Đào Đức Chương
Tiếng Bình Định - Hô Bài Chòi |
Theo đề xướng của một số thân hữu, Quang Trung Bình Khê dự định đưa ra một số phương ngữ Bình Định để người xem cùng vào tham gia đặt câu, sử dụng từ … Để chuẩn bị cho mục tiêu nầy, nhóm chủ biên trích giới thiệu một đoạn trong Bài GIỌNG NÓI BÌNH ĐỊNH, thuyết trình tại “Hội nghị Quốc tế về Tiếng Việt : Lịch sử và Giảng dạy”, tổ chức tháng 7/2007 tại Viện Việt Học – Westminster – California. Bài của Thầy Đào Đức Chương, nguyên Giám Học Trường Đào Duy Từ - Bình Định.
4. NGUỒN GỐC GIỌNG NÓI
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí [6] và chính sử, đất Bình Định xưa thuộc bộ Việt Thường Thị, thời Tần (221- 206 TTL) lệ vào Tượng Quận; thời Tây Hán, năm Canh Ngọ (111 TTL), niên hiệu Nguyên Đỉnh thứ 6 đời Hán Võ Đế đặt huyện Tượng Lâm (gồm Bình Định và Phú Yên) thuộc quận Nhật Nam. Thời Đông Hán, năm Nhâm Thân (192), niên hiệu Sơ Bình thứ 3 đời Hán Hiến Đế, nhân thế lực nhà Hán quá suy yếu, viên Công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên (K'ouei) nổi lên giết huyện lệnh, tự xưng là Lâm Ấp Vương, lập ra nước Chiêm Thành, dựng kinh đô ở Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
Đến cuối thế kỷ thứ 10, vua Chiêm là Hari Varman II (988- 998) dời đô vào Đồ Bàn Phật Thệ ở miền Vijaya. Thành này, nay thuộc địa phận hai thôn Nam Tân (trước là Nam An) và Bắc Thuận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đất Đồ Bàn giữ vai trò kinh đô Chiêm quốc ngót 5 thế kỷ, lừng lẫy một thời. Năm 1284, tướng nhà Nguyên là Toa Đô đem 10 vạn thủy quân và 1000 chiến thuyền rời Quảng Châu đổ bộ lên cửa Thị Nại, tiến chiếm kinh đô Đồ Bàn nhưng bị quân Chiêm đánh đuổi, tổn thất nặng nề, Toa Đô phải rút lui bằng đường bộ. Dưới thời Chế Bồng Nga, nước Chiêm Thành hùng mạnh nhất, bành trướng lãnh thổ đến Tân Bình và Thuận Hóa. Năm 1371, đời Trần Nghệ Tông, quân Chiêm tiến vào Thăng Long đốt phá cung điện, cướp người và của cải. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông ngự giá thân chinh, đại binh đổ bộ vào Thị Nại, nhưng đến kinh đô Đồ Bàn thì bị phục quân, nhà vua tử nạn, quan quân tan vỡ. Hết đời Chế Bồng Nga, khí vận nước Chiêm Thành suy yếu dần. Năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại binh đánh Chiêm Thành, vua Chiêm phải cắt nhượng đất Chiêm Động (Quảng Nam) và Cổ Lũy (Quảng Ngãi); Đồ Bàn trở nên một trung tâm văn hóa trọng yếu duy nhất còn lại của nước Chiêm.
Rồi kinh đô Đồ Bàn cũng chỉ tồn tại thêm 68 năm nữa thì đổi chủ. Đó là năm 1470, Hồng Đức nguyên niên đời Lê Thánh Tông, vua Chiêm là Trà Toàn đem 10 vạn quân đánh chiếm Hóa Châu. Tháng 11 năm ấy, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu thân chinh, tiến binh cả hai mặt thủy bộ, chiếm thành Đồ Bàn (1471), bắt vua Chiêm và hoàng gia. Tuy quân ta tiến binh đến núi Thạch Bi (đèo Cả), khắc bia phân ranh giới, nhưng chỉ lấy lại đất Quảng Nam, Quảng Ngãi; chiếm thêm đất Bình Định (tức miền Bắc Vijaya có kinh đô Đồ Bàn) và trấn giữ đèo Cù Mông. Còn đất Phú Yên (miền Nam Vijaya) lập vùng trái độn, bỏ ngõ cho dân Chiêm Thành.
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí [6] và chính sử, đất Bình Định xưa thuộc bộ Việt Thường Thị, thời Tần (221- 206 TTL) lệ vào Tượng Quận; thời Tây Hán, năm Canh Ngọ (111 TTL), niên hiệu Nguyên Đỉnh thứ 6 đời Hán Võ Đế đặt huyện Tượng Lâm (gồm Bình Định và Phú Yên) thuộc quận Nhật Nam. Thời Đông Hán, năm Nhâm Thân (192), niên hiệu Sơ Bình thứ 3 đời Hán Hiến Đế, nhân thế lực nhà Hán quá suy yếu, viên Công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên (K'ouei) nổi lên giết huyện lệnh, tự xưng là Lâm Ấp Vương, lập ra nước Chiêm Thành, dựng kinh đô ở Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
Đến cuối thế kỷ thứ 10, vua Chiêm là Hari Varman II (988- 998) dời đô vào Đồ Bàn Phật Thệ ở miền Vijaya. Thành này, nay thuộc địa phận hai thôn Nam Tân (trước là Nam An) và Bắc Thuận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đất Đồ Bàn giữ vai trò kinh đô Chiêm quốc ngót 5 thế kỷ, lừng lẫy một thời. Năm 1284, tướng nhà Nguyên là Toa Đô đem 10 vạn thủy quân và 1000 chiến thuyền rời Quảng Châu đổ bộ lên cửa Thị Nại, tiến chiếm kinh đô Đồ Bàn nhưng bị quân Chiêm đánh đuổi, tổn thất nặng nề, Toa Đô phải rút lui bằng đường bộ. Dưới thời Chế Bồng Nga, nước Chiêm Thành hùng mạnh nhất, bành trướng lãnh thổ đến Tân Bình và Thuận Hóa. Năm 1371, đời Trần Nghệ Tông, quân Chiêm tiến vào Thăng Long đốt phá cung điện, cướp người và của cải. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông ngự giá thân chinh, đại binh đổ bộ vào Thị Nại, nhưng đến kinh đô Đồ Bàn thì bị phục quân, nhà vua tử nạn, quan quân tan vỡ. Hết đời Chế Bồng Nga, khí vận nước Chiêm Thành suy yếu dần. Năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại binh đánh Chiêm Thành, vua Chiêm phải cắt nhượng đất Chiêm Động (Quảng Nam) và Cổ Lũy (Quảng Ngãi); Đồ Bàn trở nên một trung tâm văn hóa trọng yếu duy nhất còn lại của nước Chiêm.
Rồi kinh đô Đồ Bàn cũng chỉ tồn tại thêm 68 năm nữa thì đổi chủ. Đó là năm 1470, Hồng Đức nguyên niên đời Lê Thánh Tông, vua Chiêm là Trà Toàn đem 10 vạn quân đánh chiếm Hóa Châu. Tháng 11 năm ấy, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu thân chinh, tiến binh cả hai mặt thủy bộ, chiếm thành Đồ Bàn (1471), bắt vua Chiêm và hoàng gia. Tuy quân ta tiến binh đến núi Thạch Bi (đèo Cả), khắc bia phân ranh giới, nhưng chỉ lấy lại đất Quảng Nam, Quảng Ngãi; chiếm thêm đất Bình Định (tức miền Bắc Vijaya có kinh đô Đồ Bàn) và trấn giữ đèo Cù Mông. Còn đất Phú Yên (miền Nam Vijaya) lập vùng trái độn, bỏ ngõ cho dân Chiêm Thành.
Từ đó, đất Đồ Bàn được chia làm 3 huyện: Bồng Sơn (gồm Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão ngày nay), Phù Ly (gồm Phù Mỹ, Phù Cát) và Tuy Viễn (An Nhơn, Tuy Phước, Qui Nhơn, Bình Khê, Vĩnh Thạnh, Vân Canh). Vùng này, đặt thành phủ Hoài Nhơn (tức tỉnh Bình Định ngày nay), cùng với hai phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Thăng Hoa (Quảng Nam), nhập thành Thừa tuyên Quảng Nam. Trong ba phủ ấy, Hoài Nhơn màu mỡ hơn cả, với những đồng bằng phì nhiêu, lại có đầm Thị Nại dài rộng, mở ra 2 cửa biển tốt là Cách Thử và Phương Mai, nhiều muối lắm cá.
Nhà vua xuống chiếu di dân. Một cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử Đại Vịêt, cũng là cuộc di cư cuối cùng lấy dân từ các tỉnh ở Bắc Kỳ và miền Bắc Trung Kỳ. Theo Phan Khoang, Xứ Đàng Trong [7], đất Bình Định đã lôi cuốn dân Nghệ An đến định cư; nhưng theo Nước Tôi Dân Tôi [8], phần lớn người ở Hà Đông vào Bình Định lập nghiệp trong đợt di dân đến ba phủ của Thừa tuyên Quảng Nam. Dù có nhiều người Nghệ An hay Hà Đông, thì những di dân vào Bình Định không hẳn thuần một tỉnh nào. Miền đất mới đã lôi cuốn những dân nghèo khắp nơi, từ Thuận Hóa ra Bắc, họ muốn đến một nơi định cư có nhiều hứa hẹn nhất.
Ngoài những đợt di dân tình nguyện chiếm đa số, được triều đình khuyến khích và nâng đỡ, luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật) còn qui định những tội hình như: đặt ra lời phao tin đồn nhảm làm náo động dân chúng (điều 2), mưu giết sứ giả của vua hay quan tại chức đã làm bị thương (điều 8), trộm lần đầu (điều 19)...; tội đấu tụng như: đâm chém gây thương tật đứt gân, mù mắt, đọa thai (điều 2), nô tỳ đánh chủ bị thương què (điều 22), biết kẻ mưu đại nghịch phản loạn mà không tố cáo (điều 36)... đều khép tội lưu viễn châu, đày vào phủ Hoài Nhơn (nay là tỉnh Bình Định) sinh sống.
Lại nữa, cư dân của phủ Hoài Nhơn còn có người Chiêm Thành ở lại khá nhiều. Theo Phan Khoang [9], các lần trước bị mất đất, người Chiêm Thành đã bỏ quê hương đi theo vua của họ. Lần này, khi ta chiếm Đồ Bàn, đa số người Chiêm vẫn ở lại. Phần thì họ luyến tiếc kinh đô đẹp đẽ nhất, phần thì đất đai còn lại ở các tỉnh phía nam không màu mỡ bằng miền Vijaya. Vua Lê Thánh Tông phải đề phòng sự nổi loạn của người bản xứ. Theo Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, nhà vua đã ban quyền tiền trảm hậu tấu "nếu người Chiêm ai dám không theo, cho phép giết ngay rồi sẽ tâu" [10], cho các quan trấn giữ miền đất mới, đối phó kịp thời những mầm móng phản nghịch và trái lệnh của triều đình. Cho nên, người Chiêm ở lại phủ Hoài Nhơn bị đồng hóa ngay bỡi làn sóng người Việt đến định cư. Họ phải nói tiếng Việt với lơ lớ giọng Chàm. Hơn nữa, phủ Hoài Nhơn nằm sát biên giới đất Phú Yên là vùng trái độn. Tuy đã thuộc cương vực của Đại Vịêt nhưng chưa đặt quan chức và tổ chức hành chánh, vẫn để cho họ tự do phát triển suốt 107 năm (1471- 1578). Dĩ nhiên, người dân Hoài Nhơn còn có sự tiếp xúc thường xuyên với người Chiêm ở bên kia đèo Cù Mông trong việc giao lưu buôn bán. Ngày nay, vẫn còn những địa danh ở Bình Định mang dấu chỉ Chàm như: Cù Mông, Càn Rang, Quán Rường...
Vì thế, cư dân sống ở phủ Hoài Nhơn không thuần nhất miền nào mà pha trộn giọng Bắc, giọng Trung của dân các tỉnh ở xứ Đàng Ngoài và giọng Chàm, dân bản địa nói tiếng Việt. Những yếu tố trên kết hợp vào nhau, rồi trải qua quá trình biến chuyển dần bởi phong thổ của miền đất mà hình thành giọng nói riêng của dân Bình Định.
Ồ!bài viết hay quá!không biết từ "nẫu"có phải gốc là tiếng Chàm không?
Trả lờiXóaTui cũng muốn biết vậy, nhưng ai trả lời mình đây?
Trả lờiXóaCó lẽ tiếng nẫu là từ Nghệ Tĩnh, vì mình vẫn nghe ngươì già xứ Nghệ Tĩnh nói từ nẫu, người trẻ ít nói hơn.
Trả lờiXóaChưa rõ tiếng nẫu có gốc từ Nghệ Tĩnh hay gốc Chàm. Nhưng rõ rệt tiếng "nẫu" là hiện tượng biến đổi thanh điệu của từ "nậu" qua cách phát âm của người BĐ. Nậu thường dùng như Nậu nguồn, Nậu hạ bạn, Nậu bạn hát ... Phương dao BĐ có câu :
Trả lờiXóaAi về nhắn với nậu nguồn
Măng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
Theo Thầy ĐĐC từ nậu xuất hiện trên Đại Nam Thực Lục Tiền Biên từ năm 1726. Sách có ghi : " Mỗi thuộc đều lấy những thôn, phường, nậu, man lẻ tẻ họp lại ...
Như vậy từ nậu chỉ danh cho một đơn vị, một tổ hợp nhóm người dùng ở Thuận Hóa trước thế kỷ 18. Theo mình hiểu Vùng Hoan Châu những chỉ danh thường dùng thời cổ là động, sách ... Thuận Châu, Hóa Châu là nậu, man ... Là từ cổ nên cũng khó xác định gốc gác, cần nhiều nguồn thông tin đối chiếu.
Nhưng cái hay nhất là tiếng "nẫu" chỉ có dân BĐ vẫn xài cho tới bây giờ, kéo theo cả người anh em Phú Yên lân cận.
@TruongNghi:
Trả lờiXóa"Nhưng cái hay nhất là tiếng "nẫu" chỉ có dân BĐ vẫn xài cho tới bây giờ, kéo theo cả người anh em Phú Yên lân cận"
Theo tớ, nên là "cái độc đáo, cho đến nay, là tiếng "nẫu" chỉ có dân Bình Định và Phú Yên xài (dùng). Bởi vì:
1./ "nẫu" không thể là "hay" hay "dở" mà chỉ có thể là một nét độc đáo mà thôi! (nếu không xài "nẫu" là "dở" hay chí ít là "hay chưa được nhất" à!)
2./ Lấy gì chứng minh rằng "dân BĐ kéo theo người anh em PY"? (hơi bị "đụng chạm" đấy! - anh có quyền ca ngợi anh nhưng đừng nên so sánh "hơn" người khác - tỉ như anh có thể tha hồ mà "tán": "đồng hồ Liên - Xô tốt", nhưng không nên "hơn đồng hồ Thụy Sĩ"; tha hồ mà "tán": "trăng Trung Hoa sáng", nhưng không nên "hơn trăng nước Mỹ")
Nhận xét như zẫy dễ bị "ném đá" lắm đấy!
Tuy đây chỉ là "trang giao lưu nội bộ" nhưng mọi người đều có thể đọc được.
"Public comment" này cũng mong được tham góp với mọi người.
@ TruongNghi:
Trả lờiXóaTruongNghi viết: cái hay nhất là tiếng "nẫu" chỉ có dân BĐ vẫn xài cho tới bây giờ, kéo theo cả người anh em Phú Yên lân cận. Tớ thấy chưa được "đồng thuận", bởi:
1./ Hóa ra không xài "nẫu" thì không hay hay là hay nhưng chưa bằng cái hay nhất đó à!
Ta có quyền khen ta (cũng như nẫu có quyền khen nẫu), không ai cấm, nhưng ta đưa cái của ta xài, mà người khác không xài, lên đến hàng "nhất" - cực giảo cấp luôn - thì có lẽ hơi bị "cực đoan và độc đoán" rồi đấy!
(Tỉ như - có "khập khiễng" trong so sánh, nhưng nó sinh động, dễ thấy - khi nhận xét rằng "trăng Trung Hoa sáng" hoặc "đồng hồ Liên-Xô tốt" thì không có "thằng Tây" nào dám ý kiến cả, nhưng khi thêm "sáng hơn trăng nước Mỹ" hoặc "tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ" thì người ta sẽ không công nhận liền!)
2./ "Người anh em Phú Yên lân cận" sẽ nghĩ gì và nói sao khi họ xài "nẫu" là do được/bị kéo theo bởi "dân BĐ"!?
3./ Nếu đó là nhận xét của Thầy ĐĐC thì ta nên ghi rõ nguồn và đưa cả link gốc.
***
Tuy trang nhà là 1 trang giao lưu mang tính nội bộ, nhưng một khi đã public rồi thì mọi người đều có thể coi được.
Có vài ý kiến tham góp và trao đổi với TruongNghi và mọi người, vì ta chưa có ước định cụ thể về comments.
BuuChau mến,
Trả lờiXóaVấn đề BuuChau đặt ra phải viết tới mấy bài dài. Gói gọn với nhau nhé.
3. Mình với BuuChau đã quen cách viết của nhau, biết sự thẳng thắn của nhau, BuuChau dễ nhận ra trên comments đoạn nào là của mình, đoạn nào mình trích dẫn. Khỏi cần nói thêm.
2. Chắc BuuChau đã rõ lịch sử hình thành cư dân của Bình Định và Phú Yên. Cũng chẳng cần dẫn giải, trao đổi.
Mình chỉ nêu thêm mối tương đồng dân "xứ nẫu" Bình Định - Phú yên :
- Cùng chung cách biến thanh điệu khi phát âm như các từ : đừng thành đững, coi thành cỏi - cõi, vậy thành dẫy - dậy ...
- Cùng chung tâm sự, thái độ sống :
Bình Định có câu phương dao
Củ lang Đồng Phó, đỗ phộng Hà Nhung
Chàng bòn thiếp mót đổ chung một gùi
... ... ...
Phú Yên cũng có câu :
Khoai lang Suối Mít, đậu phụng Hòn Vung
Chồng đào thiếp mót đổ chung một gùi
... ... ...
Xem qua đó, không cần phải nghĩ gì. Chỉ do tự ta nhấn mạnh "được, bị". Rất nhiều chứng cứ để xác định sự "kéo theo", nền văn hóa kẻ bị trị có thể lấn át, nuốt chửng văn hóa sống của kẻ thống trị (Triều Thanh nước Tàu là một trong các chứng cứ). Huống hồ Bình Định và Phú Yên có chung mối tương đồng trong thái độ sống thể hiện qua cách nói, cách sống, về lịch sử hình thành cư dân ...
1. Giọng nói của quê có thể bị biến cải, nhưng tiếng nói của quê còn giữ được thì không còn gì bằng.
Một từ cổ không chỉ có riêng ở BinhĐinh và PhuYen, mà chỉ riêng BinhĐinh và PhuYen lưu giữ được trong đối thoại hằng ngày đến ngày nay. Không dùng nó, có thể xác định nó là không dở (có nghĩa là nó có thể hay). Nhưng không dùng nó, không thể xác định nó là hay nhất.
Ở đây mặc định của Weblog là "Nhận xét", nhưng trang của chúng mình gộp lại là "Trao đổi - Nhận xét". Tất cả mọi người xem và có thể tham gia trao đổi, cùng chung hướng Thiện - Mỹ nói với nhau (Chân chưa dám !?).
Mến.
Xem ảnh biểu tượng của hai Bác TruongNghi và Bửu Châu.
Trả lờiXóaẢnh Bác TruongNghi không phải ảnh thiệt nhưng dáng ra vẻ con cháu Lão nho chùm. Ảnh của Bác Bửu Châu đứng giống con dân xứ Quảng. HiHi!
Còn "Trâm Anh" thì chắc chắn là "Thế phiệt" rầu, phải không?
Trả lờiXóaTớ thấy zẫy chớ hổng phải zẫy đâu! "Lo" rặt đấy. Hổng dám "Cãi" ai bao giờ đâu!
(Tớ vốn là học trò của thầy Giác, nên "Lo" chớ không "Co")
Còn ảnh Trâm Anh đâu !? Trưng ra Bác xem có thấy xí gái giống như cách viết không.
Trả lờiXóa@ Trâm Anh:
Trả lờiXóaTheo cái link tớ đưa thử đọc thầy Giác (thầy dạy môn văn năm lớp 11 của tớ đấy) 1 lần cho biết nỗi "lo" của tớ.
Vì "lo" cho nên tớ mới mới trao đổi với TruongNghi như vậy!
Thấy Trâm Anh nhận xét như trên nên tớ lại "lo" thêm! Thành ra định trao đổi thêm chút ít với TruongNghi nữa mà đành phải thôi!
Cảm ơn quý bạn!
Trâm Anh thành thật xin lỗi Bác TruongNghi và Bác Bửu Châu.
Trả lờiXóaBác TruongNghi nói thấy dịu dàng mà nghe nặng như cái búa tạ.
Kính nể.
Trâm Anh ơi! Có gì đâu mà lỗi với phải.
Trả lờiXóaTrao đổi, thảo luận với nhau vừa là để biết thêm .... và cũng là một niềm vui vậy mà. TruongNghi thì sao tớ không biết chơ với tớ thì "xin lỗi", tớ không "cho" đâu nghen!