Thơ trong
giai đoạn 1930 - 1945 được gọi là thơ tiền chiến, tức trước chiến tranh thế
giới lần thứ hai kết thúc. Đây là giai đoạn thơ rực rỡ trong văn học Việt Nam và
công trình biên khảo Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân đã khẳng định
giá trị tác giả và tác phẩm. Mùa Xuân và Tết luôn là cảm hứng sáng tạo của thi
nhân và mỗi người với những tâm thế khác nhau cảm nhận mùa Xuân khác nhau.
Thời áo trắng, những ai ngẩn ngơ vì tình yêu bâng khuâng qua của sổ thường có trong sổ tay 4 câu thơ của Chế Lan Viên :
Tôi
có chờ đâu , có đợi đâu
Đem
chi xuân đến gợi thêm sầu
Với
tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất
cả không ngoài nghĩa khổ đau
Những
“chàng” và “nàng” tuổi mới lớn đâu biết rằng chàng họ Chế khi trình làng thi
phẩm Điêu tàn khi mới 17 tuổi “khổ đau”, ở đây là khổ đau cho người dân Hời mà
thi nhân hóa thân để nói lên thân phận dân Việt mình thời thực dân Pháp. Chính cái
khổ đau rất người lớn này đã làm nên một Chế Lan Viên hành trình suốt hai cuộc kháng
chiến cùng dân tộc.
Mùa Xuân
và Tết trong thơ tiền chiến phong phú. Trong những năm gần đây, “ông đồ” dường như
sống lại nhưng cứ Tết đến là nhớ bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên :
Mỗi
năm hoa đào nở
Lại
thấy ông đồ già
Bày
mực tàu giấy đỏ
Bên
phố đông người qua
…
Năm
nay đào lại nở ,
Không
thấy ông đồ xưa
Những
người muôn năm cũ
Hồn
ở đâu bây giờ ?
Đoàn
Văn Cừ với bài Chợ Tết khiến người ta hình dung một bức tranh tết qua thơ :
Người
mua bán ra vào đầy cổng chợ
Con
trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Để
lắng nghe người khách nói bô bô
Anh
hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ
Tìm
đến chỗ đông người ngồi dở bán
Một
thầy khóa gò lưng trên cánh phản
Tay
mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ
đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng
nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ .
Thơ tiền
chiến về mùa Xuân, về Tết còn đây những Lan Sơn với Tết và người qua, Huy Cận,
Anh Thơ, Quách Tấn cùng một tựa bài Chiều Xuân, Hàn Mặc Tử với Mùa Xuân Chín,
Bích Khê có Xuân Tượng Trưng, Nguyễn Giang có Xuân, Lưu Trọng Lư có Xuân Về v.v…
Trong số này, Hàn Mặc Tử được nhiều người nhớ với Mùa Xuân Chín, nhất là hai
câu : Ngày mai trong đám xuân xanh ấy -
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi; nhưng chính ra khổ thơ cuối cùng chở theo
hình ảnh rất đáng nhớ :
Khách
xa gặp lúc mùa Xuân chín ,
Lòng
trí bâng khuâng chợt nhớ làng .
-
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc
bờ sông trắng nắng chang chang ?
Mùa của
đất trời nào cũng gợi tứ thơ, có người còn nói rằng mùa thu là mùa của thi nhân
nhưng chỉ một chiều – xuân đã có ít nhất ba thi sĩ bật lên ý thơ .
Với Huy
Cận :
Kề bên đường
mòn
Mùa
đông đã tạnh
Cỏ
mọc bờ non …
Chiều
xuân tươi mạnh
Gió
bay vào hồn
Anh Thơ :
Quán
tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên
chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Và Quách Tấn :
Khói
mây quanh quẩn hồi chuông vọng
Trời
biển nôn nao tiếng địch dồn.
Thương
cảnh ông câu tình tự quá !
Thuyền
con chở nguyệt đến cô thôn .
Mùa Xuân
bây giờ đã khác mùa Xuân và Tết cách nay gần hai phần ba thế kỷ nhưng đọc lại vẫn
thấy in đậm tình tự dân tộc qua thơ cứ mỗi Xuân về, Tết đến.
TRẦN CHIÊM THÀNH
Tho tien chien lam sao bang tho cua Bac Ho voi tho To Huu.
Trả lờiXóaThiệt dẫy na !
Xóa