anh ăn củ mì, đây là củ mì gòn, bùi lắm!". Zẫy là anh ta "phùng mang, trợn mắt", nói tiếng "Đan Mạch", rồi đòi "đấm vỡ mặt" tui, vì lý do tại sao tui dám gọi "khoai sắn" là "buồi". Thiệt khổ thân tui, tui nói "bùi" mà anh ta lại nghe ra là "buồi".

    Tản mạn vài mẫu chuyện "có liên quan" thiệt 100% mà như là giỡn zẫy, chớ hổng có giỡn chút nào hết. Nhưng ông bà ta thường hay nói "lời thiệt dễ mất lòng", nếu có ai không bằng lòng thì cho tui xin được niệm tình bỏ qua cho, vậy!

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn hai bạn Trần Châu và Bửu Châu, mình cũng có nghe về ngũ Quảng nhưng không rõ lắm và không để ý, nay mới biết.
    Riêng bạn Trần Châu là thằng bạn nối khố từ ngày mới giải phóng với mình nhưng vì công việc bạn Châu đi xa ( hơn 30 năm ) nay mới thấy xuất hiện trên trang này.Chúc Trần Châu và gia đình luôn vui khỏe và luôn nhớ về quê hương, trong đó có mình nhé !

    Trả lờiXóa
  7. Trần Châu16:46 2/6/12

    Rat nho Xóm 1 , Phú Xuân , Bình Phú, Bình Khê, Bình Định . Có người sau 30 năm mới gặp lại, trang QTBK mong la cau nối. Bye.

    Trả lờiXóa
  8. Quảng ...Quảng một dọc khá dài!?-Bình-Trị-Nam -Ngãi còn lại Quảng nào?Ngũ Quảng-Quảng Đức thêm vào Huế đó gọi Tín không sao Quảng Miền?Nói ra là biết Xứ mình?Ở đâu mà giọng Thiệt Tình biết Ngay.Khó nghe hay Dễ cái tai Quen là nghe tất Ô hay Quảng Miền?

    Trả lờiXóa