không
hẹn mà đến
không
chờ mà đi
bốn
mùa thay lá thay hoa
thay
mãi đời ta ….
(TCS)
Một
sớm mai thức dậy, người uể oải, nặng nhọc, bước vào phòng tắm, nhìn vào gương
soi, ngỡ ngàng như vừa gặp một người quen mà không nhớ là ai, nhìn tới nhìn lui
một lúc mới nhận ra chính là ta đó .
Ta
mà như không ta. Ta bỡ ngỡ như ở cái tuổi mới lớn năm nào, chợt cao lên, chợt lớn
lên và lạ lẫm với chính mình, chân tay lọng cọng như thừa như thiếu, mà mày
thanh mắt sáng, mà muốn làm nghiêm cũng thấy như tủm tỉm cười; còn giờ đây,
cũng bỡ ngỡ lạ lẫm với chính mình mà thử nhích khóe môi tìm lại nụ cười chợt thấy
khó khăn. Niềm vui thì vẫn vậy sao mắt môi như trĩu nặng. Một nếp xếp đã đậm
theo vòng cung khóe miệng, những dấu chân chim đã hằn trên khóe mắt. Và kia, một
vài nhánh tóc đã nhạt phai, khô quắt, mỏng tanh. Bỗng dưng thèm vẽ lại tức khắc
khuôn mặt xa lạ mà thân quen kia trước khi tắm táp, để rồi mày râu nhẵn nhụi
lao vào công sở hay đến giảng đường, xí nghiệp, công ty ….
Rồi ngắm nghía mình, nghĩ ngợi mình, rình rập mình, mới hay, đã khá lâu rồi không còn dõi theo ta nữa, đã lâu rồi phải lao vào bao nỗi lo toan, đã lãng quên cả chính mình. Đã lâu rồi như không thấy có thời gian, không chờ lễ hội, dửng dưng với những tờ lịch rụng rơi, nặng trĩu kế hoạch, những lịch công tác, vùi đầu vào những lôi kéo bộn bề. Chợt nhớ ra đã có lúc nào kia, phải chú ý lắng tai hơn nữa để nghe người nói, có khi phải hữ, hả đôi lần. Có cái gì ở tai ta vậy. Rồi một lần kia, cầm tờ báo thân quen lên đọc bỗng cứ thấy phải đẩy dần tờ báo ra xa, xa chút nữa, rồi chỉ đọc được những cái tựa, những dòng to. Thôi thì đành phải mua cái kính lão. Có kính lão rồi cũng nhất định chưa lão, bất đắc dĩ lắm mới phải đeo lên, cho đến một hôm rồi đành mua thêm sợi dây toòng teng vì kiếm kính hoài thật vất vả. Rồi có lúc chợt quên mất tên một người quen, quá quen. Quên cái tên thôi còn thì nhớ tất cả. Khi cần nhớ thì quên mà khi cần quên thì nhớ. Nhớ rất kỹ những chuyện xưa cũ. Lạ lùng chưa! Có lúc nhấc điện thoại lên, gọi cho ai đó, định nói điều gì đó thì quên tuốt, đành xin lỗi, nhầm số. Không lẽ hỏi người đầu dây bên kia, xin vui lòng cho biết tôi đang định nói gì với bạn đó vậy ? Tính tình cũng đâm ra cáu gắt. Chuyện không đáng gì sao cũng quạu. Lại trách cứ. Lại giận hờn. Lại ngờ vực. Lúc nào cũng nói tôi già rồi tôi già rồi như để được nghe mọi người nói không chưa già, vẫn trẻ.
Rồi ngắm nghía mình, nghĩ ngợi mình, rình rập mình, mới hay, đã khá lâu rồi không còn dõi theo ta nữa, đã lâu rồi phải lao vào bao nỗi lo toan, đã lãng quên cả chính mình. Đã lâu rồi như không thấy có thời gian, không chờ lễ hội, dửng dưng với những tờ lịch rụng rơi, nặng trĩu kế hoạch, những lịch công tác, vùi đầu vào những lôi kéo bộn bề. Chợt nhớ ra đã có lúc nào kia, phải chú ý lắng tai hơn nữa để nghe người nói, có khi phải hữ, hả đôi lần. Có cái gì ở tai ta vậy. Rồi một lần kia, cầm tờ báo thân quen lên đọc bỗng cứ thấy phải đẩy dần tờ báo ra xa, xa chút nữa, rồi chỉ đọc được những cái tựa, những dòng to. Thôi thì đành phải mua cái kính lão. Có kính lão rồi cũng nhất định chưa lão, bất đắc dĩ lắm mới phải đeo lên, cho đến một hôm rồi đành mua thêm sợi dây toòng teng vì kiếm kính hoài thật vất vả. Rồi có lúc chợt quên mất tên một người quen, quá quen. Quên cái tên thôi còn thì nhớ tất cả. Khi cần nhớ thì quên mà khi cần quên thì nhớ. Nhớ rất kỹ những chuyện xưa cũ. Lạ lùng chưa! Có lúc nhấc điện thoại lên, gọi cho ai đó, định nói điều gì đó thì quên tuốt, đành xin lỗi, nhầm số. Không lẽ hỏi người đầu dây bên kia, xin vui lòng cho biết tôi đang định nói gì với bạn đó vậy ? Tính tình cũng đâm ra cáu gắt. Chuyện không đáng gì sao cũng quạu. Lại trách cứ. Lại giận hờn. Lại ngờ vực. Lúc nào cũng nói tôi già rồi tôi già rồi như để được nghe mọi người nói không chưa già, vẫn trẻ.
Rồi
những ông bà già ngày nào thấy sao mà họ già khụ, già quá cỡ kia bỗng dưng như
trẻ lại, ấy là lúc ta đã già kịp với họ, đã vào cái lứa của họ mà lâu nay vẫn cứ
ráng như còn ở lứa tuổi nhỏ hơn. Có lúc đã giấu bớt tuổi đi, thì bây giờ lại muốn
nâng lên. Ở phụ nữ thì không muốn ai hỏi tuổi nữa. Phụ nữ dĩ nhiên có vẻ như chậm
già hơn khi trang điểm tí chút, vẫn giấu được nếp nhăn chìm khuất. Nhưng khi một
mình thức dậy, đứng trước gương soi, cũng sẽ nhận ra chút ngỡ ngàng xa lạ thân
quen. Tất cả những “triệu chứng“ kỳ cục đó là đặc trưng của tuổi chớm già, đang
già, mới già. Và ơi cái tiếng Việt phong phú của mình còn đẻ ra nhiều thứ già
khác như già nua, già cả, già xụ, già háp, già khú đế, già … dịch.
Che
giấu nó, trốn chạy nó, dối gạt chính mình hay chấp nhận nó, mĩm cười với nó, điều
chỉnh mình …. là tuỳ mỗi chúng ta, tùy mỗi cá tính và tùy mỗi nền văn hóa Nơi
người ta tôn trọng ngươì già, người ta hãnh diện vì già, muốn mau già. Nơi người
ta tôn trọng tuổi trẻ, hất hủi tuổi già thì người ta có khuynh hướng trốn chạy
xua đuổi tuổi già. Nhưng dù muốn hay không muốn, tuổi gì cũng cứ đến, lù lù đến,
xồng xộc đến.
Trước
đây không lâu, dưới thời Pháp thuộc thôi, tuổi thọ bình quân của người VN không
quá bốn mươi, và do đó, vấn đề tuổi già, tuổi sắp già đã không cần đặt ra. Vả lại
ở một nền văn hóa phong kiến, lúa nước, vị trí của các lứa tuổi đã được định sẵn,
không có xáo trộn gì nhiều, nên an phận thủ thường thật dễ dàng cho tất cả mọi
người.
Ngày
nay tuổi thọ của người VN đã tăng đáng kể, nam sáu mươi ba, nữ sáu mươi bảy và
còn có thể tăng nhanh trong thời gian tới, kèm với kế hoạch dân số, sinh suất sẽ
giảm, tháp tuổi sẽ ngày một phình to phía trên, và người già sẽ ngày càng đông
trong xã hội, đặt ra những vấn đề mới. Hiện nay, tỷ lệ người già trên sáu mươi ở
nước ta đã vào khoảng gần 10 phần trăm dân số và những người sống ngoài 80
không còn là hiếm. Bùng nổ thông tin, đô thị hóa, di dân, và những đổi thay này.
Người ta đã có thể thỉnh thoảng vào ra mỹ viện, chẻ cái cằm, độn cái ngực, lóc
cục mỡ bụng, bơm xóa nếp nhăn, tiêm kích thích tố, rồi mỹ phẩm, rồi trang sức,
rồi quần áo muôn màu muôn vẻ, người ta có thể dễ dàng đánh lừa mình, đã có thể
chọn lựa già hay không già, to be or not to be vậỵ
BS.
Đỗ Hồng Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét