NHỮNG NGÀY CÒN ĐI HỌC - TruongNghi
Mùa tựu trường năm ấy, chúng tôi được lên trường Trung học.
Mùa tựu trường năm ấy, chúng tôi được lên trường Trung học. Ngôi trường mới thật bề thế, khang trang, nằm bên kia đường của Trường Tiểu Học Quận Lỵ Bình Khê. Lớp Đệ thất đầu tiên Trung Học Quang Trung Bình Khê được ngồi vào ngôi trường vừa mới xây xong là lớp của chúng tôi. Mấy năm rồi, các anh khóa lớp lớn phải học ké cùng chúng tôi, vui chơi cùng chúng tôi ở sân trường Tiểu học.
Không phải đến lúc được đậu vào Trung học chúng tôi mới được bước lên trường. Hồi đó sân trường Tiểu học Quận Lỵ được cho mượn làm nơi đúc gạch tableau xây dựng, lớp học trò nhỏ chúng tôi trong những giờ ra chơi đã từng góp bàn tay đưa gạch lên công trình. Chúng tôi đã từng xúm nhau lên trường bòn sạch từng mảnh "giấy rác", từng cộng kẽm gai bung. Chúng tôi vui đùa hồn nhiên cùng công việc nhỏ của mình. Nhặt từng cộng kẽm gai bung, chúng tôi tập tễnh truyền cho nhau mơ ước mà trên bài viết đăng trong tờ bích báo của lớp Đệ Thất 1 sau nầy, bạn tôi đã viết : Ước mơ sao Trường học không phải là nơi được rào bằng những mảng thép gai. Ước mơ của bạn tôi, của chúng tôi hồi đó như là của người lớn.
Vào trường Trung học, chúng tôi đã thành người lớn. Người lớn, lời đầu môi là cám ơn và xin lỗi, biết lựa chọn trong hành động, trong việc làm. Đề luận văn thi vào Đệ thất năm ấy, chúng tôi đã học cách cám ơn và lựa chọn. Không còn nhớ rõ câu từ, nhưng chắc các bạn tôi sẽ cùng nhớ với tôi đại lược của đề thi :
“ Được tin em đậu vào Đệ thất, người thân của em (chú, bác, cô, dì …) đã viết thư chúc mừng, hứa sẽ thưởng cho em một món quà do em tự chọn. Em hãy viết thư cám ơn và cho người thân biết món quà đó là gì.”
Lựa chọn – Không rõ các bạn tôi chọn món quà gì trong bài làm. Nhưng tôi chắc một điều là tôi cùng bạn bè tôi chỉ dám đưa ra một món quà nhỏ mà mình hằng mơ ước. Gần đây, trong một cuộc thi gì đấy phát sóng trên TV, một thí sinh trong phần thi ứng xử phải trả lời cho cô Chiều Xuân sự lựa chọn của mình trước hai món quà mà người yêu sẽ trao, món mình thích và món mình không thích nhưng có giá trị cao. Thí sinh người đẹp đó đã trình bày là cô chọn món có giá trị cao, và nếu được trao luôn món quà kia thì cô cũng sẽ sẵn sàng nhận nốt (!).
Chọn lựa của lớp trẻ sau nầy và chọn lựa của bọn trẻ chúng tôi ngày ấy, thật khác nhau giữa hai lớp tuổi, tuổi thực dụng và tuổi hồn nhiên.
Vào trường Trung học, chúng tôi đã tự thấy mình lớn hơn lên. Cúc, Nga, Thu, Mơ, Huệ, Phượng … những cô bạn gái giờ thấy thướt tha ra trong những tà áo dài trắng. Bọn con trai bạn tôi, Khanh, Thi, Đình, Dũng, Gá, Thiếu Hoa … phải mặt quần dài pantalons, áo bỏ trong quần, phải cố đi đứng cho ra vẻ trước bọn con gái. Với quần áo chỉnh tề nầy, bọn chúng tôi nếu muốn làm trẻ con cũng khó lòng lẻn về sân trường cũ uống ké vài ly sữa của mấy nhóc tì mà Unicef viện trợ, cung cấp cho học sinh Tiểu học.
Trung Học QuangTrung Bình Khê - Ảnh Kinh Thi 1972 |
Vào trường Trung học, chúng tôi đã tự thấy mình lớn hơn lên. Cúc, Nga, Thu, Mơ, Huệ, Phượng … những cô bạn gái giờ thấy thướt tha ra trong những tà áo dài trắng. Bọn con trai bạn tôi, Khanh, Thi, Đình, Dũng, Gá, Thiếu Hoa … phải mặt quần dài pantalons, áo bỏ trong quần, phải cố đi đứng cho ra vẻ trước bọn con gái. Với quần áo chỉnh tề nầy, bọn chúng tôi nếu muốn làm trẻ con cũng khó lòng lẻn về sân trường cũ uống ké vài ly sữa của mấy nhóc tì mà Unicef viện trợ, cung cấp cho học sinh Tiểu học.
Lên Trung học, đã ra vẻ lớn, nhưng tính trẻ con ăn vặt thì chắc thời nào tuổi học sinh nào cũng đều có như nhau. Nếu có khác chăng là khác món ăn của thời đại nào, món ăn riêng biệt của vùng đất nào. Năm ấy khi đến giờ ra chơi, mấy đứa con gái, mấy đứa con trai bọn tôi chạy ra góc bờ sông ăn bánh tráng. Bánh tráng nướng, bánh tráng sống, bánh diểu còn đang phơi trên vỉ tre, bánh nào chấm mắm cay ớt bay (ớt hiểm) cũng còn vương trên đầu lưỡi cho đến tận bây giờ. Bây giờ, tiếc một điều, tôi không nhớ ra được tên Dì tráng bánh tráng ở góc bờ sông. Dì có cái tài nướng bánh, bánh nướng ra cong cong như cái kiều ngựa, nói như bạn tôi, bánh chất chồng lên cả thước mà gió thổi không bay.
Vào trường Trung học, bọn chúng tôi bỗng có những cái tên ngồ ngộ. Năm đó chẳng hiểu rõ vì sao, Thầy Đỗ Công Tiếp dạy Văn gán cho tôi cái biệt danh Phật mập Xì dầu. Từ đó, bạn tôi cứ hả hê gọi tôi là Thằng Xì dầu, Thằng Phật mập. Bạn bè khác của tôi, cũng không hiểu từ đâu, cứ gọi nhau ra rả những cái tên Thi Kinh, Thi Sót, Dũng Gãy, Dũng Cẩm, Ngôn Sinco, Huệ Lùn, Phượng Lùn, Nga Dụng … những cái tên mà đến bây giờ gặp nhau, gọi nhau, vẫn còn thấy thân thương. Ngày nay, thỉnh thoảng tôi được nghe mấy cháu nhỏ gọi nhau nào là Dũng đầu lâu, nào là Thúy xì tin … Có thể có những mẫu kỷ niệm đem đến với nhau những cái tên còn nhớ để gọi nhau. Nhưng nghe gọi nhau những biệt danh thời đại, thấy sao sao ấy nơi lớp trẻ bây giờ. Nhiều khi tôi tự hỏi, mình thuộc dạng khắc khe hay lứa tuổi mình khe khắc.
… … … … …
Bước đầu vào Trung học, chúng tôi có những môn học mới, có những Thầy Cô mới, có những nghịch ngợm láu lỉnh hơn …, rồi biết bao chuyện buồn vui, những kỷ niệm hồn nhiên, nay chúng vẫn đi cạnh với chúng tôi trên quãng đường đời.
… … … … …
Những tự sự của các bạn ở đây sao như những gì đã có ở trường lớp chúng tôi. Cám ơn các bạn đã cho tôi có lại những kỷ niệm hồn nhiên của tuổi học trò.
Trả lờiXóaMà bạn TruongNghi ơi, chỉ vì bọn con gái chúng tôi mà các bạn phải cố đi đứng cho ra vẻ ư!
Trả lờiXóaHồi đó chắc mình còn uống sữa bên tiểu học Unicef viện trợ.Bài viết làm mình nhớ trường và lớp của mình quá...
Trả lờiXóaHồi chưa dậu vào Đệ Thất Trừơng Trung học Quang Trung, nhưng chúng tôi đã đóng góp vào việc xây dựng trường này. Nào là bưng tableau từ trường tiểu học lên trường mới, dọn vệ sinh... Nhưng ấn tượng nhất là một chuyện mà Trường Nghị không dám kể chắc sợ ô uế văn mình ( đùa thôi). Chuyện là hồi đó , cạnh trường là trại định cư cho dân lánh nạn chiến tranh ở nông thôn lên thị trấn ở, việc vệ sinh phóng uế thì có ai lo đâu( đông quá mà lo ăn chưa đủ hơi đâu lo chuyện đó), nên đám đất chuẩn bị xây trường Quang Trung là nơi lý tưởng để số người này giải quyết "cái khoái thứ tư". Thầy Đồng có sáng kiến là sai tụi tui lấy lon bia bỏ vào mấy hòn sạn rung kêu leng keng. Hồi đó hăng lắm, cứ thấy ai ra tụt quần ngồi là chúng tôi chạy lại đứng một bên rung leng keng...leng keng cho họ mắc cỡ chạy đi. Thế mà có bữa gặp bà già bà cứ tĩnh bơ ngồi "hành sự" lại còn nói từ từ để tao "..." xong đã rồi rung!?... Lớp tôi được vinh dự vào Đệ Thất đầu tiên của trường mới.
Trả lờiXóahình như là lon sữa bò là chính và được cột kết nối nhiều lon rồi nối với sợi dây về trường tiểu học khi nào có người là kéo dó thiiasao ( nhớ quá)
XóaChuyện cô gái thi ứng xử, Gia Hưng có xem qua trong cuộc thi người dẫn chương trình HTV ở Thành phố. Cùng vào Sài Gòn với chị Chiều Xuân còn có anh Hoàng Dũng.
Trả lờiXóaBạn Vân Long, TruongNghi viết phải cố đi đứng cho ra vẻ để đề cao nam giới một chút. Thật ra phải cố đi đứng sao cho đừng vấp té. Ngai vàng còn nghiêng đổ trước sóng mắt mỹ nhân huống hồ bước chân của mấy chàng trai mới lớn.
Trả lờiXóaChào cô hàng xóm MiCay đã đến với QuangTrungBK. MiCay đến thường xuyên nghen.
Trả lờiXóaNăm đó ở Quận Lỵ MiCay khoái khẩu món Unicef hơn hay thích chạy về với mẹ hơn nè.
Hì! của Mẹ vẫn hơn anh TN à!nhưng mà mấy đứa em dành hết có đâu.
Trả lờiXóaMấy anh chị có Ngôn sinco , MC lại có Dung Sinco Linh Sinco đó!
Viết thư cám ơn và chọn lựa món quà. Một đề thi thực tế, đơn giản, kích thích được tư duy. Nhưng ngày nay ra đề kiểu nầy ... không biết nói thêm như thế nào.
Trả lờiXóaBước đầu vào Trung học. Một hồi ức đầy hình ảnh, mỗi đoạn là một đề tài trao đổi dài.
Trả lờiXóaƯớc mơ sao Trường học không phải là nơi được rào bằng những mảng thép gai. Đúng là một ước mơ lớn của tuổi học trò không muốn mái trường mình vây bọc bỡi lựu đạn cay, súng ống, kẽm gai ... Chiến tranh, tham vọng, là những cuồng điên sẽ giết mất tuổi thơ.
Nhận xét, phản hồi bổ sung bài viết của bạn Thiiasao thật sống động. Chính từ bổ sung bài viết nầy đã giúp cho tôi say sưa với việc các bạn đã làm trước khi bước vào Trung học : bòn từng mảnh giấy rác, nhặt từng cộng kẽm gai.
Người có công lớn trong sự nghiệp giáo dục như thầy Nguyễn Đồng, xây dựng trường và giảng dạy nhiều thế hệ học sinh Bình Khê mà không là Nhà Giáo Ưu Tú, Nhà Dáo Nhân Dân!
Trả lờiXóaVậy công lao của Thầy được vinh danh như thế nào đây hở các bạn?
XóaHọc Công dân giao duc,tôi chọn Chấp chính đoàn là hệ thống cai trị dân chủ nhất, thầy thoáng yên lặng và nói, đó là khối Cộng sản. Sau đó tôi mới vỡ ra là Bộ Chính trị bây giờ! Ai cũng biết thầy Đồng thiên cộng . Ai đọc Đối diện thì biết .
Theo tui, nhận xét của tran chau về thái độ chánh trị của Thầy Đồng là chánh xác. Thầy luôn ca ngợi sự tốt đẹp của xã hội ta thời Việt Minh trong nhiều giờ thầy giảng dạy môn công dân gái dục!
XóaKhông biết có phải là "bi kịch của người trí thức" (lời của một vị thầy dạy văn học và triết học của chúng tôi) không?
Dù thái độ chính trị thế nào, Thầy Đồng luôn luôn là người đáng kính và có công với nhiều học trò . Tôi không được dự đám tang của Thầy nhưng nghe Hồ Mỹ Tài cho biết, đó là đám tang lớn nhất mà anh từng biết .( HMT học trên tối 1 lớp) . Thiên kiến chính trị là cái quyền được có , như Thầy Hiện lúc đó .Bây giờ thì không. Tôi sẽ có bài viết về Thầy Đồng, Thầy Thái , Thầy Hiện ...
XóaXin được đính chánh 1 lỗi do type lộn!
XóaTrong comment lúc 10:53 Ngày 18 tháng 10 năm 2012 đã ghi "môn công dân gái dục!, xin vui lòng đọc lại là "môn công dân giáo dục!"
Xin được cáo lỗi cùng mọi người về sơ suất đó!
Thêm một thông tin cho các bạn : Sau năm 1945, Thầy Đồng mình từng có một thời gian phải chấp nhận "cải tạo" ở ngoài bắc Bình Định, từng gặp nhiều trầy trật khi xin phép lập Trường Trung Học đầu tiên ở Bình Khê.
Xóa"Dù thái độ chính trị thế nào, Thầy Đồng luôn luôn là người đáng kính và có công với nhiều học trò ..." Rất mừng khi anh em mình đều có chung suy nghĩ đó. Rất mong trang của Trường có những bài viết về những người Thầy của Trường mình ngày xưa.
Nhân tiện nói về việc cầm bút, mình triển khai rộng thêm một lời nhắc nhở của một người Thầy của lớp mình : Người cầm bút không phải là người đứng trong hay đứng ngoài, mà phải là người đứng trên những thiên kiến !
Một lời nhắc nhở quý giá phải không các bạn ...
chikimhoa xin sửa comment trên (lỗi mo-rat):
Trả lờiXóaNhà Giáo Nhân Dân!
Bài luận văn thi vào Đệ thất hồi ấy đã rà kỹ ước mơ, chọn lựa, cám ơn ... Có hồn nhiên mấy cũng già tuổi ra. Các bạn mơ mái trường không bị vây bọc bỡi thép gai. Cũng phải thôi. Vào Trung học đã ra là người lớn dù vẫn ăn quà, vui đùa chạy nhảy ...
Trả lờiXóaMỗi đoạn văn một hồi ức xưa có kèm những liên tưởng hiện thực ngày nay. Càng đọc càng tràn đầy kỷ niệm, càng lý thú. Chắc là một hồi ký dài?
Trả lờiXóaBạn ChiKimHoa, đặt vấn đề ra nghĩa là bạn đã thấy rõ và kính trọng sự nghiệp của Thầy Đồng mình. Các Thầy Cô của mình trước từng là học trò của Thầy cũng vẫn luôn nhắc đến Thầy bằng lời kính trọng, mến nhớ. Mình tin chắc thế hệ sau không phải không biết đến Thầy.
Trả lờiXóaThầy Đồng từng là một trong những người lập ra Trường Mai Xuân Thưởng - An Chánh năm 1947, là người trong ban giảng dạy Trung Học Bình Khê (Cao đẳng Tiểu học) 1950 - 1955, rồi sau nầy là Hiệu Trưởng Quận Lỵ, là người có công đầu xây dựng nên Trung Học Quang Trung Bình Khê - THPT Quang Trung ngày nay ... Với bề dày sự nghiệp giáo dục đó, không riêng gì người Bình Khê mà các vùng lân cận đều biết, và là học trò của Thầy.
Là học trò, trong lòng ai lại không có niềm mến nhớ, kính trọng Thầy. Bạn ChiKimHoa, đấy là một sự vinh danh mà một số danh hiệu có thể không bằng được.
Nhớ TRƯỜNG nhớ LỚP có lẽ không ai có một thời thơ ấu cá biệt như mình.Nhưng tui sẽ kể lại cho các bạn nghe vào dịp khác.Xin chào.
XóaHầu như ai cũng "sợ" thầy Đồng, nhưng có lẽ thầy Đồng chỉ "sợ" 1 thằng học trò duy nhứt dám trèo ra tấm dalle ở tầng thượng. Thầy "sợ" đến nỗi không dám nhìn lên nó!
XóaGởi chikimhoa và Truongnghi
Trả lờiXóa"Là học trò, trong lòng ai lại không có niềm mến nhớ, kính trọng Thầy. Bạn ChiKimHoa, đấy là một sự vinh danh mà một số danh hiệu có thể không bằng được."
Thật là hay và đồng ýnhư TN!
Tôi nhỏ quá,chỉ nhớ cái nón cối màu trắng của Thầy và Thầy rất nghiêm.
Trả lờiXóaNhớ nón nhựa trắng của Thầy là biết đến Thầy đấy.
Trả lờiXóaHồi xưa, các anh lớp lớn đang chơi cù hay đang la cà dọc đường mà thấy xa xa cái nón nhựa trắng của Thầy là chạy về nhà lo làm bài ngay.
Các bạn đến với QuangTrungBinhKhe là đến với quê nhà, đến với trường lớp, đến với Thầy Cô, đến với bạn bè. Các bạn nên Đăng nhập Nhận xét bằng Tài khoản Email đủ danh tính, nickname. Thấy Nặc danh nói ... hơi kỳ kỳ phải không các bạn.
Mong các bạn thường xuyên ghé QTBK, cùng một nhà anh em ta cùng trao đổi.
Các bạn có một người Thầy nghiêm nghị theo bạn ẩn danh ở trên nói đó, ai nhắc đến cũng đều bằng lời kính mến. Thật đáng quý.
Trả lờiXóaBạn TruongNghi, bạn có ở trong ngành giáo không mà rõ từng năm công việc của Thầy mình vậy.
Mới rồi bên trang nonnuocbinhkhe thấy bài còm của Vân Long cho anh TruongNghi hơi hơi lạ. Bi giờ quan tâm tới nghề nghiệp của người ta.
Trả lờiXóaKhông hơi hơi nữa mà lạ thiệt à nghen.
Gia Hưng có tội hay chọc quê. Người ta cười cho.
Trả lờiXóaNè Bửu Châu; tui nhớ là đã kể chuyện này cho các bạn Tính,Bửu,Dũng nghe rồi phải không?Còn một vài chuyện nữa hôm nào về P.Phong có mấy XỊ tui sẽ kể tiếp.Hẹn gặp lại.
Trả lờiXóa