Người
đời thường đem “nhân vật” con trâu ra để ta thán cảnh khổ cùng, khổ cực, khổ hết
chỗ chê … Vì trâu ta sống suốt đời trên vai mang ách kéo cày lội dưới ruộng
sâu.
Xe
của trâu to tổ bố bằng cái chòi giữ hoa màu của nông dân, hai bánh xe cao to kềnh
càng hai bên bằng sắt gỗ rất nặng, trên xe còn chất đầy ắp những lúa gạo, cây
trái, súc vật, đất đá linh tinh … đến hàng tạ.
Trâu
lê từng bước hì hục vận chuyển qua mọi địa hình khắc nghiệt hiểm hóc. Trâu ta
24.24 giờ, ngày nối tiếp ngày, dầm dãi nắng lửa mưa dầu. Rét buốc thấu tận xương
thịt. Kè kè bên trâu trên tay con người cầm sợi dây thừng xỏ mũi trâu, rất độc
tài để điều khiển và một cái roi sắt dài lúc nào cũng sẵn sàng thẳng tay quất
ác liệt vào mông trâu một cách không thương xót, nếu trâu lao động không đạt
yêu cầu.
* * *
Nhà
văn, nhà báo đôi lúc hậm hực cũng nói với nhau: “Tao khổ như trâu, tao cày như
trâu”.
Thực
ra, thế nào là sướng, thế nào là khổ, tùy theo quan điểm cá nhân, nào ai có giống
ai và đó là vấn đề triết luận. Hay nói một cách khác, vật chất và tâm hồn khác
biệt có đẳng cấp, siêu phàm và lý tưởng.
Suốt
đời một nhà báo, nhà văn… đêm ngày đem thân xác cặm cụi, miệt mài trí tuệ làm
nên một số phóng sự, tác phẩm… trên mọi lãnh vực văn hóa. “Mẹ tròn con vuông” trân trọng xuất
hiện góp mặt cho đời. Cái sướng của họ “vô hình” không có gì có thể sánh được
và ta đã từng nghe nói:
Ai
bảo “con” trâu là khổ!
Ít
ai ngờ, con trâu có quan hệ mật thiết với một nhà hiền triết vĩ đại Trung Hoa.
Vào thời điểm cách nay vài ngàn năm, người ta ai cũng cưỡi ngựa, nhưng Lão Tử
thì cưỡi trâu.
Lão
Tử ngao du sơn thủy như gã mục đồng. Tư tưởng của ông uyên thâm lãng mạn, không
có cuốn từ điển bách khoa nào trên thế giới mà không có tên ông. Con trâu cũng
sướng và vinh hạnh theo nhà hiền triết.
Trong
làng văn học, nhà văn hóa Sơn Nam thường cưỡi trâu sắt. Đó là chiếc xe ôm “đậm
đà bản sắc dân tộc” do nhiều người chở.
Lão
Tử còn để ý đến “ngoại hình” sao cho có vẻ tiên phong đạo cốt còn Sơn Nam thì mỗi
lần ra khỏi nhà hàng xóm láng giềng vẫn phải nhắc:
-
Kéo cái “phẹc-mơ-tuya”. Cài nút áo trên
lại! Mang lộn dép rồi kìa!
Hoặc:
-
Làm ơn thay bộ quần áo khá hơn một
chút!
Vậy
mà khi xe gắn máy chở ông đi qua đâu đó cũng thường thấy có vài nương tử chạy
ra chặn đầu xe. Thò lẹ tay tắt máy, rút giữ chìa khóa, nở một nụ cười tựa đóa
hoa!
-
Khoan đi cái đã!
“Ra
lệnh” xong, nữ nhà báo liền ôm nhà văn Sơn Nam hôn thắm thiết giữa thanh thiên
bạch nhật, đông người qua kẻ lại. Rồi tự móc túi trả tiền xe, níu ông ngồi qua
xe nàng, chạy đi mất dạng như đôi tình nhân lâu đời được gặp lại nhau.
Đó
là chuyện bụi đời ngoài đường sá, tối chiều nhà văn Sơn Nam quay về nhà trọ.
Còn có lắm bông hoa biết nói là nghiên cứu sinh môn văn, là biên tập viên… trên
tay có sẳn giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm… ngồi trước cửa nhà đợi sẵn tự bao giờ.
Thấy ông chủ về họ mừng ríu rít bắt tay vào làm nghiệp vụ.
Hàng
tuần ông có nhiều bài đăng ở các báo và lãnh nhuận bút, đôi lần có người đẹp ái
mộ đến chỗ ông ở viếng thăm tặng hoa.
Chưa
kể đến, gần như ngày nào ông cũng có thân hữu, bạn bè chí cốt nơi này chỗ nọ đến
mời đi nhà hàng quán tiệm ăn uống, nâng ly ẩm tửu, mặc dù cái bao tử tuổi già
chỉ bằng nắm tay…
Mới
chiều hôm trước có các báo lại nhà đợi bài viết của ông xong để đem về tòa soạn.
Rạng sáng tinh mơ ngày hôm sau, khoảnh khắc qua đêm, khi lãng tử lang thang qua
các sạp, các điểm bán sách báo đã thấy bài viết tên tuổi hình ảnh của mình in đậm
nét còn nóng hổi, mọi tầng lớp hăm hở mua cầm trên tay để đọc.
Tối
lại lắm lúc vừa chợp mắt bỗng có tiếng đập cửa hối hả của bà con lối xóm gọi
ông thức dậy “coi Sơn Nam lên đài” dung nhan xuất hiện trên màn hình ti vi.
Tại
các cơ quan báo chí, nhà xuất bản, nhà sách… vừa bước ra khỏi xe ôm ông liên “xẹt”
vào đảo mắt nhìn lên ngắm xuống những “đứa con” của ông trong các tủ sách. Quay
ra mặt mày sáng rỡ. Từ cổng bảo vệ đến các phòng hành chánh, biên tập… lên đến
tận lầu giám đốc đang ngồi, ông liên tục nói với mọi người gặp gỡ:
- Tác phẩm của tôi mới vừa phát hành mà bán đã
gần hết!
Tất
cả không phấn trang điểm, đời văn sướng hay là khổ?
Đào Tăng
Sơn Nam Ngoaij Sử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét