Người xưa có câu “Tam thập niên vi nhất, thương hải biến vi tang điền” – Cứ ba
mươi năm một lần, biển xanh hóa thành ruộng dâu, ruộng dâu hóa thành biển xanh. Trải qua một kiếp nhân sinh,
con người ít nhất phải có một lần chứng kiến sự thay đổi của chung quanh, như
Tú Xương đã từng giật mình, nghe tiếng ếch kêu mà tưởng đó là tiếng gọi đò:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi
đò.
(Sông Lấp – Trần Tế Xương)
Biến đổi biển xanh hóa thành nương dâu không hẳn là ba mươi năm hay bốn
mươi năm có được một lần. Bất quá nó hình tượng hóa sự thường xuyên có việc
thay đổi chung quanh là do biến động của thiên nhiên, và không loại trừ là do
bàn tay của con người tác động vào. Như ở Bình Định bấy lâu truyền rằng do vua
Thái Đức Nguyễn Nhạc bị ông Thầy Địa lý người Tàu mê hoặc, đã cho thay đổi dòng
chảy của sông Côn và phụ lưu của nó: