Kính tặng những bà mẹ suốt
đời thầm lặng hy sinh vì con
và những ai hạnh phúc đang còn có mẹ
- Nội
ơi! Nội kể chuyện cho con nghe đi.
- Con
lên phòng tập viết cho xong đã, tối đi nằm, nội kể cho.
Bé
Ly ôm cổ bà:
- Nội
ơi! Từ nay con không được ngủ với nội nữa!
- Ủa!
chớ mắc mớ gì vậy con?
Mắt
con bé buồn thiu:
- Má
nói miệng nội ăn trầu, má thấy ghê, nên không cho con ngủ với nội.
Nghe
giọng nói như sắp khóc của cháu, cổ bà nghẹn lại, đôi mắt mờ đục như tối hẳn đi
vì nỗi đau thầm lặng không ngờ.
- Má
nói không muốn con la cà với nội, nhưng con thích nghe nội kể chuyện, con cũng
thương nội nữa mà!
Rồi
mắt con bé bỗng sáng lên, miệng tròn xoe như vừa phát hiện điều gì hay lắm:
- Hay nội đừng ăn trầu nữa, con sẽ nói ba mua kẹo
cho nội ngậm nghen!
Bà
ôm cháu vào lòng, giọng nghẹn như sắp khóc:
- Nội
cũng thương con lắm. Thôi, Ly tập viết cho xong, chút nội kể chuyện Thạch Sanh,
nghen con!
Bé
Ly vui mừng dạ một tiếng rõ to rồi chạy lên lầu.
Còn
lại một mình, bà buồn bã nghĩ lại những ngày tháng tẻ nhạt mà bà phải nhốt mình
trong cổng kín suốt ngày khi con trai và con dâu bà đi làm. Rồi thái độ ghẻ lạnh
của con dâu ngày càng rõ rệt trong cư xử với mẹ chồng, nước mắt bà ứa ra…
Người
đời thường nói: “Trẻ cậy cha, già cậy con”, còn bà, bà phải bỏ quê hương, xa những
ngọn gió lồng lộng phóng khoáng của vùng biển miền Trung, từ giã xóm giềng hồn
hậu để theo con vào thành phố lạ lẫm này, đâu phải vì cái ăn, cái mặc! Ở quê
bà, có biết bao cuộc đời già nua, neo đơn vẫn được làng xóm cưu mang bằng cách
cho nhặt cá vụn mỗi khi ghe cá về. Bằng cách nhặt cá vụn bán lại cho người nuôi
heo, gà, các bà mẹ ấy cũng có thể sống vui vẻ qua tuổi già. Còn bà, tuy đã
ngoài bảy mươi, nhưng nhờ trời thương, vẫn còn khỏe nên đâu đến nỗi nhặt cá vụn.
Với
nghề làm nước mắm và gánh muối dạo trên vai gần hết cuộc đời, bà đã nuôi đứa
con trai mồ côi cha của bà học hành tới nơi tới chốn và trở thành lãnh đạo có
năng lực của một cơ quan lớn tại thành phố này. Cũng từ khi đi làm, Hải ít có dịp
về với bà như khi còn đi học. Hải càng ít về, bà càng nghĩ tới con nhiều hơn, với
bà, Hải vẫn là “thằng cu Lội” bé bỏng cần bà chăm sóc. Lo cho con sống xa mẹ,
hình ảnh của Hải cứ chiếm đầy những giấc mơ của bà, rồi khi tỉnh giấc, bà lại
nao nao tiếc nuối những ngày con bà còn thơ bé mà bà vừa mơ thấy. Có lúc bà tỉnh
giấc với nỗi lo sợ về sự đau yếu bệnh tật của Hải mà bà vừa chiêm bao. Vậy là
bà trằn trọc thức cùng sóng biển cho tới sáng.
Còn
Hải, cứ hết ra nước ngoài hội thảo lại học Cao học, rồi học tiến sĩ, nên mặc dù
bà giục ơi, giục hời, mãi tới năm bốn mươi tuổi Hải mới cưới vợ. Nghe tin Thảo,
con dâu mình mang thai, bà vui mừng nhặt nhạnh vỏ quit, tìm hái lá thơm phơi
khô để dành xông hơ cho con dâu khi nó ở cữ. Theo phong tục miền Trung, phụ nữ
khi sinh cần xông hơ bằng lá thơm để giữ sức khỏe và nhan sắc khi về già. Vì vậy,
nghe tin con dâu sinh, bà vội vàng chân cao, chân thấp lên thành phố với lỉnh kỉnh
các thứ mà bà tìm hái và nhặt nhạnh mấy tháng trời. Nhưng đến nơi, mấy bao lá
thơm, vỏ quít,… mà bà cắt ca cắt củm đã nằm đầy sọt rác vì dâu bà không chịu
xông hơ gì cả.
Ở lại
giúp con cháu hơn ba tháng, lúc về quê, bà nhớ cháu ứa nước mắt. Cứ mỗi lần
nhìn thấy các bạn già bồng cháu, bà lại nhớ cháu mình và thèm được bồng ẵm nó
quá.
Bây giờ bà hay nghĩ tới thành phố mà con và dâu bà đang ở, nơi đó trở thành thân thương biết mấy vì có đứa cháu đang bi bô tập nói và lũm chũm tập đi, đứa cháu độc nhất của bà.
Ngày lễ, ngày tết, đôi mắt hấp háy của bà cứ nheo lại nhìn ra ngõ, mong con cháu về thăm, nhưng điều đó thật là hiếm có.
Bây giờ bà hay nghĩ tới thành phố mà con và dâu bà đang ở, nơi đó trở thành thân thương biết mấy vì có đứa cháu đang bi bô tập nói và lũm chũm tập đi, đứa cháu độc nhất của bà.
Ngày lễ, ngày tết, đôi mắt hấp háy của bà cứ nheo lại nhìn ra ngõ, mong con cháu về thăm, nhưng điều đó thật là hiếm có.
Ngày
kia, con trai bà về, nó năn nỉ:
- Mẹ
chỉ có mình con. Bây giờ con đã có nhà cửa đàng hoàng, vợ con ngoan ngoãn, chẳng
lẽ con đành để mẹ thui thủi một mình vầy sao?
Giọng
Hải nhỏ nhẹ, tha thiết:
- Mẹ
già rồi, cần ở cạnh con cháu, phòng khi trái gió trở trời. Ở xa, làm sao con
yên tâm được?
Vậy
là Hải chớp nhoáng sắp xếp đưa bà đi. Căn nhà nhỏ tạm thời cho thằng cháu họ xa
ở nhờ và trông coi. Chum thạp làm mắm, thúng quánh đựng muối, tài sản một đời của
bà, bà chia tặng hàng xóm hết. Mang theo mấy bộ quần áo, di ảnh và bát nhang thờ
chồng, bà bịn rịn chia tay xóm giềng nhưng bà vẫn vui vì nghĩ: từ đây đời bà
không còn cô quạnh nữa và bà sẽ giúp được con trai và con dâu bà khi chúng bận
đi làm.
Về tới
thành phố bà mới thấy hụt hẫng vì mình trở thành người thừa trong nhà: quần áo
đã có máy giặt, nhà cửa đã có người giúp việc theo giờ lo, buổi trưa, con dâu
bà không về, chỉ đặt cơm hộp cho bà ăn. Vả lại, nhà dùng bếp ga, nồi điện, con
bà sợ bà không nấu được.
Từ
đó, sau vài lần được con trai đưa đi thăm công viên, siêu thị..., ngày ngày bà ở
nhà với chiếc tivi mà bà xem mãi mỏi cả mắt.
Bà
chỉ mong sum họp gia đình vào bữa cơm chiều, rồi ai lại về phòng nấy, chỉ có Bé
Ly là quanh quẩn bên bà, vậy mà bây giờ nó lại không được nằm với bà, chỉ vì…
* * *
Tối
nay Hải về muộn, như mọi khi, bà ngồi ở bậc thang cuối cùng, chờ con, lo sợ nó
say xỉn hay xe cộ dọc đường.
Lúc
về, Hải ôm vai mẹ:
- Sao
mẹ không đi ngủ cho khỏe?
- Con
ơi! Con về trễ, mẹ lo quá! Đường sá, xe cộ chộn rộn…
- Mẹ
ơi! Mẹ đừng lo! Công việc cơ quan con lu bu lắm! con về trễ là thường mà! À! Mấy
bữa nay họ có đem băng cải lương mới đổi cho mẹ chưa?
- Con
đừng nói tiệm đem băng cho mẹ nữa, coi nhiều tốn tiền, lại mỏi mắt.
Hải
vỗ trán:
- Ôi
trời! con có mua cho mẹ mấy lọ dầu cá, lại bỏ quên ở cơ quan rồi!
- Già
rồi ai chẳng mắt mờ, tai điếc, thuốc làm chi con!
Mẹ
con đang nói chuyện vui vẻ thì tiếng nói nặng như chùy của Thảo từ trên lầu rơi
bổ xuống:
- Làm ơn nói nho nhỏ cho người khác ngủ với!
Hải cố
dấu vẻ bực dọc, quay sang nói với mẹ:
- Thôi
! mẹ đi ngủ đi, khuya rồi mẹ à!
Bà về
phòng, lòng cứ cuộn lên một nỗi buồn...
* * *
Bé
Ly không sang ngủ cùng, bà lên giường sớm mà không sao ngủ được. Nỗi buồn cứ
dâng lên làm bà lạnh ngắt cả người. Trằn trọc mãi, bà trở dậy, nhẹ nhàng mở cửa
xuống cầu thang, ngồi bệt xuống chiếu nghỉ, bần thần nhìn xuống chậu sơn tùng
xanh xanh những lá nơi phòng khách.
Khi
thấy mình không làm được việc gì nữa, trở thành vô dụng và hoàn toàn lệ thuộc
vào con cái, lại bị con dâu ghẻ lạnh, bà thiểu não nhận ra mình quá đơn độc và
yếu ớt giữa căn nhà quá sạch sẽ và ngăn nắp này.
Tiếng
nước rào rào chảy trong bồn tắm làm bà vội lau nước mắt. Bà đứng dậy định về
phòng thì nghe giọng Thảo nói với Thơm, em gái Thảo vừa sang chơi lúc chiều:
- Chị
bực lắm! bố mình thì mình không nuôi được mà phải đi hầu người ta!
Rồi
giọng nói nhỏ nhẹ của Thơm:
- Bà
nội Bé Ly hiền như đất, em cũng thấy thương. Chỉ tội bố mình ngoài quê lụt lội
liên tục. Tiền chị gửi về, cứ dấm dúi cho anh cả hết, khổ vẫn hoàn khổ. Em thì ở
nhờ nhà chồng…
Bà
không muốn nghe lén, nhưng câu chuyện cứ dội vào tai bà. À! Hóa ra Thảo không
muốn bà ở đây vì muốn phụng dưỡng cha già của mình. Ừ! Thì cũng phải. Nhưng sao
Thảo không nói điều này với bà để bà vui vẻ về quê? Bà có hẹp hòi gì đâu? Sao
Thảo lại phải “Đá thúng đụng nia”, cư xử ghẻ lạnh với bà như vậy?
Tâm
hồn nhân hậu của bà bỗng vơi đi buồn tủi vì thông cảm trước tình cha con của
con dâu mình. Bà thở dài và nhẹ nhàng trở về phòng.
* * *
Cảm
thấy ngột ngạt vì suốt ngày trong phòng lạnh, bà lọ mọ xuống phòng ăn để tìm
chút không khí tự nhiên và nghĩ cách nói sao để về quê mà con trai mình không
buồn. Hải về sớm, vừa rút khăn lau mặt, vừa hỏi:
- Sao
mẹ không ở trên phòng cho mát? Trời nóng nực quá!
- Mẹ thèm gió biển quá, con à!
- Mấy
bữa nay con bận túi bụi. Để con sắp xếp , cuối tuần đưa cả nhà đi Vũng Tàu.
- Mẹ
đâu muốn đi chơi! ra đường thấy xe cộ chen nhau chạy ào ào, mẹ sợ hú hồn!
Rồi
bà xuống giọng, nói chậm rãi:
- Mẹ
muốn nói với vợ chồng con chuyện này. Thôi đi tắm đi, chút đủ hai vợ chồng, mẹ
bàn luôn.
Hải
mở tủ lạnh, lấy ly nước uống thì Thảo về, bà hỏi:
- Bé Ly đâu con?
- Gửi
nó sang dì Thơm rồi. Dạo này nó hư lắm!
Hải
quay lại:
- Sao
em gửi con mà không hỏi anh?
Thảo
ngồi xuống ghế, đưa tay quay ngoắt chiếc quạt về phía mình:
- Con
tôi mang nặng đẻ đau, tôi gửi nó sang dì chơi mấy bữa mà anh cũng hạch sách à?
Hải
dằn ly nước lên mặt bàn:
- Nè!
Dạo này cô quá quắt lắm rồi nghen! Cô có thấy cái quạt đang quạt mẹ không? Sao
cô không ấn nút xoay cho cả nhà mát mà quay về phía mình cô thôi? Đó là thái độ…
- Khỏi cần anh dạy đời! nhà này có quỉ ám rồi!
Bà vội
cản:
- Thôi
hai con ơi! Trời hầm quá đâm ra dễ nóng nảy. Mẹ đã nói với thằng Hải hồi nãy rồi…
Bà
quay lại phía Hải:
- Ăn
xong, mẹ bàn với hai đứa chuyện mẹ về ngoãi ở. Lâu lâu mẹ sẽ vô thăm, ở mãi
đây, tù túng quá! Giờ mẹ về phòng một chút.
Bà
trở về phòng riêng, Thảo tròn mắt nhìn theo, còn Hải thì ngồi phịch xuống ghế,
lấy tay lật lật cuốn truyện tranh vừa mua về cho Bé Ly, mà mắt không nhìn thấy
gì cả.
* * *
Nài
nỉ mãi mà không lay chuyển được ý muốn về quê của mẹ, Hải đành xin nghỉ phép
đưa mẹ về quê. Thảo cố dấu vẻ vui mừng và tỏ ra hết sức tử tế. Cô tất bật mua
cho mẹ chồng mấy thùng mì tôm, mấy gói bột ngọt, vài xấp vải may áo, cả cái máy
casset,… Bà cũng cố vui vẻ hứa sẽ trở vô với con dâu, nhưng bà nghẹn ngào biết
rằng bà khó có dịp trở lại để kể cho Bé Ly những chuyện cổ tích như lời bà hứa
với cháu.
* * *
Bà
con xóm chài nhỏ bé bên bờ biển lại xôn xao đến thăm bà từ thành phố về. Bà vui
vẻ vừa xoáy trầu, vừa thăm hỏi bà con và kể chuyện thành phố với các bạn già.
- Ở
trong đó đầy đủ, nhàn nhã lắm! Ở phòng lạnh suốt ngày, đâm ra cuồng chân và nhớ
mùi gió biển quá chừng! về tới làng xóm, tui nhẹ nhõm cả người!
-
Thôi, chị Tư về ở luôn đây cho rồi! là chị Tư, chớ tui mà ở đấy mấy tháng chắc
tui thành con mắm!
- Bởi
vậy, nên vợ chồng nó giữ mấy, tui cũng nhất định đòi về. Chỉ thương con bé cháu
nội…
Bà
đưa tay áo thấm thấm đôi mắt rơm rớm nước. Các bà bạn già an ủi:
- Thằng
Hải khá giả, chị về đây nghỉ ngơi, nó gửi tiền về có sướng hơn không?
- Chị
Tám ơi! Tui còn khỏe, nghỉ ngơi chi cho thêm buồn. Vài bữa nữa, tui lại ra bến
bán muối cho vui.
* * *
Bà
con xóm biển lại thấy bà chân đất, nón cời gánh muối ra bến cá. Đôi môi móm mém
của bà vẫn tươi cười với mọi người, nhưng ánh mắt lại cứ buồn rười rượi. Bà hay
kể chuyện về đứa cháu “rất thông minh” của bà và thường đem bánh kẹo của con và
dâu gửi về biếu lại cho các bạn già và con nít trong xóm. Mặc dù con gửi đủ thứ
thức ăn và thuốc bổ về, bà vẫn gầy rộc đi.
Những
chiều vắng ghe về, người ta thường thấy bà ngồi lặng lẽ ở bờ biển, lưng như
còng hẳn xuống, đôi mắt mờ đục cứ đăm đắm nhìn về phía những con sóng ồ ạt vỗ
vào bờ mà nhớ lại những kỷ niệm đau buồn thời quá khứ. Một ngày tháng mười, cha
thằng Hải đi bạn ra khơi. Trời bỗng nổi giông tố, sóng cao như núi. Cả mấy chục
chiếc ghe đã không trở về. Cái năm nghiệt ngã đó đã ập lên bao mái đầu cùng lứa
bà nỗi đau góa chồng. Rồi những tháng ngày côi cút nuôi con…
Những
lúc buồn tủi, bà lại một mình ra ngồi trước biển, tâm sự với người chồng vắn số
của mình. Còn bây giờ, bà lại thấy sóng biển như bàn tay mềm mại của Bé Ly vẫy
vẫy lúc tiễn bà lên tàu về quê. Trơ trọi và nhỏ bé trước biển nước mênh mông,
bà thèm khát được gặp con, được ôm cháu vào lòng để được nghe giọng nói bi bô
ngây thơ của nó. Nhưng con cháu bà bây giờ ở xa biết mấy. Nước mắt bà ứa ra, bà
lại âm thầm khóc một mình với biển.
Rồi
một buổi sáng kia, những người mua bán cá không thấy bà gánh muối ra bến. Người
ta nghe tin bà đột ngột bị “máu xẩm”, khi có người biết ra thì đã bó tay rồi.
Đến
trưa, nhà bà đã đầy chật người ra vào. Mọi người buồn bã chung tay dọn dẹp nhà
cửa, chuẩn bị cho đám tang trong khi chờ con và dâu bà về.
Còn
bà, bà lặng lẽ nằm trên chiếc giường tre, đôi mắt nhắm nghiền vẫn còn đọng hai
giọt nước mắt. Bà nằm đó, khuôn mặt phúc hậu như chìm vào giấc ngủ bình yên. Từ
đây, đôi mắt buồn thăm thẳm kia sẽ không còn nhìn ra biển xa xăm buồn nhớ con
cháu nữa.
Bà
con đã cử người ra bưu điện gọi điện thoại báo tin cho Hải. Nước mắt xóm giềng
đã giọt giọt nhỏ xuống, nhưng không biết nơi thành phố nhộn nhịp kia, đứa con
trai độc nhất của bà đã nhận được tin mẹ mất chưa?
Ngoài
kia, nơi mà mới hôm qua bà còn ấn dấu chân trần trên bến cát, biển vẫn gửi vào
bờ những đợt sóng rì rào như gõ nhịp nhớ nhung vào không gian đầy ắp hơi gió biển.,.
Quy Nhơn tháng 10 năm 1998
Nguyễn Thị Cúc
Khóa 5 QuangTrung
BinhKhe
"GIÓ BIỂN", bằng giọng văn nhẹ nhàng, đã khắc hoạ sắc nét tính cách của những bà mẹ quê miền Trung chân chất, suốt đời lam lũ, nhưng một lòng hy sinh vô bờ vun vén hạnh phúc cho con, cho cháu, dù phải sống một mình ...trong hiu quạnh, cô đơn!
Trả lờiXóa-Truyện viết sâu lắng, đầy xúc cảm, đọng lại chút gẫm suy về tình yêu thương mẹ(cha), nhất là với những ai có cùng chung cảnh ngộ, đọc thật thấm thía, thật hay!
Anh đi mà bỏ mẹ già
Trả lờiXóaGối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng?
Yêu Mẹ cũng đành chịu thua!Khổ đau cam chịu bởi phúc không may!Vợ yêu ích kỷ thế đấy!Đòi hỏi cũng khó giải bày không xong!Phúc ấm được Vợ lẫn Chồng.Mẹ Anh -Mẹ Em-Mẹ chung chúng Ta Lẽ đời nào được vẹn cả?! Đành nuốt nước mắt xót xa trách mình!''Gió Biển'' vị mặn nghĩa tình..Nụ cười của Mẹ khi nhìn Quê Hương..Dù lòng Mẹ rất thương con Nhưng nói sao được nỗi lòng phải xa!
Trả lờiXóaĐây là blog của mình. Vì mới bắt đầu bập bẹ làm bkog nên còn nhiều thiếu sót. Mọi người vào chỉ giáo phát nhá!!
Trả lờiXóahttp://letuan.name.vn