Sáng
ngày 11.8.2005, trên đường trở về nhà Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, sau khi ngồi
uống cà phê từ một quán bụi tại Gò Vấp. Nhà văn Sơn Nam đã bị tai nạn xe gắn
máy chỗ ngã ba đường Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng. Bể xương chậu, xương khớp
bàn chân phía bên trái.
Hiệp
sĩ không rửa gươm mà gác kiếm, đành nằm một chỗ trên giường bệnh. Ba năm sau
lâm bệnh nặng, nhà văn đã lìa đời ngày 13.8.2008 tại bệnh viện nhân dân Gia Định.
Lăng mộ ông được an táng hoành tráng tại đường nghệ sĩ, khu danh nhân nghĩa
trang công viên Bình Dương huyện Bến Cát. Đường phố vắng bóng một văn nhân trìu
mến.
Tự đưa lối, tự đưa đường
Lại tìm những chốn đoạn trường
mà đi
Lúc
sanh thời, cuối thu năm 1995 trong giới anh em văn nghệ sĩ nhiều thế hệ xôn xao
:
-
Nhà văn Sơn Nam bỏ nhà đi bụi…
Chốn
ở không thiếu, vì từ khi trên đài truyền hình đưa tin có rất nhiều đồng nghiệp,
bạn bè, kễ cả lắm đại gia nhà cao cửa rộng, lầu son gác tía, tìm kiếm chào mời
về ở với họ. Nhưng thật ra, đâu sẽ là nơi xuề xòa độc lập, đồng điệu, đồng cảm
trong những tháng ngày nương thân của người đã có tuổi tác, có quán tánh và
sinh hoạt đặc thù… Đới với Sơn Nam không gì bằng nhà trọ, cơm đường cháo quán.
Ly cà phê điếu thuốc đen… hè phố “Thoát trần một cõi thiên nhiên”.
Ông
lại đến những nơi dành cho thợ hồ, thợ mộc, thợ gò hàn, sửa xe gắn máy … Đến
các cô gái hành nghề massage, bán bia, cà phê, vé số… đã ở lâu, hoặc mới dọn đến
dọn đi để tìm nơi nương náu.
Loại
nhà này khá phổ biến ở ngoại thành. Nó được cất lên bằng vật liệu thô sơ, mái
tole vách ván, buồng ngăn bằng tấm bạc ni lông sơ sịa. Nó ngột ngạt rất nhiều
phòng nhiều tầng gác cao liền một dãy, hoặc lom com dồn sát bên nhau chung một
cụm, chung một đường về lối đi vừa lách đủ tấm thân, ẩn khuất trong xó kẹt.
Ngoài mặt tiền đắt giá chỉ dành cho kẻ thuê làm mọi dịch vụ và buôn bán.
Tuy
khác nhau về giá thuê rộng hẹp, trên gác dưới trệt. Nhưng mọi kẻ đến gửi thân
“chung một lứa”. Đại khái đều giống nhau, đến cữ phải đóng đủ tiền nhà, tiền điện,
tiền nước… Nhất nhất phải tuân thủ lệnh chủ nhà, chủ đất. Khai tạm trú tạm vắng,
không lân la vào nhà chủ, không sờ mó đến hoa kiểng, gia súc và còn lụy theo
lúc buồn vui thời giá của họ.
Từng
gởi thân nhà trọ, mới diễm phúc chiêm nghiệm lắm điều. Tất cả mọi thành phần,
nghề nghiệp, bằng cấp trí thức dân dã đều bình đẳng. Nơm nớp mối lo chung, sòng
phẳng mọi khoản tiền lớn nhỏ mới yên thân. Từ đó mọi gái trai trẻ già ở bên
nhau càng thú vị, thân thiện, tối lửa tắt đèn có nhau mọi hoàn cảnh.
Ông
thầy soạn giáo án, sinh viên dùi mài kinh sử trong cảnh chan chát sắt búa đập
vào tole thiếc. Tiếng ì xèo xì xẹt khói lửa nồng nặc của thợ gò hàn. Ông nhà
văn lặng lòng thót tim sáng tác trong tiếng rồ ga nổ máy khắc nghiệt đâm thủng
vào đầu bởi thợ sửa các loại xe máy. Chưa hết, còn có tiếng chửi trần tục, tiếng
cười xàm sỡ, tiếng nhạc xập xình sát cửa, sát vách bất luận giờ giấc nào… Chốn
địa ngục trần gian nhà trọ còn là một cái lò trui rèn sắt thép. Quỵ xuống hay
là vươn lên chính là cái tư đức của chí nhân.
Nhà
văn Sơn Nam đã có trên mười năm sống và làm việc trong cái lò đó. Những bài viết,
tác phẩm sách báo của ông đều “mẹ tròn con vuông” ra đời. Ngày 10.4.2003, lúc
đang ở nhà trọ ông là nhà văn đầu tiên ở nước ta được nhà xuất bản Trẻ mua trọn
bản quyền hơn 50 đầu sách viết từ năm 1947 đến cuối đời.
NƠI ĂN
-
Sống với chúng tôi, hàng tháng ông có tới hai mươi ngày, được các quan chức, đại
gia, người đẹp ái mộ … đến nhà mời đi chiêu đãi ăn uống trọng thể, thịnh soạn ở
các nhà hàng khách sạn cao cấp. Ông chỉ nhận lời tới các nơi đó tham dự, khi họ
tổ chức có đông đủ, các nhà nghiên cứu văn hóa, sinh viên học sinh các trường đại
học, khách nước ngoài. Họ cần ông đến để thuyết minh, tham luận… về các đề tài
văn hóa cụ thể như “Văn hóa ẩm thực cung đình và dân gian – các món ăn đặc sản
Nam Bộ – các món ăn ngày tết, ăn chay…” Còn chuyện ăn uống hưởng thụ vui chơi
cho sang trọng thể diện, ông từ chối một cách dứt khoát.
Khi
vào nhà hàng, quán tiệm đều được họ trịnh trọng trình xem bảng thực đơn đa dạng
món ngon vật lạ để chào mời, khách chọn ăn uống tùy sở thích. Nhưng tất cả những
nơi đó không hề bao giờ có “món cơm bụi” chính là món ruột của nhà văn Sơn Nam.
Tệ hơn, lúc làm việc xong cùng các víp, sắp đến giờ yến tiệc rượu tây dọn ra để
đãi khách quý. Xoay qua, xoay lại thôi rồi ! Ông Sơn Nam đâu mất tiêu.
Thì
ra nhà văn chúng ta đã lặng lẽ, lẻn ra cửa sau, đi bộ lúc thì đi xe ôm quay về
chốn cũ, ấy là góc chợ, đường hẻm sâu hun hút… có dân lao động nghèo ở Gò Vấp.
Đã từng sống bên nhau, quen hơi quen mặt, đầy ắp câu nói tiếng cười… Cùng họ ngồi
bệt dưới đất, chỉ mặc cái quần đùi ở trần cho mát ăn cơm bụi, ngồi quán vỉa hè
uống bia bình dân hợp túi tiền, hàn huyên tâm sự vạn vốn sống trên cõi đời. Ông
nói ! Việc ăn uống còn cốt là ở cái tâm và không khí bữa ăn, phải gặp đủ mặt bạn
bè, bao kẻ thân thương… Theo ông, gia vị niêm nếm cho bữa ăn uống được thật
ngon nào cho bằng “ba nhiên” hồn nhiên – tự nhiên – thiên nhiên.
Hương
hoa ẩm thực tự nhiên tâm.
Ăn
cơm ông thèm món khô cá sặc nướng xé nhỏ, ăn với xoài xanh bằm chấm với nước mắm
me. Món cơm nguội, món bún ăn với mắm sống cá linh. Mắm tép Gò Công trộn với đu
đủ y như sở thích cụ Vương Hồng Sển lúc sanh thời. Ông chỉ cầm bút bằng tay phải
còn cầm đũa và mọi sinh hoạt khác đều thuận tay trái, không ghiền rượu, chỉ
thích uống “bia bè bạn, bia ngắm” lai rai, chỉ ngưng hút thuốc lá khi ngủ.
GIẤC NGỦ
Bút mực đêm năm canh
Ngày lim dim đôi mắt
Trẻ
thơ vui đùa nô nức, hoặc khóc la giận dữ, xong lăn ra nằm ngủ vùi. Người lớn tuổi
hiếm có được những giấc ngủ vàng ngọc, vô tư hạnh phúc đó. Các tay sáng tác
trên mọi lãnh vực thức trắng đêm. Ngày ngày lại đi thực tế giao tế khắp đó cùng
đây. Nhà văn Sơn Nam còn có lắm tâm tư, nỗi niềm cá biệt. Lúc đi ngoài đường,
khi vào tiệm, nhà bạn bè, bất chợt ông có những giấc ngủ cô đơn khát khao, trĩu
nặng trên khuôn mặt già nua khắc khoải. Hai mí mắt ông khép lại. Ông đang ngủ
hay đang mộng du vào thế giới nội tâm tư hữu của đời ta. Chỉ có ông mới hiểu
ông.
*
Ông
rất dễ bị quần chúng lôi kéo, Bấy giờ tuổi đã lên “chức cố” mà gót chân lãng tử
vẫn náo nức như thưở nào. Đêm đêm cặm cụi chắt chiu từng chữ, ngày ngày không
mái ấm sum vầy. Ai ai mến mộ rũ rê du sơn ngoạn thủy cùng khắp đó đây, còn gì
thích thú cho bằng, lại gặt hái được nhiều chi tiết đa dạng đặc thù trong thiên
hạ khắp nẻo đường văn.
Tâm
tư gò bó, cảnh sống nhà trọ chật hẹp, chen chúc huyên náo ở hẻm cùng, phố tận.
Con chim được sổ lồng bay ra ngoại thành nhân hòa địa lợi. Nhà rộng sân vườn
khoáng đạt.
Chao
ôi ! Một giấc ngủ nhạy cảm, hoa mỹ, chẳng là niệm gấm, giường sang… thân già
trên ghế xích đu cứng như đá chiều dài chưa đầy một thước. Chữ nghĩa nằm trong
trang sách có khuôn khổ, còn văn nhân nằm ngoài đời tuy đã co rúm tay chân còn lòi ra trang bìa lượm thượm. Mấy ai thấu hiểu, bút pháp đời văn tạm thu
hình đôi ba bước để vươn tới nhiều bước dài hơn trên trang sách khôn cùng.
Quanh
năm, chúng tôi thường có đi nhiều lễ hội ở ngoại thành bằng xe gắn máy. Sáng khởi
hành từ Gò Vấp TP. HCM, đến nơi 10 giờ. Đình miếu bắt đầu khai hội. Thường là
các đình Thần ở Lái Thiêu – Thủ Đức… Chúng tôi lễ bái cúng Thần ăn uống hưởng lộc
xong quay về giữa trưa. Đường làng, vườn cây trái xanh mát, sông nước mây bay,
gió thoảng thơ mộng hữu tình.
Rành
lãng tử. Tôi dặn Sơn Nam ngồi đàng sau sát vô lưng tôi thật nghiêm túc. Hai đầu
gối tỳ chặt vào hai bên yêng xe, hai bàn chân gát đúng vị trí. Bốn ngón hai bàn
tay thọc sâu, bấu vào giữa lưng quần, còn hai ngón cái kẹp thật chặt bên ngoài
dây nịt. Ráng nhịn, không hút thuốc lá. Vẫn cứ nói chuyện và liếc dọc ngang
bóng hồng tà áo tung tăng một cách bình thường.
Thế
nhưng, xe chạy êm ả đang “an cư lạc nghiệp” vừa được nữa đoạn đường dài. Cớ sao
bỗng dưng chao đảo, tay lái tôi rung mạnh. Phần thì có dấu hiệu “cái đài” phía
sau đã tắt. Nghi ngờ, giảm tốc độ tôi chạy chậm lại nép vào vườn cây lề đường,
quay ra sau
Thôi
rồi ! Đầu ông Sơn Nam gục gục lên xuống, ông đang lạc vào giấc ngủ mây bay, gió
lướt như tiên trong tư thế còn biết sợ chết. Hai bàn tay vẫn ghì chặt vào lưng
xe.
Xe
ngừng hẳn, ông dụi mắt tỉnh giấc ngủ hỏi :
- Về tới nhà rồi hả ?
- Cha ơi ! Nhà đâu mà tới. Tới nghĩa địa thì
có ! Tôi trả lời.
Cười
huề ! Ông liền sờ tay lên túi áo trên xem cái bao thơ tiền bồi dưỡng còn hay đã
bay mất. Bước ra khỏi xe thư giãn giây lát liền đốt thuốc lá rít một hơi dài,
đang thèm nặng. Chúng tôi tiếp tục về nhà trong cảnh giác. Tác phẩm, tác giả,
cá tánh, danh nhân như hình với bóng. Đều lưu luyến nhắc nhở hoài, sống mãi bên
ta.
ĐÀO TĂNG
(Bài và ảnh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét