Thiếu nữ ngủ ngày -Tranh của Bùi xuân Phái |
Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương lóe sáng như một vì sao rực rỡ giữa bầu trời văn học. Nói đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương là nói đến cái chất tinh quái, ngỗ nghịch đầy thi vị. Yêu thơ Hồ Xuân Hương là yêu cái hồn nghệ thuật dùng từ, chơi chữ, nói lái tục mà thanh không một nhà thơ nào có thể so sánh được . Chính vì thế, người đời suy tôn là “ Bà Chúa Thơ Nôm “ !
Hồ Xuân Hương (1782 - 1822) sinh ra và lớn lên vào thời đại phong kiến “Lê suy - Nguyễn sơ “ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Nước nhà đầy biến loạn, dân tình cơ cực, vua quan bất tài, xu nịnh.
Chính “thời thế tạo anh hùng”, văn học sử trong giai đoạn này sản sinh nhiều nhà thơ kiệt xuất như Nguyễn Du, Ngọc Hân Công Chúa, Đoàn Thị Điểm ….
Hồ Xuân Hương nhìn đời một cách phóng khoáng, tư tưởng tự do gần như đi trước thời đại. Bà dùng thơ ca để nói lên quan điểm nam nữ bình đẳng, tự do kết hôn, phê phán chế độ phong kiến khắc khe thời bấy giờ, ràng buộc xem thường “ người phụ nữ” như một món hàng giữa chợ. Bà dùng thơ làm vũ khí lên án giai cấp thượng lưu, bọn văn nhân bất tài, hợm hĩnh cũng phải kiêng dè mà ngậm bồ hòn, đau điếng …
Trên đây là vài nét sơ lược về tiểu sử Hồ Xuân Hương. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ muốn giới thiệu cùng các bạn vài giai thoại về Bà Chúa Thơ Nôm hầu góp vui trong thời khắc Nắng Xuân.
1) TÁN THƠ
Tán thơ hay còn gọi là” ghẹo thơ”. Thời xưa trai gái cợt đùa với nhau bằng thơ, sau thường nên đôi nên lứa.
Giai thoại về Hồ Xuân Hương tinh quái và anh chàng Chiêu Hổ nghịch ngợm một thời nổi tiếng trên văn đàn lúc bấy giờ .
Khởi đầu Hồ Xuân Hương khơi mào trách khéo :
Anh đồ tỉnh anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?
Này này chị bảo cho mà biết ,
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay .
Không ngờ Chiêu Hổ trâng tráo, đớp chát rất tài tình :
Này ông tỉnh này ông say,
Sao ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Hang hầm ví chẳng không ai mó.
Sao có hầm con bỗng chốc tay.
Ở đây Chiêu Hổ miệng lưỡi sắc bén, lém lĩnh ra trò, Xuân Hương đanh đá cũng phải ngậm miệng. Chợt nhớ món nợ vay, nàng chuyển đề tài, không cảm ơn mà còn lên giọng kể cả :
Sao nói rằng năm lại có ba ?
Trách người quân tử hẹn sai ngoa .
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt ,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa !
Bất ngờ Chiêu Hổ vẻ mặt trâng trâng họa lại tỉnh queo :
Rằng gián thì năm quí có ba ,
Bởi người thục nữ tính không ra !
Ừ, rồi ! Thong thả lên chơi nguyệt,
Cho cả cành đa lẫn củ đa .
Ủa ! Tại sao Chiêu Hổ lại chê Xuân Hương “ tính không ra “. Nàng vừa đanh đá cao giọng đấy mà ? Theo như tích xưa kể rằng trên cung trăng có thằng Cuội ở dưới gốc cây đa . Cuội là một tay ranh ma nổi danh. Như thế Xuân Hương ví Chiêu Hổ là Cuội rồi ! Nhưng sao Chiêu Hổ vẫn phách lối ?
Xin thưa : Ngày xưa, tiền của ta có hai loại : “sử tiền“ có tên gọi khác là ”tiền gián“. Một gián ăn 36 đồng kẽm. Một loại nữa là “cổ tiền“ được gọi là “tiền quí”. Một quí ăn 60 đồng kẽm. Vậy năm tiền gián sẽ là 5 * 36 = 180 đồng kẽm, tương đương 3 đồng quí là : 3 * 60 = 180 đồng. Được thể Chiêu Hổ mới cợt nhả : Cho cả cành đa lẫn củ đa …
Thường ngày Xuân Hương có vẻ ngạo mạn xem bọn văn nhân đương thời là bất tài, ngu ngơ văn dốt vũ dát ma hay vỗ dáng :
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ.
Lại đây chị dạy cách làm thơ.
Vậy mà lần này bị Chiêu Hổ chơi cho một vố đau điếng. Hậm hực bỏ đi, nhưng cái tính ương ngạnh vài ngày sau nàng có thơ trêu chọc ngay:
Những bấy lâu nay luôn nhắn nhe.
Nhắn nhe toan những sự gùn ghè,
Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám,
Chưa dám cho nên phải rụt rè !
Là một anh chàng đáo để Chiêu Hổ tuôn ngay :
Hỡi hỡi cô nàng tớ bảo nhe,
Bảo nghe không được, gặp ông ghè .
Ông ghè chưa được, ông ghè mãi,
Ghè mãi rồi lâu cũng phải rè !
Vậy là ghè mãi … cũng phải rè ! Đúng là vỏ quýt dày có móng tay nhọn…
2) NÓI LÁI
Nói lái là một kiểu chơi chữ độc đáo, là nghệ thuật đặt bản chất thuần Việt mà Hồ Xuân hương là đại diện tiêu biểu nổi bật.
Trong nói lái, Chúng ta thường thấy có 3 cách :
a) Đổi âm sau giữ chữ đầu và thanh:
Ví dụ : Hòn chông là hòng chôn
b) Đổi toàn bộ trước ra sau :
Ví dụ : Cây súng là sung cấy
c) Đổi dấu thanh:
Ví dụ : Thụy Điển là Thủy điện
Trong 3 cách nói lái trên, người ta thường dùng cách (a) và (b) nhiều hơn cách (c) .
Về nói lái Xuân Hương là sư tổ ! Nói lái trong thơ Xuân Hương rất thâm thúy và cay độc, đọc lên ta thấy tục mà thanh dí dõm, độc đáo. Có lần lên chùa, thấy chùa vắng, cổng ngõ hờ hững Xuân Hương ngứa nghề :
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo.
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo.
( Chùa Quán Sứ)
Hay một hôm từ “ Cổ Nguyệt Đường “về thăm mẹ đi qua cánh đồng thấy trai gái đang tát nước vào ruộng, gặp lúc mùa hè nóng bức nàng xổ :
Đang cơn nắng cực chửa mưa hè.
Rủ chị em ra tát nước khe .
(Tát nước )
3) DÙNG TỪ, CHƠI CHỮ
Về nghệ thuật sử dụng từ ngữ, chơi chữ Thơ Hồ Xuân Hương như lát dao, lột tả rất sắc nét cái ngụ ý mà mình muốn nói, gián tiếp đả phá tầng lớp vua quan ăn chơi trác tráng qua bài thơ Vịnh cái quạt :
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dáng tựa ngàn xưa
Phành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hung khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phành phạch trong lòng đã sướng chưa ?
(Vịnh cái quạt)
Nghe qua, bọn đàn ông lòng mát rợi, cười híp cả mắt nhưng gẫm kỹ thì … đau nhói .
Ngày Xuân, tiết trời còn phơi phới giữa ngàn hoa nội cỏ. Chúng ta ngồi nhâm nhi uống rượu, đàm đạo cùng nhau mà nghe thơ Hồ Xuân Hương có lẽ sắc xuân cũng tươi hơn và trong lòng cũng nở hoa cười thầm tủm tỉm …
Nguyễn Ngọc Thơ
1)Theo tư liệu Trần Thanh Mại in trên tạp chí (Văn Học số 10 - Năm 1964) Hồ Xuân Hương là con ông Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1737 - 1786).
Dựa tư liệu Dương Quảng Hàm trong (Việt Nam giáo khoa thư - 1940) thì Hồ Xuân Hương là con ông Hồ Phi Diễn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
2)Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Triệu Luật, Trần Thanh Mại thì Chiêu Hổ là Phạm Đình Hổ (1768-1839) viết Vũ Trung Tùy Bút nhưng những nhà học giả khác chưa đồng ý quan điểm này.
Cái Ông bạn Ngọc Thơ nay ghê thiệt !
Trả lờiXóaBao giờ thong thả lên chơi nguyệt
Nhớ hái xin cho nắm lá đa !
Chú cuội ngồi gốc cây đa
Nửa đêm thanh vắng sờ đùi Hằng nga
Hằng nga chẳng nói chẳng la
Cuội ta được thể sờ ba bốn lần
Chú Cuội tẩn mẩn ,tần mần
Hằng nga tức quá : Cái thằng đần kia
Có thế mà mày đã mê
Lên cao tí nữa còn phê hơn nhiều.
@ Gởi CUỘI K8_ Rằm Tháng 03,Rồng Thăng !
XóaTA LÀ CUỘI
“Ừ, rồi !Thong thả lên chơi nguyệt
Cho cả cành đa lẫn củ đa…”
Giữa trời lồ lộ trăng nhân
Khuôn vàng hơ hớ trắng ngần thịt da
Bảo rằng Cung ấy : _ Hằng Nga !
Thả rơi yếm lụa …Cuội ta thẩn thờ…
Tần ngần Cuội cứ ngẩn ngơ
Đu đơ quên cả “làm thơ” rõ khờ !
Dưới trần mấy Bác ước mơ…
Phải chi thằng Cuội khù khờ …là TA ???
Sao Em không là Hằng Nga ,
Trả lờiXóaĐể Anh làm Chú Cuội ,
Suốt đời canh gốc Đa .
Em cứ là Hằng Nga ,
Để đêm khuya thanh vắng ,
Anh quyết " mần " chẳng tha ...
Nếu em là Hằng Nga.
Trả lờiXóaCòn anh thành chú Cuội,
Đời đời bên gốc đa .
Rủ trăng về bến đợi .
Chở tình lên thiết tha .
Vội làm chi cho dội...
“Mần yếu xìu” răng ra !
Cảm ơn QTBK đã đưa bức tranh”Thiếu nữ ngủ ngày “ của BXP thật ấn tượng !
Trả lờiXóaCam on QTBK , cam on Ngoc Tho .
Trả lờiXóaAnh em ta duoc dip thanh ,tuc lipbaga hahaha .
Cảm ơn Chị Nguyetpp đã chia sẻ !
XóaDạo này ,Chị và các cháu có khỏe không ? Chúc Chị luôn vui và ghé QTBK đều nhé cho đở nhớ Tây Sơn ! (Laughing !)
Cam on loi hoi tham cua Ngoc Tho , gd chi van khoe .ChNg cung xin chuc gd Tho vui khoe .Chao than men.
Trả lờiXóaChưa có phát hiện gì mới. Nhưng bài viết có điều nầy thú vị đây :
Trả lờiXóaNước nhà đầy biến loạn, dân tình cơ cực, vua quan bất tài, xu nịnh ... văn học sử trong giai đoạn này sản sinh nhiều nhà thơ kiệt xuất như Nguyễn Du, Ngọc Hân Công Chúa, Đoàn Thị Điểm ….
He he he ... dân tình cơ cực, vua quan bất tài, xu nịnh sẽ đẻ ra nhiều nhà thơ kiệt xuất !?!?!?
Cảm ơn anh Tú Gân ghé thăm HXH đang ngủ ngày như QTBK minh họa !
XóaBức tranh “Thiếu nữ ngủ ngày”,QTBK đăng minh hoa của họa sĩ BXP_lấy từ cảm hứng “TNNN” của HXH !”
Trả lờiXóaBùi Xuân Phái đã “CẢM” cái “ĐỘC” trong thơ giữa” thiếu nữ ngủ ngày “và “ngọn gió nồm đông” là một là nhất thể…
Xin gởi các bạn đọc chơi :
THIẾU NỮ NGỦ NGÀY
“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông.
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên nước chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở ,ở không xong .
Hồ Xuân Hương
trong bài "Vịnh cái quạt" từ "sâu sâu" có lẽ không đúng mà là "xâu xâu" nghĩa đen là những nan quạt có 1 lỗ để xâu chúng lại với nhau, tạo thành cái quạt.Tác giả nên xem lại.
Trả lờiXóaBạn Nặc Danh mến !
XóaCái bạn chỉ ra thật chính xác !Đúng là “xâu xâu”trong “VỊNH CÁI QUẠT” là một cái lỗ…theo nghĩa đen như bạn đã nêu…
Còn “sâu sâu”là cái lỗ… theo nghĩa bóng mình cố tạo kẻ hở …(ngụ ý cừ chơi) . Dzậy mà bạn thật tinh ý !
Sao không cho biết “quý danh” mà phải là ND .! Cảm ơn bạn nhé !
@ Gởi bạn Nặc Danh mến !
Trả lờiXóaHôn nay rảnh, Mình trao đổi VUI với Bạn về vế so sánh hai từ ghép”Xâu Xâu/sâu sâu”, để nói lên “cái hay ,cái độc “ trong bài thơ”VỊNH CÁI QUẠT” của HXH !
Đó chính là những từ “đồng âm khác nghĩa”được hoán đổi vị trí cho nhau tạo hình tượng so sánh,làm nổi bật cách” dùng từ , chơi chữ “ - “độc nhất vô nhị”trong thơ HXH. Nên người đời phong tặng là BÀ CHÚA THƠ NÔM !Và mình cũng cố tình “thay đổi” vị trí “ nó” để bạn đọc chú ý…
Ta thử phân tích xem :
_“Xâu xâu” (động từ) : là từ thuộc NGHĨA ĐEN(trong Vịnh cái quạt)_ Là vật có thể nhìn thấy bằng cách gắn kết lại như :( những cây nan có dùi lỗ xâu vào nhau hay một xâu tiền xưa có lỗ giữa xâu lai để cất giữ…).Là từ diễn tả hình tượng vật “nổi” ta thấy rõ được hình thể nó…
_Còn “Sâu Sâu”(tính từ) : là từ thuộc NGHĨA BÓNG. Liên tưởng một vật “chìm” sâu ,trống rỗng như : (cái giếng sâu, cái lỗ…sâu). Cái thâm thúy trong thơ HXH chính là ở “NGHĨA BÓNG” và nét “độc đáo “ trong thơ HXH cũng ở đây !
Và thử tìm hiểu qua ngữ âm :
_”xâu xâu/ sâu sâu” được phát âm là “SỜ…ÂU là SÂU”,không phân biệt là s nặng hay x nhẹ . Vì khi đọc lên , ngâm lên có ai nhận ra là S hay X (?)(liên tưởng)
Thời HXH, nhất là phụ nữ có được bao người học hành đến nơi, đến chốn …Nên đọc thơ, ngâm vịnh thường dành cho giới quý tộc,quyền quý còn đa phần là nghe lóm qua “truyền miệng” rồi lan xa !
Nếu “Vịnh cái quạt”lại được “diễn ngâm “ qua giọng thỏ thẻ của HXH tài hoa ,có duyên lại thêm chút lẳng có phải “GIỚI MÀY RÂU”chết mê mệt( ?). Chính vì vậy,”nghệ thuật dùng từ, chơi chữ” trong thơ HXH đã khẳng định tên tuổi của Bà vậy !
@ nguyen ngoc tho:
Xóa1./ Đã hồi hương hôm qua. Vẫn còn nhớ buổi sơ ngộ với nguyen ngoc tho hôm nọ, khi mà tho phải vượt hằng mấy chục cs khói bụi trong đêm để "hồi gia".
2./ Đã nghe "Nặc danh Apr 7" trao đổi về SÂU và XÂU, giờ mới được coi ở đây.
3./ "Phiếm" luận thêm một chút về tự loại của S và X; theo thứ tự là "nặng" và "nhẹ", là tính tự, không giúp nẫu hình dung rõ bằng S "chim" và X "bướm" (danh tự). S giúng con chim và X giúng con bướm, 2 con đều là động vật, rất cụ thể và rất hình tượng!
@Anh Bửu Châu mến !
Trả lờiXóaEm rất vui khi biết Anh đã về QN bình an ! Dzậy mà còn “khỏe” còm động dziên và bổ sung rất chí lý !
Anh dùng hình tượng “động vật” (danh từ) so sánh thật dễ nhớ, cái mà em hay lẫn lộn giữa “XÌ” và “SỜ” , cái nào nặng ,cái nào nhẹ…
Rất cảm ơn Anh đã chỉ “mẹo” ấy ! Chúc Anh và chị Kim Đức luôn vui –khỏe và đáo để như “KHÓI THUỐC “ …quyện vào nhau không rời !