Trong
truyền thuyết có một loài chim, tên gọi “Chim táo gai”. Cả đời nó chỉ hát một
lần, ngay sau khi rời tổ loài chim ấy đi tìm cây táo có gai, tìm mãi thì nguyện
vọng được thỏa mãn; nó lao vào cây gai dài và nhọn nhất xuyên thủng qua thân
mình, sau đó cất tiếng hót vút cao quên cả nỗi đau của bản thân, hát ca thỏa
thích. Tiếng hót ấy thánh thót hơn cả tiếng hót của chim dạ oanh và vân tước!
Đây là khúc ca tuyệt vời chẳng gì sánh được, tiếng hót tuyệt vời đánh đổi bằng
cả mạng sống. Cả đất trời yên lặng để lắng nghe, ngay cả thượng đế trên trời
cũng mỉm cười! Đây là một đoạn văn đề ở đầu quyển tiểu thuyết “Chim hót trong
bụi táo gai” của nữ văn sĩ người Australia Colleen Mc Cullough. Truyền thuyết
đẹp và đau thương như thế để tâm hồn con người rung động mãi mãi! Cả cuộc đời
chỉ hát ca một lần, cho dù chấp nhận đau đớn thể xác và tinh thần là cái giá
phải trả!
“Chim
táo gai” cũng gọi là “Chim gai”, nghe nói có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thân hình nhỏ
nhắn xinh xắn, lông như ngọn lửa bùng cháy, có thói quen kiếm ăn trong trong
bụi táo chua có gai. Tôi không có cách gì tưởng tượng ra dáng vẻ của “Chim táo
gai” nhưng chỉ dựa theo truyền thuyết cũng có thể để cho con người cảm thấy đây
là loài chim đẹp nhất thế gian.
Tôi
còn nghe nói có một giống chim khác tên là “Chim gào trong giá lạnh”.Trong lúc
con trống con mái kết đôi, con mái vì sinh đẻ mà mất khả năng bay lượn, chim
trống cõng chim mái trên lưng, dùng đôi cánh của mình chở vợ hiền đi tìm quê
hương lý tưởng. Chúng nó bay ôi chao! bay lượn qua trăm sông nghìn núi, mãi đến
khi tìm được cái tổ yêu quý vừa lòng, chúng nó tạm dừng và đã có đời sau. Nhưng
lúc này chim trống vì quá mệt mỏi mà chết đi. Chim mái không tin chim trống có
thể từ đây mà ly biệt, nó ở bên mình chim trống gào khóc đau đớn, kêu gọi bi
thiết cả ngày lẫn đêm. Không biết bạn có nghe tiếng thét gào của con “Chim gào
trong giá lạnh” hay không, dù đó là tiếng kêu chân thực thì tôi cũng nghe như
thế thôi!
“Bốn
khung thêu dệt, đôi uyên ương chỉ muốn cùng bay, đáng thương chưa già đầu đã
bạc. Sóng xanh cỏ biếc, chốn thâm sâu sáng rét, áo đỏ tắm cùng nhau”. Từ của
bài thơ Vô Danh Thị này là nói về tình cảm giữa Anh Cô với Lão Ngoan Đồng -nhân
vật của Kim Dung, tình cảm của Nhất Đăng đại sư vướng vào sợi chỉ chính, để cho
người ta xem qua không quên. Trong buổi sáng lạnh giá, ở nơi thâm sâu sóng xanh
cỏ biếc, gắn bó dựa vào nhau, đã là thèm muốn rất người, huống hồ mãi là bên
nhau, bay lượn cùng nhau! Chớ trách người xưa có câu: “Chỉ muốn làm đôi uyên
ương chẳng muốn làm thần tiên”. Nhưng uyên ương cuối cùng vẫn thành đôi thành
cặp là chân thực còn ái tình một dạ lại là giả. Họ luôn luôn thay đổi chồng vợ,
thậm chí trong vòng một ngày, đối tượng bạn tình cũng có thể thay đổi nhiều lần
nói gì đến chuyện bạch đầu giai lão! Dù như tóc trên đầu của họ chưa già đã bạc
thì chỉ là hiện tượng bên ngoài mà thôi.
Bình
thường có thể gặp con chim đẹp nhất, đại khái có lẽ là chim vành khuyên. Nó
sinh ra thì có bộ lông sáng đẹp, tiếng hát tuyệt vời, vì thế có người chẳng hề
tiếc của dùng vàng ròng làm cái lồng để nuôi dưỡng nó, tôi lại cứ cảm thấy màu
lông đó của nó là sở trường lấy lòng người dùng đến, tiếng hót cũng là thứ nịnh
bợ.
Đạo
diễn Trương Nghệ Mưu Trung Quốc khi quay bộ phim tuyên truyền cổ động cho Olympic Bắc Kinh, lúc đầu đã từng có cảnh
những cụ già xách lồng chim đi dạo ở công viên thành phố, về sau tự nhiên xóa
bớt cảnh này. Ở Trung Quốc người ta xem cảnh này không nghi ngờ gì cả là hài
hòa, khoan thai, là tượng trưng cho hạnh phúc cuối đời của những người cao
tuổi. Người phương Tây lại có cách hiểu khác, việc đó là ngược đãi động vật.
Chim muông là sứ giả của bầu trời, sinh mệnh của chim thuộc về trời xanh, tâm
hồn của chim thuộc về trời cao bao la. Từ đó xem ra con chim đẹp nhất không hẳn
là hình thức bên ngoài, chẳng phải là chim uyên ương, cũng chẳng phải là chim
vành khuyên mà là dùng cái tinh nhạy của tâm hồn và tính mệnh để ca hát, cho dù
cả đời chỉ hát duy nhất một lần, cho dù vì chí tình chí ái mà kêu khóc buồn
thảm trong gió lạnh...
Dịch từ Thanh Niên Bác Lãm
Thùy Linh - Khóa Lớp 72 - 79
Trung Học Quang Trung Bình Khê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét