Năm
1981 và 1985 Ngân hàng nhà nước Việt nam phát hành trên toàn quốc tờ giấy bạc
30 đồng.
Tôi nhớ như in, lúc ấy gia đình sống ở Bình Hòa, Tây Sơn, Bình Định. Tôi và vợ vừa dạy học, vừa lén dấu buôn bán vải sợi khắp các chợ gần xa trong vùng mong có thu nhập thêm để nuôi bầy con nhỏ, nên vợ chồng tôi có trong tay nhiều loại mệnh giá tiền tệ sau mỗi phiên chợ về.
Lúc ấy tôi rất bực mình, vì mỗi khi phân loại tiền theo mệnh giá giúp cho vợ, để bó lại thành bó : một trăm nghìn đồng hay một triệu đồng, thì nó vừa thừa lại vừa thiếu.
Lại nổi cáu, chán nản, thất vọng về sự cẩu thả, thiếu nghiên cứu trong việc
Chính phủ quản lý in mệnh giá trên giấy bạc .
Tôi
liên tưởng đến hệ thống các quả cân đĩa rất đơn giản mà các em học sinh ở bậc
Tiểu học đã được học: Người ta chỉ đúc các loại quả cân ví dụ như : … 0,5 kg,
1kg, 2kg, 5kg, 10kg, 20kg, 50kg v.v…
Mà
không ai đúc loại quả cân 3kg hay 30kg như hệ thống tiền tệ Việt Nam thời ấy.
Sự phiền toái của tờ giấy bạc 30 đồng gây ra khi lưu thông, quả nhiên nó không
thể tồn tại được .
Và Ngân hàng nhà nước đã phải thu hồi tờ giấy bạc chỉ sau một thời gian lưu hành ngắn ngủi mà không giải thích lý do .
Và Ngân hàng nhà nước đã phải thu hồi tờ giấy bạc chỉ sau một thời gian lưu hành ngắn ngủi mà không giải thích lý do .
Nó
mang dấu ấn của một nền kinh tế bao cấp, bao quyền lãnh đạo tập thể, mà không một
vị cán bộ, hay viên chức cá nhân cấp cao nào của Chính phủ chịu trách nhiệm về
sự lãng phí, thiếu nghiên cứu để in ra loại tiền 30 đồng, không phù hợp trong
lưu thông tiền tệ này.
Đến bây giờ đã có nhiều người lãng quên tờ giấy bạc 30 đồng VN, một thời hiện diện cho sự kém cõi trong tham mưu, quản lý nhà nước trong lịch sử in tiền giấy của nước ta.
CaoVanTam
Nguồn caovantam.netlog
Cái tờ bạc có mệnh giá "đặc biệt" này mới đúng là " vô tiền khoáng hậu ".
Trả lờiXóaĐỉnh cao của trí tuệ CNXH, Đúng nghĩa với giai cấp công - nông lãnh đạo. Anh có quyền thì anh thích anh làm thôi, cần gì nghe ý kiến ai. Bây cũng thế thôi.
Trả lờiXóa