Nước
ta chỉ có những loại bánh trái chỉ có một vùng đất do đặc trưng thổ nhưỡng và sở
thích ẩm thực của vùng đó. Với những chiếc bánh tráng phổ biến, tròn xinh, ấn
tượng và gần gũi luôn luôn được sản xuất bất cứ nơi nào. Đôi bàn tay các bà nội
trợ nào cũng tráng được bánh tráng. Tuy nhiên, thường có gia truyền và còn trải
qua thời gian ngắn thao tác mới nhuần nhuyễn tay nghề.
Về
kỷ thuật làm ra chiếc bánh tráng thủ công không khó. Chiếc nồi gang 5 tấc chứa
lượng nước đặt trên miệng lò. Một miếng vải trắng mịn căng ngang mặt nồi thật
phẳng, có để hở một chỗ cho hơi nước thoát lên. Nắp đậy trên lò, vỉ lót bánh đều
làm bằng tre, riêng bàn đưa bánh còn nóng ra có thể xoay tròn để đặt bánh vừa vớt
ra khỏi lò.
Đúc
bánh cách pha bột không nơi nào giống nhau. Chỉ thường nguyên liệu chính là gạo,
bột mì… chút muối hoặc đường. Bột phải pha như thế nào để khi tráng chiếc bánh không
bị nhão, hoặc khô. Chiếc gáo dừa là công cụ múc bột đổ vào khuôn, vừa có công dụng
kế tiếp để phả bột lan ra mặt vải. Phả bột cũng là một nghệ thuật, phả như thế
nào để lớp bột trải đều, chiếc bánh tròn vừa ý bắt mắt, không chênh lệch đáng kể
khi ra khuôn, tưởng dễ nhưng lại không. Nếu đúc chiếc bánh mỏng chỉ cần phã bột
một lần, còn dày thì phải hai ba lần, phả như vậy bánh không bị sống. Một lò
bánh với thợ giỏi có thể cho ra 20-30 ràng
bánh tráng/ngày. Mỗi ràng có 20 bánh.
Tùy
đặc tính sở thích ăn uống của mỗi địa phương, của mỗi cá tánh. Chiếc bánh tráng
chế biến lớn nhỏ khác nhau. Bánh tráng còn có nhiều loại. Bày bán tại chợ Phú
Phong Tây Sơn, khách hàng các nơi đến rất ưa thích với các loại bánh gạo trắng
nõn, bánh tráng mì màu hồng, bánh tráng mè đen, mè trắng… rộng lớn đến 40 phân.
Các loại bánh này dày, phải nướng mới ăn được. Rất đậm đà thơm ngon, dòn rụm
nhai rốp rốp. Đến bánh “lỡ” để cuốn nhưng nhị, rau thịt cá trứng… Khá nhạy cảm
thú vị còn có bánh “dỉ” nam nữ thanh niên vào lò ngồi ăn ngay tại chỗ, trò chuyện
râm rang… Nghề chơi bánh tráng cũng lắm công phu, bánh tráng nước dừa, bánh
tráng củ lan, bánh tráng tôm…
Vào
thập niên 2000, nhu cầu thực phẩm ngày càng đòi hỏi đáp ứng khẩu vị cao. Với loại
bánh tráng rất mịn mỏng, dùng để cuốn nem, gỏi cuốn, chả chiên… chế biến cầu kỳ,
hấp dẫn của đầu bếp các nhà hàng quán tiệm để phục vụ các nguồn khách đến. Hiện
đang có thị trường rất thuyết phục.
Chúng
tôi đến Nha Trang – làng Diên Thủy – Diên Khánh khá nổi tiếng với loại bánh
này. Nhưng không quy mô, không chất lượng tuyệt hảo bằng cơ sở sản xuất của ông
Ngô Đình Tốt, thôn Phú Mỹ - xã Tây Phú. Đến thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn tỉnh
Bình Định hỏi ai ai cũng đều biết.
Giản
đơn, trí tuệ và hiệu quả. Cổ máy cơ giới bề ngang 3 thước, 2 thước cao, đặt cố định
vững chắc một chỗ, chạy bằng điện. Hai bên tả hữu đầu máy chỗ cạnh vuông góc, thiết
kế hai trục ru lô tròn lẳng, có đường kính một tấc, bề ngang 7 tấc. Đặt dưới đầu
ru lô bên phải là một cái mô tơ 1 mã lực. Đây chính là động lực căn cơ, có chức
năng điều khiển vận hành đẩy chạy dây chuyền băng vải 6 tấc bề ngang, đã được đặt
bám sát ôm chặt, chạy từ từ êm ái về bên phải.
Thiết
kế chính giữa máy là một cái lò 5 tấc vuông. Mặt trên đầu lò có máng chứa nước,
lò đốt bằng củi, lửa rực đỏ nóng 1000C, làm nước sôi bốc hơi hấp
chín bột bánh. Nước bột bánh bằng gạo, xay bằng máy và được lọc lóng nhiều lần
thật tinh khiết.
Đặt
cao chỗ đầu máy bên trái là thùng bột gạo 50kg có vòi chảy ra thau khuôn hình
tam giác cạnh đáy 3 phân, góc nhọn hứng vòi nước bột chảy xuống. Cạnh đáy là khổ
bánh vừa có chức năng chảy mỏng chảy đều bột gạo xuống mặt vải chín thành bánh
tráng.
Dưới
đáy máy sát đất là hệ thống có nhiều sợi dây chuyền. Do dây cu roa được nối từ
mô tơ đầu trục lăn trên kéo chạy ra bên phải. Ngồi bên trái thường trực có người
liên tục đặt những vỉ tre lên đó. Vỉ tre chạy về đầu máy bên phải cũng có người
thường trực ngồi tiếp nhận bằng bánh đã chín dài trên đầu máy chạy xuống vĩ tre
hứng được.
Chỉ
trong vòng một tiếng đồng hồ, máy chạy ra được 1000 vỉ bánh, bánh còn ướt đem
phơi, khô ngay sau một tiếng đồng hồ. Mỗi vỉ tre lột cắt được 7 bánh, vuông cạnh
ở ba phân, như vậy có được 7000 bánh, xấp đều được 20 bánh, lấy dây thun buộc lại
thành một ràng. 10 ràng thành một bó là 200 cái.
Lò
bánh của ông Ngô Đình Tốt ở thôn Phú Mỹ xã Tân Phú huyện Tây Sơn. Chạy bằng cơ
giới có năng suất cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng với giá khiêm tốn. Bánh
tinh khiết, ngon thơm, mịn dẻo, nhúng vào nước không đóng cục. Quanh năm có sẵn
nguồn khách hàng các nơi đến thu mua. Ổn định công việc làm ăn cho một số nhân
công và còn kết hợp nuôi được bầy heo.
Bánh
tráng thức ăn đỡ lòng khi chờ đợi, hoặc no lòng thay bữa cơm. Trong các bữa an
thịnh soạn thiếu chiếc bánh tráng sẽ giảm mất sự ngon miệng. Bánh tráng hài hòa
từ mái tranh nhà dân dã, đến những biệt thự cao sang cung đình, nhất là các
ngày lễ Tết, giỗ tiệc…
Trong
các loại bánh làm thức ăn, bánh tráng là một loại thực phẩm kỳ diệu. Nó chính
là lương khô đi vào chánh sử binh pháp chiến lược. Vua Quang Trung mùa Xuân Kỷ
Dậu 1789 đã nuôi quân đêm ngày trên đường hành quân thần tốc từ Nam ra Bắc đánh
chiếm thành Thăng Long.
Dân
gian ta để sẵn bánh tráng ăn suốt bốn mùa. Có giai thoại khá lý thú. Thức ăn
nào cũng có ghi “đát” bánh tráng thì không. Họ nói nếu ăn vào bụng có vấn đề gì
thì quân Tây Sơn đã chết hết dọc đường. Đến ngày có đám cúng giỗ gia tiên, họ lựa
bánh tráng thật ngon dầy, nướng chín trên than hồng thơm phức ướm vàng. Cúng
xong lấy từ bàn thờ xuống, hai tay nâng hai bên, đầu đội giữa bánh bẻ làm đôi, làm
tư mời khách trong mâm cỗ
Kẻ
tha phương về quê nhà thấy có phơi bánh tráng. Có bà mẹ quê quảy bánh tráng, chạnh
lòng da diết yêu quê nhà. Yêu món ăn văn hóa, thuần việt.
ĐÀO TĂNG
(Bài và ảnh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét