Mười năm sau. Giật mình chợt thèm có 1 đứa con, Cô quyết định lấy chồng. Nhớ lời anh Cả dặn
: “Lấy nông dân không sợ chết đói, trong nhà có 1 người lãng đãng là đủ rồi,
2 người thơ thẩn thì khổ lắm.” (có lẽ cuộc sống sau ngày mới giải
phóng quá khắc nghiệt với gia đình Cô, anh Cả đã rất sợ các em khổ vì cái tính
ngơ ngác giữa đời thường vốn chỉ biết ăn học). Cô ngoan ngoãn chọn 1 anh nông dân chính hiệu
: hiền lành, thật thà, không thơ, không nhạc, không thuốc lá, không rượu chè ... Cô hạnh phúc hơn khi có thêm 1 bé gái,
Cô toại nguyện bằng lòng với mái ấm của mình.
Nhưng Trời như muốn thử sức người,
chồng Cô bỗng đổ bệnh, bao
nhiêu của cải dành dụm cứ đội nón ra đi ... con gái còn nhỏ nên cũng đau ốm triền miên
... bao nhiêu năm đã vắt kiệt sức người đàn bà 1 thời yêu
thơ, yêu đàn
... Cô đã quên hết mọi thứ trước kia. Cô tất bật chạy ăn từng
bữa : nào tiền thuốc cho
chồng, tiền sữa cho con
... Cô xoay sở đủ bề, Cô làm mọi thứ có thể ra tiền ...
rồi trời không phụ lòng người, ranh giới mong manh giữa sự
sống và cái chết, chồng
Cô đã vượt qua, của đi thay người nên Cô vẫn tiếp tục sống trong căn phòng chật
hẹp tối tăm của khu tập thể năm nào. Bạn bè thương chỉ giúp cho người làm hóa giá
căn nhà ấy ...
Cô hẹn gặp và trao hồ sơ tại quán cafe gần nhà. Người
giúp cho Cô là người đàn ông tóc đã muối tiêu ngồi đối diện lắng nghe nhạc
bỗng ông đọc một cách vô thức:
“Người đi ,ừ nhỉ người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá
Chị thà coi như hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say...”
Cô reo lên (vẫn cái tính cách tự
phát) “Anh thuộc không đọc cho em chép nhé”. Ông xin người phục vụ quán tờ giấy
và đọc cho Cô chép trọn bài thơ “Tống biệt hành”. Đêm về mọi thứ đều im ắng,
Cô lấy bài thơ ra đọc thì Trời ơi! Lúc hí hoáy chép Cô
không hề nhận ra, cứ cảm
nó hay vậy thôi, giờ này
Cô đã biết : Từ bé
Cô đã nghe anh Cả ngâm bài này nhiều lần đến nỗi Cô thuộc lòng. Vậy mà mãi vật
lộn với cơm áo gạo tiền Cô không còn chút gì là Cô nữa. Nước mắt từ đâu trào ra như thác lũ, Cô khóc nức nở, Cô thương Cô hơn hết thảy những người thương Cô cộng lại.
Cô đâu rồi ? Cô đã từng mê đàn, yêu thơ, thích nhạc, thuộc không ít những bản tình ca ... Vậy mà Cô không nhớ gì nữa cả, Cô khóc như chưa bao giờ được khóc, Cô đánh mất Cô tự khi
nào. Cô muốn bắt gặp lại mình ngày xưa, Cô tự cho phép mình hằng tuần gặp người đàn ông đó (Cô vẫn
hành động theo thói quen tự phát) để ngồi nghe nhạc và ông đọc cho Cô nghe những bài thơ
ngày xưa Cô thích ...
Cô không thấy cuộc đời tối tăm nữa, một màu hồng mỗi sáng Cô thức dậy tràn ngập yêu thương,
Cô vui vẻ thức sớm lo cho chồng con bữa sáng,
đưa con đi học, đi làm, chiều về đón con, chuẩn bị chu đáo cơm chiều, hạnh phúc được chồng con khen bữa cơm ngon
... Và cứ thế hằng tuần nghe thơ, nghe nhạc Cô dần tìm lại từng cung bậc cảm xúc đã ngủ yên trong Cô giờ đây bừng tỉnh.
Nhưng cái chữ nhưng muôn đời đáng ghét này,
người đàn ông đã ngõ lời : muốn ghé vai nâng đỡ thân cò,
ông bảo : “tâm hồn em mong manh quá, anh thương và xin được sẻ chia cái đời thường cơ cực của
em ...”. Ơ hay! Cô có thấy khổ gì đâu,
mọi thứ qua hết rồi mà ... Cô lại quyết định tự phát : Cô bỏ nhưng bài thơ dở dang
chưa nghe kịp, bỏ luôn
hồ sơ hóa giá nhà, bỏ cả ân nhân người đã giúp Cô khôi phục trí nhớ ...
Giờ đây Cô đã biết dung hòa,
biết phân định rõ ràng, biết tỉnh táo để xử lý tình cảm bên cạnh con gái đang dần trưởng thành và người chồng thật
như đếm ... Thỉnh thoảng Cô cho phép mình thả hồn trong góc nhỏ khu vườn
địa đàng xa xưa ấy và ngụp lặn vùng vẫy cái hạnh phúc của riêng Cô,
ấy là ngồi với bạn bè cả ngày cùng cây đàn guitar để hát, để nghe những âm thanh huyễn hoặc reo ca...
KyHap
Khóa 6 QuangTrung
BinhKhe
Mọi chuyện rồi sẽ qua...đã tìm lại chính mình là hạnh phúc rồi ,phải không Kỳ Hạp ?
Trả lờiXóaDù rằng có vẻ tâm tình của bạn là những suy gẫm cho những bản tình ca nổi tiếng nhưng cách thể hiện mộc mạc và ngập tràn xúc cảm .....làm người đọc miên man rung động !
Trả lờiXóaCảm ơn Ẩn danh và Tú xương đã sẽ chia cùng Kỳ Hạp.
Trả lờiXóa