Theo
Nguyễn Quang Thắng, Tiến trình văn nghệ
miền Nam – H. An Giang, 1990.
Bài
Chòi là một loại hình văn nghệ dân gian đậm chất nghệ thuật được sản sinh và
phát triển mạnh suốt một khu vực rộng, kéo dài từ Nam Hải Vân đến miền Đông Nam
Bộ.
Theo
Hoàng Chương (1) thì bài chòi xuất
phát ở Bình Định.
Tuy
nhiên, theo với thời gian thì việc “đánh bài chòi” đã dần mai một (hiện nay chủ
yếu tập trung ở Quảng Nam mà tiêu điểm là Hội An, được duy trì 2 kỳ mỗi tháng),
biến thể của nó là hình thức sân khấu (2)
như bài chòi pho, bài chòi tuồng có tính cách kịch bản, có thứ lớp như Phạm
Công - Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Thạch Sanh – Lý Thông … và sau này gọi
là dân ca bài chòi (với đoàn dân ca kịch Liên khu 5)
* Hình
thức một “ cuộc chơi bài chòi”
Sân
chơi thường là một khu đất phẳng hoặc là sân đình, trên đó có dựng 9 hoặc 10
chòi bằng tranh, tre, nứa, lá … không quá cầu kỳ, trong đó có 1 chòi đứng
riêng, đối diện với các chòi còn lại, đây là chòi cho “anh Hiệu” (người điều
khiển và cũng là hoạt náo viên).
Thành
phần trong ban tổ chức bài chòi gồm :
- Anh Hiệu (quản trò, người có khả năng đứng hô
quân bài)
- Thủ quỹ
- Một ban nhạc gồm nhiều nhạc cụ : trống cơm,
trống cái, đờn cò, trống chầu…
Trong
đó, đờn cò là quan trọng nhất vì nó dùng để tiếp hơi cho “anh Hiệu” khi trình
diễn, còn các loại trống thì đáng kể đối với người chơi và người đi thưởng
ngoạn trò chơi dân gian này.
Khi
“bài tới” thì người chạy hiệu phải đem tận chòi người được bài phát một cây cờ
cùng với số tiền mà họ được cuộc … (bằng
số tiền mua một cờ ngân (3)).
Cuộc chơi tiếp diễn cho đến khi anh Hiệu hô hết các quân bài, nghĩa là khi phát
hết cờ bài thì tan một hội. Như vậy, người chơi chỉ để thưởng thức văn nghệ, nghệ
thuật là chính, việc thắng thua không
đáng kể - không như các môn sát phạt khác.
Có
lẽ người xưa đã khéo léo sáng tạo ra một bộ môn cờ bạc mà không kém phần văn chương
này. Kiểu vừa ngồi chòi thưởng thức ca nhạc vừa đánh bài mang nặng tính chất
lao động và gần như không dính dáng gì đến văn tự, vì phần lớn người chơi không
phải là người có học, mà hầu hết là người dân quê cần cù, lam lũ quanh năm suốt
tháng hầu như ít tiếp xúc với chữ nghĩa.
Khi
bốc một quân bài, tùy khả năng và cảm hứng của mình “anh Hiệu”, “chị Hiệu” muốn
hô câu ngắn, câu dài thế nào cũng được, miễn sao nói được ý nghĩa quân bài đó
cho người chơi hiểu
Chẳng
hạn khi bốc trúng con bài “Tứ cẳng” ( Hương), anh Hiệu ngày xưa có
thể hô:
Một hai họ nói rằng không,
Dấu chân ai đứng bên sông hai người!
Tứ cẳng huớ là Tứ cẳng !
Còn
bây giờ anh Hiệu, chị Hiệu có thể hô (bài chòi Hội An – Quảng Nam)
Nữ: Em
lấy chồng từ thuở 15
Chồng chê em bé không nằm với em
Nam: Đến
nay em 18, đôi mươi
Em có nằm dưới đất chồng cũng
lôi lên giường
Nam: Lên
giường anh nói anh thương
Một anh thương, hai anh thương,
ba anh thương, bốn anh thương
Nữ: Anh
thương chi hung rứa 4 cẳng giường hắn rung rinh
(Ới bạn mình ơi)2 là
cái anh Tứ cẳng, Tứ cẳng đó là ông Hương, là ông Hương ra rồi. là ông Hương ra
rồi
(Con Hương- Tứ cẳng)
Hoặc khi bốc trúng con bài “ Học trò”, anh
(chị) ta có thể ngẫu hứng
Chớ
đi đâu (mà) cắp sách đi hoài,
Cử nhơn (mà) không thấy, chớ tú tài (mà) cũng
không
Học trò là (bớ) học trò !
* Ý
nghĩa và hình tượng trong các quân bài
Xem
xét các quân bài ở Bình Định lẩn các địa phương lân cận, ta thấy các con bài đó
đa số vô nghĩa với các hình vẽ của nó. Thí dụ như “ Tứ cẳng”, “ Bạch tuột”, “ Ngủ trưa”, “ Bạch huê”, “Nọc thược”( Thừa
Thiên - Huế gọi là Bạch tuyết, Nọc Đượng), ”Liễu”, “Đổ ruột”…
Về ý
niệm các tên đó lại càng thêm phức tạp, các ý niệm như “ Đỏ mỏ”, “Tuyết”, “Bảy sưa”, “Bảy liễu”, Tam quăng”…lại càng khác
xa, không thể nhìn hình tượng mà đoán được quân bài.
Theo
Hoàng Chương (1), Bình Định là nơi sản sinh ra bộ môn này, vì nơi đây là đất
nước cũ của Chiêm Thành, người Chiêm
Thành dùng vật thể của người đàn bà và dương vật của người đàn ông để thờ
(Totem). Những vật thể ấy được vẽ trên những con bài gọi là “Bạch huê”,
“Nọc đượng”, “ Liễu”…của bài chòi hiện nay”.
Thêm
vào đó, lưu dân Việt từ miền Bắc vào cũng mang theo những tín ngưỡng thờ cúng dâm thần thỉnh thoảng thấy có trong
các đình làng từ miền Bắc đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị (4).
Những
vật ấy được nhân hóa bằng các danh từ “ nõn
nường”, “nọ nàng”…
Những
hình tượng ấy bên ngoài thể hiện một cái gì sống sượng, nhưng bên trong vẫn
biểu hiện sự hồn nhiên, chất phác và hiện thực trong cuộc sống; với truyền
thống yêu nòi giống, thích sinh sôi nẩy nở và cả quý trọng “sinh thực khí ” (một phần di tích văn
hóa Chiêm Thành xưa).
Trong
sinh hoạt văn hóa dân gian, người dân lao động sáng tác nên những ca dao, tục
ngữ, dân ca… nói lên ý niệm đó. Lời ca tuy tục nhưng khi thể hiện ra thì không
có gì là xấu hổ, e thẹn; mà còn là một việc rất tự nhiên trong cuộc sống và
trong suy nghĩ, phù hợp với nhân sinh quan chất phác và hiện thực ấy.
Như
vậy, có thể thấy các ý niệm qua lối họa hình và ca từ đã được người xưa tiếp
nhận và sáng tạo ra trong cuộc sống của mình trên con đường lưu cư từ khi đặt
chân vào vùng đất mới rồi lan tỏa vào Nam, ra Bắc (Nam - Ngãi, Phú - Khánh) …
Bộ bài gồm 3 pho, đó là:
·
Pho văn: ông Ầm, tráng hai, ba bụng, tứ
tượng, ngũ ruột, sáu miếng, lá liễu, tám miếng, chín cu, chín gối.
·
Pho vạn: bạch huê, nhứt trò, nhì bí, tam
quăng, tứ móc, ngũ trợt, lục chạng, thất vung, bát bồng, cửu điều.
·
Pho sách: ông Tử, nhất nọc, nhì
nghèo, ba gà, tứ sách, ngũ dụm, sáu bưởng, bảy sưa, tám dây, cửu điều.
Mỗi pho có 10 lá, vì phải có 33 lá nên thêm
vào 3 lá nữa là: ông ầm đen, tử cẳng đen và cửu điều đen (để phân biệt với 3 lá
cùng tên này nhưng màu đỏ) cho đủ bài chơi.
HoaHueb
(1) Hoàng Chương- Dân ca kịch Bài Chòi Liên khu
5,một nghệ thuật dân tộc đang phát triển - Tạp chí Văn nghệ 50-07-1961, Hà Nội.
(2) Gồm các tác giả: Hoàng Chương, Võ Phiến, Quách
Tấn, Tạ Chí Đại Trường…
(3) Cờ ngân: Cờ thay cho tiền
(4)
Theo Đào Tử Khải - Chiếc thạp Đào Thịnh và văn hóa đồng thau - Tạp chí
nghiên cứu lịch sử - HN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét