Các
bạn mến,
Ở
thời đại phải tranh nhau để sống, lẽ hẳn nhiên Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì
nhiều, từng việc làm của mình ai cũng phải toan phải tính để mong có được miếng
cơm. Nhưng ở đời đâu phải mọi toan tính đều đem đến cho ta niềm vui trong cuộc
sống. Cánh cửa cuộc đời không bao giờ rộng
mở cho những kẻ không sống bằng trái tim. Mình đọc được điều này ở một câu
chuyện trên internet, mình muốn chia sẻ nó với các bạn. C âu chuyện của một tài xế taxi sống bằng trái tim đã đem đến niềm vui cho người, và cho chính anh ta.
Cùng
đọc với mình nha các bạn của tôi
vienthong702 (khóa
lớp 1971 – 1978)
Trung Học Quang Trung Bình
Khê
MỘT CHUYẾN XE
Tôi
là một tài xế taxi. Không nhiều tài xế nhận làm việc ca đêm. Riêng tôi, vì cuộc
hôn nhân mới tan vỡ với Rachael nên tôi đồng ý. Và vị khách của đêm cuối năm ấy
để lại trong tôi một ấn tượng đặc biệt.
Tôi
nhận được lời nhắn vào lúc 2:30 sáng. Tôi dừng xe, xung quanh vẫn tối đen, chỉ
trừ ánh đèn hắt ra từ một cửa sổ nhỏ ở tầng trệt. Bình thường, cũng như mọi tài
xế taxi khác, tôi chỉ bấm còi một hai lần, đợi một chút, nếu vẫn chưa thấy
khách ra thì lái xe đi. Nhưng không hiểu tại sao lần này, tôi lại ra khỏi xe, bước
lên bậc tam cấp. Không khéo người ta cần mình giúp, tôi nghĩ vậy và gõ cửa.
-
" Xin chờ một phút" – một giọng nói run rẩy cất lên. Sau một lát yên
lặng, cửa mở. Một bà cụ nhỏ bé đứng trước mặt tôi, mặc một chiếc váy hoa, đội
mũ nhỏ có mạng che mặt. Chiếc valy nhỏ đặt dưới chân.
Căn
phòng phía sau lưng cụ trông như không có ai ở đã nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều
được phủ ga trắng.
-
"Cậu mang đồ ra xe giúp tôi được không?" - bà cụ hỏi. Một tay tôi nhấc
chiếc valy lên, nó còn nhẹ bẫng, còn tay kia thì khuỳnh ra cho bà cụ vịn. Chúng
tôi đi rất chậm ra xe.
-
"Cậu tốt quá!", bà cụ nói nhẹ nhàng mắt không nhìn vào tôi, tựa như
đang nói với một ai khác.
Khi
chúng tôi vào xe, bà đưa cho tôi địa chỉ cần tới và nói:
-
"Cậu có thể đi xuyên qua khu chợ cũ được không?"
-
"Nhưng đó không phải là đường ngắn nhất, cụ ạ!"
-
"Tôi không vội mà!". Ngừng lại một lát, bà nói tiếp:" Tôi đang đến
viện dưỡng lão!"
Mắt
bà long lanh: "Thế cũng tốt! Đằng nào thì bác sĩ cũng nói rằng tôi không
còn sống được bao lâu nữa."
Tôi
tắt đồng hồ đo cây số và hỏi: "Đầu tiên cụ muốn cháu đưa đi đâu?"
Hai
tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố. Bà cụ chỉ cho tôi tòa
nhà bà từng làm việc, khu chung cư vợ chồng bà đã thuê khi họ mới cưới. Bà bảo
tôi dừng lại trước một cửa hàng nội thất nơi trước đây là sàn nhảy, bà vẫn đến
khiêu vũ khi còn thiếu nữ. Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm qua một tòa nhà hay
một góc phố đặc-biệt-nào-đó dừng lại trong bóng tối và im lặng.
Khi
những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện phía chân trời, bà cụ đột nhiên nói
"Tôi mệt rồi, chúng ta đi thôi."
Chúng
tôi tới địa chỉ mà bà cụ đưa cho tôi mà không nói thêm câu nào. Đó là một viện
điều dưỡng dành cho những người già không nơi nương tựa. Hai người hộ lý và một
chiếc xe lăn đã chờ sẵn ngoài cổng. Bà cụ dừng bước, vừa rút ví ra, vừa hỏi
tôi, dịu dàng:
-
"Tôi phải trả cậu bao nhiêu?"
-
"Không gì cả, cụ ạ!" - Tôi nói
-
"Cậu cũng phải kiếm sống mà" - Bà cụ hỏi, giọng vẫn dịu dàng, tuyệt
nhiên không có chút ngạc nhiên nào.
-
"Sẽ còn những hành khách khác mà cụ" - Tôi trả lời.
Bất
giác, tôi cúi xuống ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt tôi.
-
"Cậu đã cho tôi rất nhiều" - Bà cụ nói - " Cám ơn cậu".
Tôi
siết nhẹ tay bà cụ rồi quay ra. Trời vẫn còn mờ tối. Sau lưng tôi, cánh cửa viện
điều dưỡng đã đóng lại. Đó cũng là âm thanh khép lại một cuộc đời.
Cả
ngày hôm đó tôi không đón thêm một hành khách nào nữa, tôi lái xe đi lang
thang, đắm chìm trong suy nghĩ, rồi băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bà
cụ gặp một tài xế dữ dằn, hoặc đang nóng vội trên chuyến xe cuối cùng? Điều gì
sẽ xảy ra nếu tôi bóp còi rồi bỏ đi hoặc từ chối tuyến đường đặc biệt của bà cụ?
Và bất giác tôi cảm thấy mình hạnh phúc xiết bao... ít ra tôi hiểu rằng sự cô đơn
trong trái tim của một người từng bất hạnh như tôi vẫn còn rất nhiều yêu thương,
và vì thế mọi cánh cửa vẫn chưa hề khép lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét