Đức Khổng Phu Tử |
Trên trang Quang Trung Bình Khê có một Clip trong bài có tiêu đề Hai Câu Hỏi. Các bạn chắc cũng đã thử trả lời những câu hỏi trước khi xem Clip. Thực lòng mà nói, chắc các bạn nhiều nhầm lẫn khi chọn Thủ lĩnh Quốc tế,. Tôi nghĩ vậy.
Nhưng đó là những nhầm lẫn không phải ai cũng tránh được, nhất là ở thế giới ngày nay. Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới truyền thông dẫy đầy những thủ thuật đánh lừa ý thức con người. Nhận thức của con người được điều khiển bỡi những ám thị. Bị ám thị hoặc chính ta tự ám thị (tự kỷ ám thị) qua những tập quán, truyền thống đạo đức … mà ta tiếp thu không chọn lọc. Ta đã nhìn sự việc qua một lăng kính để rồi cuối cùng nhận ra : Thấy dzậy mà không phải dzậy. Nói mộc mạc như dân Nam bộ nói.
Thấy dzậy mà không phải dzậy. Bậc thánh hiền kia mà còn vướng phải lầm lẫn huống chi ta là phường túi cơm giá áo. Các bạn xem lại 2 câu chuyện xưa để thấy không phải lúc nào nhận thức của con người cũng kiên định. Quan trọng là có kịp thời tránh được việc hồ đồ thực hiện hay không …
Theo mạch chuyện Hai Câu Hỏi hôm trước, nay xin hầu quý vị Hai câu chuyện xưa :
1. CHUYỆN TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜI
Thầy Tăng Sâm trong Nhị Thập Tứ Hiếu |
Chuyện xưa, Tăng Sâm là học trò kỳ vọng của Khổng Tử, ông là người chân thật, chí hiếu, nổi tiếng đức độ, đại hiền. Có một lần ông đi ra ngoài làm việc chưa về, nơi ông ở có một người cùng tên Tăng Sâm bị bắt vì tội giết người, một người hàng xóm chạy đến báo tin với mẹ của ông rằng :
- Tăng Sâm giết người ! Bà mau trốn đi.
Mẹ Tăng Sâm chỉ liếc qua kẻ báo tin rồi tiếp tục làm việc, vì bà biết rằng Tăng Sâm là đứa con hiền hòa, chưa bao giờ biết cãi lộn, đánh nhau, làm gì có chuyện giết người.
Một lúc sau, một kẻ khác lại chạy đến, báo :
- Tăng Sâm giết người ! Bà mau tìm cách trốn đi.
Bà mẹ hơi giật mình. Tự nhiên bà hơi lo lo, nhưng vẫn điềm nhiên làm việc.
Khoảng một tuần trà sau đó, lại có kẻ hớt hải chạy vào, bảo :
- Tăng Sâm giết người ! Bà mau trốn đi !
Mẹ của Tăng Sâm sợ hãi tin là thật, Bà bật dậy, quăng thoi, cuống cuồng trèo qua tường tìm chỗ trốn.
Đừng tưởng rằng có vững tin là đủ. Dù không thật, nhưng một lần, hai lần, rồi nhiều lần, ngay như mẹ của bậc đại hiền kia còn phải lung lay tâm tưởng, tin là thật.
2. CHUYỆN NHAN HỒI ĂN VỤNG
Khổng Tử bị khốn ở nước Trần (Khổng Tử Gia Ngữ - Khốn Ách) |
Khổng Tử bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước Thái, rơi vào tình cảnh khốn cùng. Các học trò cùng theo Ngài đã 7 ngày không có gì ăn. Tử Cống nhân lúc người gác sơ hở, liền trốn ra ngoài, lấy số tiền mang theo, khẩn cầu người nông dân, mua được một ít gạo.
Nhan Hồi và Trọng Do đốt lửa nấu cơm ở trong một căn phòng xây bằng đất.
Có một hòn đất nhỏ rơi vào nồi cơm, Nhan Hồi liền lấy chỗ cơm bẩn ra ăn.
Tử Cống ở ngoài giếng nhìn thấy, cho rằng Nhan Hồi đang ăn vụng, nên rất không hài lòng, bèn đi vào nhà, hỏi Khổng Tử rằng: "Thưa thầy, một người vừa nhân đức, vừa trong sạch, trong hoàn cảnh khốn cùng thì có phải cũng cần hành sự theo lễ, có thể vì tư lợi của mình mà thay đổi tiết tháo không?"
Khổng Tử đáp rằng: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng phải theo lễ mà hành sự, nếu như tùy ý thay đổi tiết tháo, thì không xứng đáng được gọi là bậc quân tử nhân đức nữa."
Tử Cống tiếp lời: "Người như Nhan Hồi có lẽ không bao giờ thay đổi tiết tháo đâu, thầy nhỉ?"
Khổng Tử đáp: "Đúng thế."
Tử Cống liền đem chuyện Nhan Hồi đang nấu cơm thì ăn vụng ra kể với Khổng Tử.
Khổng Tử nói rằng: "Lâu nay, ta vẫn tin rằng Nhan Hồi là người trọng nhân đức, trọng lễ nghĩa, cho dù có chuyện như con nói, ta cũng khó vì đó mà nghi ngờ, chuyện này chắc có duyên cớ gì đây. Con hãy khoan nói gì, để ta hỏi xem."
Gọi Nhan Hồi lại, Khổng Tử nói rằng: "Mấy hôm trước, ta nằm mơ thấy các bậc tổ tiên đã khuất, có lẽ tổ tiên có điều gì muốn nhắc nhở hay phù hộ ta chăng? Con nấu cơm xong thì mang lên đây, ta muốn dùng làm lễ cúng tổ tiên."
Nhan Hồi liền đáp: "Thưa thầy, khi nãy có một cục đất rơi vào nồi cơm, nếu không lấy ra thì e cơm sẽ bẩn mất, con định lấy chỗ cơm bẩn vứt đi, nhưng lại thấy tiếc; thế là con hớt chỗ cơm bẩn ở trên ăn mất rồi. Bây giờ cơm không thể dùng để cúng được nữa."
Khổng Tử đáp: "Nếu phải là ta thì ta cũng ăn chỗ cơm đó rồi."
Sau khi Nhan Hồi lui ra, Khổng Tử nói với các học trò rằng: "Không phải đến hôm nay ta mới tin là Nhan Hồi rất giữ lễ."
Các học trò từ đó càng tin phục Nhan Hồi hơn.
Đừng tưởng rằng thấu lẽ thế thái nhân tình mà thông suốt sự việc. Thấy mà không hỏi cặn kẽ nguyên do. Cái hồ đồ là ta tự cho ta là quán thông tư tưởng, thấy rành rành trước mắt nên không cần hỏi. Tử Cống xếp sau Nhan Hồi là phải.
Vĩnh Ngôn
Cam on QTBK ,cam on Vinh Ngon .Doc truyen nay toi thay NHAN ,LE ,NGHIA ,TRI ,TIN deu dang de cho ta suy ngam .Pham lam nguoi ,ta luon hoc hoi va trau gioi dao duc .Chao than men .
Trả lờiXóa1)Tăng Sâm giết người :
Trả lờiXóaThói thường ,người Phương Đông sống bằng “tình cảm”, nên dễ ngã lòng theo đám đông .Còn người Phương Tây thường sống độc lập , nên xét việc bằng “lý trí”. Vậy muốn “tin hay không tin”, cần kiểm chứng sự việc trước khi cho “ý kiến “!
2)Nhan Hồi ăn vụng:
Tử Cống nhìn sự việc không rõ ràng ,lại cho là đúng vội ra ý kiến hồ đồ.Trong khi Khổng Tử”kiểm chứng “ sự việc” qua Nhan Hồi trước khi” tin hay không tin “.
Theo thiển ý tui :
_Khổng Tử xét việc theo “trí”
_Nhan Hồi xét việc theo “lễ”
_Tử Cống xét việc theo “tín”.