Có
ai còn giữ cái Thẻ Học Sinh giống như cái nầy hông !?
.
Cái
nầy ngày xưa dùng để đi đường, vào thư viện mượn sách …
Nhưng
bạn bè còn dùng tra cứu tên cha tên mẹ để chửi. (Ý lộn) Dùng để ghép tên cha mẹ vào tên cho dễ gọi, dễ phân biệt : Dũng Cai Đang, Dũng Cẩm, Dũng Điều …
Có bạn
nào còn nhớ những biệt danh khác của bạn bè ngày xưa hông !?
Còn
cái phía dưới nầy được sử dụng cho học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp Phổ Thông niên khóa
1974 - 1975. Được cấp vào tháng 7 năm 1975. Thấy bèo nhèo vậy chớ giá trị của
nó ở chỗ là Thẻ Học Sinh đầu tiên của trường dưới chính thể Cộng Hòa Miền Nam
Việt Nam đấy !
Sẵn
đây liệt kê thêm những Cái Đầu Tiên mà cựu học sinh khóa 4 QuangTrung BinhKhe được
hưởng (!?) :
-
Là khóa lớp đầu tiên được ngồi ngay vào ngôi trường mới xây mới tinh khi
bước chân vào lớp Đệ Thất (Lớp 6) Trung Học QuangTrung (1968)
-
Là khóa lớp đầu tiên rơi nước mắt tiễn bạn bè đi lính vì tổng động binh (1972), ở tuổi học trò mà đã rơi nước mắt cho thằng bạn nằm xuống vì chiến trận (26.01.1973)
- Là khóa lớp đầu tiên là đàn anh lớp 12 của trường (1974). Các khóa lớp trước, khi đến lớp 12 phải chuyển học ở Cường Đễ hoặc các trường
khác ở QuiNhon
- Là khóa lớp đầu tiên của trường có Thẻ Học
Sinh duy nhất nhưng bèo nhèo ở trên kia ấy …(1975). Đố khóa lớp nào mà có cái Thẻ Học Sinh của chính thể Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam !?
(QuangTrung BinhKhe)
Có một cái "Chứng chỉ học trình" của trường đó, cũng thuộc loại "đầu tiên và duy nhất", do chánh thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cấp.
Trả lờiXóaTrường hợp gã này cũng khá thú vị: 17 tuổi đã học xong lớp 12 hệ 12 năm với học lực giỏi, hạnh kiểm tốt; nhưng chỉ được học "cũng duy nhất", mỗi một trường đại học là "ĐẠI HỌC NHÂN DÂN" (theo lời giải thích của thầy Nguyễn Hàm - Phụ trách nhà trường).
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/cap%20II%20Binh%20Khe/4b_zpsc3cbd62f.jpg[/img]
Xin nói thêm, bạn Trần Ngọc, nói trên, được ưu tiên tuyển thẳng vào "Đại học Nhân dân" mà không được phép dự tuyển vào bất kỳ trường Đại học hoặc Trung hay Sơ cấp nào cả.
XóaTiện thể, xin giới thiệu với mọi người "thành tích biểu" của một học sinh lớp 10 trường Trung học Quang Trung Bình Khê:
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/BangCapVaGiayTo/6b_zps2a9b8fa4.jpg?t=1376224873[/img]
Còn đây là hình chụp vài "Chứng chỉ Tú Tài" do chính quyền Sài Gòn, sản phẩm của nền giáo dục nô dịch, đồi trụy và phản động, cấp cho các thí sinh thời đó:
Xóa1./ Chứng chỉ Tú Tài phần thứ nhất, năm 1973 (năm cuối cùng thi Tú Tài I):
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/BangCapVaGiayTo/TuLieu_GiaoDuc-MienNamBangTuTai-b_zps24bb41a6.jpg?t=1376224507[/img]
2./ Chứng chỉ Tú Tài phần thứ hai, năm 1973 (chứng chỉ được thực hiện bởi máy tính điện tử IBM):
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/BangCapVaGiayTo/TuLieu_GiaoDuc-MienNamBangTuTaiIIb_zpsb4999edd.jpg?t=1376224473[/img]
3./ Chứng chỉ Tú Tài Phổ thông, năm 1974(năm đầu tiên và cuối cùng thi theo hình thức trắc nghiệm và chấm thi, lập chứng chỉ bằng máy tính điện tử IBM):
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/BangCapVaGiayTo/TuLieu_GiaoDuc-MienNamBangTuTaiII-IBMb_zpsa727022d.jpg?t=1376224427[/img]
Đính chính:
XóaĐã type lộ:
1./ Chứng chỉ Tú Tài phần thứ nhất, năm 1973 (năm cuối cùng thi Tú Tài I):
Xin đọc lại là:
1./ Chứng chỉ Tú Tài phần thứ nhất, năm 1972::
Ông Trần Ngọc ... học giỏi ghê, mới 5 tuổi đã vào học lớp năm ( tại thời điểm đó ). Khi tốt nghiệp cấp III mới 17 tuổi. Thật là, thật là ...
Trả lờiXóaBởi vậy cho nên hắn ta mới được ưu tiên tuyển thẳng vô "Đại học Nhân dân"!
XóaGiới thiệu thêm một "chứng chỉ học trình lớp nhất bậc tiểu học", cho đủ bộ:
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/BangCapVaGiayTo/3b_zps1938636e.jpg?t=1376303529[/img]
Bao nhiêu năm rồi mà còn gìn giữ tới bấy nhiêu, thật là quý !
XóaTUI CÒN THẺ HỌC SINH LỚP 12 (kí 15/10/1974)
XóaMƯỢN HÔNG TUI GỬI
Trời đất. Muốn giữ đồ cổ để chơi một mình sao.
XóaLàm ơn tải lên cho thiên hạ chiêm ngưỡng.
Còn hông gởi qua email cho trang của mình nè.
Bạn Nặc danh bảo là Ông Trần Ngọc ... theo tôi không phải như vậy , mà có lẽ là Trần ngọc ...( tên gì đó , chẳng hạn là Châu ) , nhưng người viết muốn che tên đi , còn "ngọc" chỉ là tên lót . Theo qui định trước kia chữ tên lót không viết hoa .
Trả lờiXóaChẳng biết " Đại học nhân dân " mà người viết dùng ở đây có phải là " đại học làm người " không , vì tôi tìm mãi trong các danh bạ cũng như tự điển mà chưa hề thấy " Đ H Nhân Dân " ở đâu cả . Có ai biết chỉ giùm cho !
- Vẫn biết “cuộc sống là hướng đến tương lai, nhưng quá khứ là tấm gương, thỉnh thoảng cũng nên soi lại”;
Xóa- Như trên QTBK đã có nói trên kia, HS K4 có mấy cái "duy nhứt" thuộc loại "vô tiền khoáng hậu", nếu không kể lại thì không những Quý huynh, tỉ khóa trước chưa chắc đã rõ mà các đệ, muội khóa sau lắm khi cũng không tường;
- Bạn Tu Lua đã hỏi, nên tôi xin được thưa;
Rằng:
1./ Mấy tháng mà Hs K4 được học dưới mái trường thân yêu của chúng ta cho hết bậc Phổ thông, sau ngày miền nam được hoàn toàn giải phóng, là của nền "Giáo dục Dân chủ Nhân dân". Đảng ta lúc đó là "Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam Việt Nam". Chánh phủ thì đã ghi rõ ở thẻ HS trên kia; Quốc ca là bài "Giải Phóng Miền Nam" của Huỳnh Minh Siêng,...
2./ Lãnh đạo nhà trường lúc bấy giờ chỉ có thầy Nguyễn Hàm, phụ trách trường (theo cách gọi của chánh quyền cũ - bây giờ ta kêu là "ngụy quyền Sài Gòn" hay "ngụy quyền Miền Nam" - là Xử lý Thường vụ Hiệu trưởng đấy), chuyên giảng và dạy chánh trị, và một cô giáo tên là Phương Loan, chuyên dạy ca hát những bài ca Cách mạng,... Cả hai vị từ chiến khu về và đều là người Miền Bắc XHCN.
3./ Trường "Đại học Nhân dân" là từ thầy Hàm giải thích và chỉ bảo cho tui, khi chánh quyền Cách mạng (kêu là Ủy ban Nhân dân Cách mạng Xã..., con dấu được đóng bằng mực dấu màu đen chớ không phải đỏ như bây giờ) không ký lý lịch cho tui thi vô bất kỳ trường Đại học hay Trung cấp nào.
Thầy bảo rằng dưới chế độ Dân chủ Nhân dân như bấy giờ và sau đó sẽ là Xã hội Chủ nghĩa, người dân, sau khi học xong cấp 3 (tức phổ thông trung học), không nhất thiết phải vào các trường Đại học của Nhà nước, mà Nhà nước ta thì tuyệt đối không có trường ĐH "Dân lập" hay "Bán công" chớ đừng nói đến "Tư thục". Bởi vì, dưới chế độ ta, làm việc gì cũng phải theo sự "phân công của xã hội" (Quản lý xã hội cũng như kinh tế nhất nhất phải theo kế hoạch mà!). Sau này tui đã liên hệ với thực tế thì thấy thầy đã dạy hoàn toàn chánh xác, tỷ như GS sử học Phan Huy Lê, nguyện vọng của ông ta là học toán nhưng nhà trường lại phân công học sử và ông cũng đã hoàn thành xuất sắc và trở thành Giáo sư!
Làm việc gì mà "hoàn thành nhiệm vụ" thì cũng đều là "vinh quang" hết, không hề có sự phân biệt giữa đ/c công nhân vệ sinh hay đ/c kỹ sư,... Việc đi học vừa là "quyền lợi" nhưng cũng đồng thời là "nghĩa vụ", cho nên khi tổ chức đã quyết định phân công đi học thì người phải có trách nhiệm đi học đúng theo sự phân công của tổ chức hoặc lãnh đạo, nếu không chấp hành sẽ bị kỷ luật.
Cho nên, trường hợp của tui, em có thể học ở trường "Đại học Nhân dân". Đó là về nhà tham gia lao động sản xuất với gia đình, với nhân dân, ở nông thôn, sẽ trở thành người "nông dân tập thể" sẽ trở thành "xã viên HTX Nông nghiệp" khi đất nước ta nhất định tiến lên con đường "làm ăn tập thể". Tốt nhất là em nên đi làm công nhân ở các công, nông trường, hay nhà máy, xí nghiệp,... để được đứng vào đội ngũ của giai cấp công nhân, giai cấp vô sản là đội ngũ tiên tiến nhất của xã hội ta.
Lại nữa, thầy còn chỉ dạy cho tôi phương pháp học tập dưới mái trường DCND và sau này là XHCN. Đó là phương pháp "dàn hàng ngang cùng tiến", nghĩa là người học giỏi phải phụ đạo, kèm cặp cho người yếu, để mọi người đều tiến bộ, có kiến thức như nhau, tạo thành một tập thể tiến bộ tốt,...
4./ Tui đã được ưu tiên tuyển thẳng vô trường "Đại học Nhân dân". Trò Trần Ngọc cũng học tập và làm theo tấm gương của tui nên tui mói có mấy cái giấy tờ của trõ mà giới thiệu với mọi người!
Nhưng khác với tui, trò Trần Ngọc đã từ trường "Đại học Nhân dân", là người "làm chủ" trõ đã thành người "đầy tớ".
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/BangCapVaGiayTo/QdLuong_zpsf3d67ff0.jpg[/img]
Không biết nếu trõ được vô học trường "Đại học Nhà nước" thì bây giờ trõ sẽ ra sao?
Ông BửuChâu đã che mà che không kín. Tôi biết Xí nghiệp của ông TRẦN NGỌC ... thời đấy có hàng ngàn công nhân mà ông đã làm Fó giám đốc xí nghiệp ,mức lương 346 đ.
XóaTôi có thằng em mài đũng quần trên giảng đường mất 5 năm, tốn 02 năm tập sự, 05 năm sau mới có mức lương 310đ, đến 1990 hưởng mức lương nầy hơn một năm. Thì ra mức lương của "Đại học Nhà nước" không bằng mức lương "Đại học Nhân dân" (theo ông Bửu Châu).
Các bạn quơi!!
Xóa"Đại học Nhân dân" làm sao sánh với "Đại học Nhà nước" được!
Trò Trần Ngọc phải "phấn đấu":
1./ Để "tồn tại".
2./ Để "khẳng định" mình. Khẳng định học trò của "Quang Trung Bình Khê", nói riêng, và học trò của vùng đất "hay lo", nói chung!
Sau đó 2 năm trõ đã từ chức (Sao người ta cứ nói "VN không có VH từ chức" nhỉ?). Vì "học tập và làm theo tấm gương" của tui nên trõ đã giao cho tui tất cả giấy tờ rồi đi lập nghiệp ở phương xa và đoạn giao với tui luôn!
Lại nói về Học trò Bình Khê:
Vừa rồi Quý cựu hs Cấp II Bình Khê có phát hành tập "Kỷ Yếu" (lưu hành nội bộ), trong đó có chân dung của những vị thầy khả kính mà tôi đã vinh hạnh được thụ học hoặc quen biết. Đặc biệt, có Quý thầy, những cựu hs Bình Khê, dù phục vụ cho chánh quyền (hoặc ngụy quyền) khác nhau, nhưng đều là những nhà giáo tâm huyết, tài năng, những nhà "quản lý ngành giáo dục" Tỉnh nhà "hay lo" của chúng ta (rất tiếc, trong đó không có chân dung thầy Trần Cẩm Tú, thầy Huỳnh Hữu Dụng,...)
Mời quý bạn coi vài hình ảnh:
BÌA KỶ YẾU:
[imghttp://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/cap%20II%20Binh%20Khe/KyYeu-Bia_zpsa735033a.jpg[/img]
THẦY TRẦN VĂN THÁI:
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/cap%20II%20Binh%20Khe/KyYeu_ThayThai_zps5ab3617d.jpg[/img]
THẦY NGUYỄN MỘG GIÁC:
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/cap%20II%20Binh%20Khe/KyYeu_ThayGiac_zps6e06d5dd.jpg[/img]
THẦY HUỲNH ĐĂNG KHANH:
[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/cap%20II%20Binh%20Khe/KyYeu_ThayKhanh_zps6706cf54.jpg[/img]
BÌA KỶ YẾU:
Xóa[img]http://i860.photobucket.com/albums/ab163/trangochau/cap%20II%20Binh%20Khe/KyYeu-Bia_zpsa735033a.jpg[/img]
Cảm ơn Bửu Châu đã giới thiệu : " KỶ YẾU CỰU HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP II BÌNH KHÊ - NIÊN KHÓA 1950-1955 " để cho học sinh Bình Khê biết được trường Cấp II đầu tiên của huyện nhà.
XóaMay thay, Quý Thầy đều thọ giáo cái gọi là " Đại học Nhà Nước " để chúng ta có được : " Đặc biệt, có Quý thầy, những cựu hs Bình Khê, dù phục vụ cho chánh quyền (hoặc ngụy quyền) khác nhau, nhưng đều là những nhà giáo tâm huyết, tài năng, những nhà "quản lý ngành giáo dục" Tỉnh nhà "hay lo" của chúng ta " (theo Bửu Châu). Để rồi, chúng ta những thế hệ học sinh TH Quang Trung được thừa hưởng những kiến thức cơ bản chập chững bước vào đời.
Hôm nay có những học sinh trong các thế hệ đó trở thành : Giáo sư, Tiến sĩ, Doanh nhân ... cũng từ những kiến thức ngày xa xưa đó. Xin cảm ơn Quý Thầy.
May thay,nếu Quý Thầy mà thọ giáo cái gọi là " Đại học Nhân dân " thì các thế hệ học sinh chúng ta ra sao nhỉ.
Một lần nữa xin cảm ơn Quý Thầy.
Cảm ơn Bửu Châu đã giới thiệu học sinh huyện nhà biết về Kỷ yếu trên.
May thay! May Thay! Thảm thiết thay! Thảm thiết thay!
XóaTheo quy định ngày trước học sinh sinh trong quý I (lúc 5 tuổi) được chấp nhận vào học lớp năm.
Trả lờiXóa"ĐH Nhân Dân" là trường dành cho những thần đồng như như ông TRẦN NGỌC ...
Xã hội ta có cái ưu việt hơn hẳn đấy!
XóaNếu như ngày trước thì trò nầy muốn được thi Tú Tài phải làm "Đơn Xin Miễn Tuổi" và phải được Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên (năm 1974 trở đi) phê chuẩn đấy.
Các bạn có thể coi để nhớ lại thêm "Thời bao cấp:V ài hồi ức về việc học hành", click vô đây
Ong Buu Chau.
Trả lờiXóaCai gi ong cung biet va viet het. Suy di nghi lai hoan toan cai biet va viet cua ong khong hieu ai ket luan dung haysai.
Bạn Nặc danh ơi, bạn đã viết :
Xóa- Ong Buu Chau. Cai gi ong cung biet va viet het. Vậy là mừng cho bạn, cũng như cả BuuChau
- Suy di nghi lai hoan toan cai biet va viet cua ong khong hieu ai ket luan dung hay sai. Mình hiểu là bạn định nói thế nầy : - Qua những gì mà BuuChau đã biết và đã chia sẻ với anh em, không hiểu ai là những người đã hiểu được tường tận bạn mình !?
Có lẽ là vậy phải không mọi người !?
Gia đình tôi thật xúc động khi nhận được cuốn kỷ yếu " Trường Trung học Bình Khê 1950-1955 " do Ban liên lạc cựu HS gửi tặng . Xin cảm ơn Thầy Quách Hiếu và Ban liên lạc cựu học sinh nhà trường đã đóng góp nhiều công sức để hình thành cuốn kỷ yếu này .
Trả lờiXóaTôi thật sự xúc động dù đã xa cách gần 60 năm , mỗi người có một cuộc sống riêng nhưng dù ở hoàn cảnh nào các Chú các Bác vẫn nhớ và luôn mong muốn gặp lại nhau .
Qua kỷ yếu tôi biết được những đồng nghiệp và học trò của Ba tôi - Thầy giáo Huỳnh Chương - tuy không gặp lại , nhưng đến giờ vẫn còn nhớ đến các Thầy Cô ngày nào .
Ôi thật đáng quý và đáng trân trọng cho tình Sư - Đồ . Đây là tấm gương sáng để cho cho các thế hệ trẻ chúng ta giữ gìn và noi theo !
Xin cảm ơn QTBK là cầu nối để mọi người có thể thăm hỏi và biết được thông tin của nhau .
Vậy Hồng Phượng gọi Ô. Huỳnh Dục là Bác !?
XóaÔ. là nghĩa tế của Mười Hổ, người ngày xưa xây dựng ở Thuận Ninh đập nước mang tên ông : Đập Mười Hổ !
Chào Anh TruongNghi , Anh đoán thật chính xác , Bác Dục là Anh thứ 5 của Ba tôi . Trong thời gian các Bác và Ba tôi đi tập kết ra bắc , thì Bác 5 gái và các Anh Chị con của Bác sinh sống tại Đồng phó . Sau ngày giải phóng , Bác tôi về sống với gia đình tại chợ Đồng phó . Cũng nhờ Bác 5 mà gia đình tôi mới tìm được hài cốt của Ba tôi và đưa về an táng tại quê nhà ( Nhơn Mỹ , An Nhơn , BĐ ).
XóaÀ , xin tò mò một chút , Anh TruongNghi cũng ở Đồng Phó hay sao mà biết rõ gia đình Ông Mười Hổ như vậy .
Chúc Anh và gia đình được vạn an !
H.Phuong .