Hoài
Thanh đã từng nói : “Thích một bài thơ là thích một con người đồng điệu”. Tôi
tìm đến thơ là tìm đến tri âm chia sẻ. Còn với truyện ngắn hầu như mang tính
khách quan mà người viết muốn gởi lại chúng ta ý nghĩa cuộc đời đằng sau mỗi số
phận một nhân vật nào đó theo từng câu chuyện kể. Tập truyện NHỮNG KẺ TỰ PHONG
(NXB Thanh niên, 2011) của Trần Minh Nguyệt cũng thêm vào những tiếng nói chung
cần được sẻ chia giữa tình người với nhau trong xã hội.
Với
20 truyện ngắn trong Những kẻ tự phong đã làm nên một nét riêng Trần Minh Nguyệt.
Và tôi có thể khẳng định được điều đó thông qua những câu chuyện rất đời thường,
ấm áp yêu thương của chị. Những con người dù gánh trên vai mình số phận có khác
nhau trên bước đường chông chênh lúc tưởng như vấp ngã, nhưng cố gắng đứng lên
bằng đôi chân chính mình để tồn tại với cuộc sống đáng yêu biết chừng nào!
Tác giả chưa đi sâu khai thác đề tài lớn như những nhà văn chuyên nghiệp, hầu hết mỗi tác phẩm cũng ít nhiều đề cập đến một khía cạnh nào đó đan xen trong cuộc sống để làm nên tính cách nhân vật. Với “Trôi theo dòng đời” và “Mẹ ơi, cho con xin lỗi”, ta không thể ruồng bỏ mặc các cô gái bé bỏng dại khờ ở tuổi mới lớn đã bị cám dỗ của xã hội, đẩy đưa lôi cuốn như Lam (trong Mẹ ơi, cho con xin lỗi) rồi thả mình theo bản năng ham muốn khoái cảm buông thả của con người. Hay của một Hiền (trong Trôi theo dòng đời) bồng bột chạy theo ái tình, để rồi đón lấy hậu quả đau buồn bơ vơ, thì tấm lòng bao dung và bàn tay yêu thương rộng mở của người thân đưa họ trở về với vẻ đẹp nhân cách làm người. Trong “Giá như ngày ấy” là những trăn trở của ông Sơn nuối tiếc: “Ông thèm được nghe tiếng chuyện trò của người thân, thèm nghe tiếng gọi ba ơi của lũ trẻ” khi tuổi đã về già cô độc đã muộn rồi. Cũng là đề tài viết về những đứa trẻ trong gia đình như “Giọt máu”, “Mơ ước một mùa xuân” và “Chị em bé Trúc” là cái nhìn thân thương của chị dành cho tuổi thơ luôn được nâng niu chăm chút từ những người lớn trong gia đình. Và cách lí giải giữa mất và còn ảnh hưởng đến nhận thức của lớp người xưa, như nhân vật bà nội Mai hoài nghi cả tin khi đứa con trai mình đã mất rồi đổ lỗi và không dám nhận Mai là cháu, vì bà tin rằng cô là khắc tinh của cha mẹ, nên cha mẹ cô mới chết cả chỉ trong vòng sáu tháng … Bà nội còn quyền rủa sao mày không chết theo cha mẹ mày cho rảnh nợ! Nên Mai đã hoài nghi chính mình là duyên mệnh xa xôi, cô nào có lỗi trong “Ngoài kia trời đã sáng” ở phần đầu câu chuyện. Nhưng đến cuối câu chuyện, Trần Minh Nguyệt đã để cho nhân vật Mai che chở bào thai không hợp lệ về mặt pháp lí, là cuộc tình non nớt cả tin của Quyên đã nói lên được giá trị nhân văn sâu sắc trong tác phẩm, nhưng cách giải quyết của tác giả cũng là mặt hạn chế khi Quyên còn đang đi học và chưa có sự nghiệp trong tay!
Tác giả chưa đi sâu khai thác đề tài lớn như những nhà văn chuyên nghiệp, hầu hết mỗi tác phẩm cũng ít nhiều đề cập đến một khía cạnh nào đó đan xen trong cuộc sống để làm nên tính cách nhân vật. Với “Trôi theo dòng đời” và “Mẹ ơi, cho con xin lỗi”, ta không thể ruồng bỏ mặc các cô gái bé bỏng dại khờ ở tuổi mới lớn đã bị cám dỗ của xã hội, đẩy đưa lôi cuốn như Lam (trong Mẹ ơi, cho con xin lỗi) rồi thả mình theo bản năng ham muốn khoái cảm buông thả của con người. Hay của một Hiền (trong Trôi theo dòng đời) bồng bột chạy theo ái tình, để rồi đón lấy hậu quả đau buồn bơ vơ, thì tấm lòng bao dung và bàn tay yêu thương rộng mở của người thân đưa họ trở về với vẻ đẹp nhân cách làm người. Trong “Giá như ngày ấy” là những trăn trở của ông Sơn nuối tiếc: “Ông thèm được nghe tiếng chuyện trò của người thân, thèm nghe tiếng gọi ba ơi của lũ trẻ” khi tuổi đã về già cô độc đã muộn rồi. Cũng là đề tài viết về những đứa trẻ trong gia đình như “Giọt máu”, “Mơ ước một mùa xuân” và “Chị em bé Trúc” là cái nhìn thân thương của chị dành cho tuổi thơ luôn được nâng niu chăm chút từ những người lớn trong gia đình. Và cách lí giải giữa mất và còn ảnh hưởng đến nhận thức của lớp người xưa, như nhân vật bà nội Mai hoài nghi cả tin khi đứa con trai mình đã mất rồi đổ lỗi và không dám nhận Mai là cháu, vì bà tin rằng cô là khắc tinh của cha mẹ, nên cha mẹ cô mới chết cả chỉ trong vòng sáu tháng … Bà nội còn quyền rủa sao mày không chết theo cha mẹ mày cho rảnh nợ! Nên Mai đã hoài nghi chính mình là duyên mệnh xa xôi, cô nào có lỗi trong “Ngoài kia trời đã sáng” ở phần đầu câu chuyện. Nhưng đến cuối câu chuyện, Trần Minh Nguyệt đã để cho nhân vật Mai che chở bào thai không hợp lệ về mặt pháp lí, là cuộc tình non nớt cả tin của Quyên đã nói lên được giá trị nhân văn sâu sắc trong tác phẩm, nhưng cách giải quyết của tác giả cũng là mặt hạn chế khi Quyên còn đang đi học và chưa có sự nghiệp trong tay!
Hai
kết cấu của truyện “Thì thầm với mình trong đêm” và “Nhật kí một đời người” được
viết theo cảm hứng tư tưởng tác phẩm gần với dòng hồi kí ghi chép cảm xúc tâm
trạng nhân vật buồn nhiều hơn vui, pha lẫn những đắng cay phiền muộn đến cuối
câu chuyện mới mở ra cảm xúc yêu thương sẻ chia trong tiếng nấc nghẹn ngào của
ông Ninh: “Nga ơi! Em hãy tha thứ cho anh!...” (Nhật kí một đời người) rồi được
nhắc nhở “Em hãy yêu lấy bản thân mình trước khi yêu những gì khác, phải sống
vui ở hiện tại thì tương lai sẽ tốt đẹp” (Thì thầm với mình trong đêm). Và nếu
như Trần Minh Nguyệt để cho nhân vật mình say với hai câu “Lúc tỉnh rượu lúc
tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Nguyễn Du) thì hay hơn nữa!
“Tuần
lễ một đời người”, “Làng những người độc thân” cũng như “ Những kẻ tự phong” mới
chính là phong cách của Trần Minh Nguyệt mang tính sáng tạo góp phần làm nên diện
mạo theo mô típ riêng của nhà văn. Có lẽ “Tuần lễ một đời người” là những suy
tư bị tác động từ những yếu tố khách quan mà nhân vật cô giáo trăn trở theo
trình tự từ Thứ hai trong không khí sôi nổi của lớp học cho “Tôi thả hồn mơ mộng
trong suốt con đường về nhà”. Thứ ba tiếp nối đáng yêu sao khi học sinh thật
tình cảm với cô giáo, rồi “tôi thả hồn vào những trang sách, những bản nhạc một
thời xa xưa yêu thích”. Đến thứ tư đồng nghiệp bàn tán về “việc học sinh trường
chuyên ở Hải Phòng dùng điện thoại di động thu băng dọa giáo viên la mắng học
sinh và tung lên mạng”… đây chính là vấn đề giáo dục nóng hổi đang cần bàn,
nhưng không thể một chiều đánh giá nhân cách giáo viên. Hay nhân vật tôi chính
là nhà giáo tác giả khẳng định : “Giáo viên cũng là một con người, cũng hỉ nộ
ái ố…Khi học sinh quá quắt vô lễ làm sao tránh khỏi cơn giận ập đến! Trách nhiệm
là của chung gia đình - xã hội … mà người thầy phải lãnh đủ vậy sao” để trong
“Tôi cảm thấy một nỗi buồn nản, ưu phiền”. Rồi thứ năm hay tin một vụ tai nạn
giao thông mà cha mẹ phải đến xin phép con mình nghỉ học, rồi trường hợp tai nạn
giao thông cũng cướp đi mạng sống của cậu học trò nhỏ của cô ngày xưa … “Cuộc đời
đúng với hai chữ vô thường như một định luật bất biến, vô phân biệt - vậy mà
sao còn lắm kẻ cứ nghĩ mình sẽ “lột da sống đời” để gây bao nghiệp ác cho người?”
Thứ sáu là tấm lòng độ lượng của nhà giáo khi học sinh không làm được bài tập :
“Tôi la Sơn trước lớp, nó cúi đầu nhận lỗi. Tôi có cảm giác nó đáng thương hơn
đáng trách!”. Chi tiết chiếc áo giá một triệu đồng cuối ngày thứ sáu có phải muốn
nhấn mạnh sự đối lập giữa phẩm chất “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Và đời có tiền
chỉ mua được cái áo khoác bên ngoài làm sao mua được chất xám của chính
mình?!...Ngày thứ bảy cuối tuần, cô giáo đã thu hút học sinh tập trung tiết học
xóa đi những tiếng xầm xì khi cô giáo bước vào lớp với bộ đồ bị xe bắn nước bẩn
trên đường đi đến trường, và chỉ có sáng tạo mới đem lại niềm vui cho tất cả.
Chủ nhật là cảm xúc về bài học trong sự lựa chọn làm người giữa trần gian này.
Và cũng từ điều đó với nhiều nguyên nhân dẫn đến “Làng những người độc thân” để
rồi chúng ta hãy biết gìn giữ và trân trọng những gì đã có trong tầm tay của
mình. Tôi hiểu vì sao tác giả chọn “Những kẻ tự phong” làm đầu đề tập truyện ngắn
đầu tay của mình, phải chăng khi cuộc sống bộn bề, hối hả, những kẻ tự phong có
cơ hội tung lưới bay lên, đi giữa con đường luôn tắt nghẽn giao thông ta khó
tìm ra được đâu là học giả học thật, đâu là danh dự danh hão. Những vụ lừa
tình, lừa tiền, lừa cả tâm linh con người giữa thanh thiên bạch nhật cũng xuất
phát từ lòng tham không đáy của một số người nào đó mà ra. Trần Minh Nguyệt đã
gởi vào trang sách rất nhiều những trăn trở về cuộc sống con người và quan niệm
sống chết cho hợp với lẽ đời.
Những
kẻ tự phong được xây dựng trên cơ sở đan
kết các sự kiện lẫn nhau, từ cách kể xưng tôi hay gọi tên nhân vật, tất cả đều
nhằm mục đích chuyển tải tới người đọc một thông điệp nhỏ về những vấn đề trong
gia đình, xã hội. Những nhân vật của Trần Minh Nguyệt vừa lạ, vừa quen đâu đó
quanh ta bước vào trang truyện. Hãy yêu thương và sẻ chia tất cả, hãy xích gần
nhau an ủi vỗ về, hãy trân trọng tâm hồn khao khát tự do yêu đời. Chỉ có điều
và có thể là tác phẩm đầu tay, nên trong Những kẻ tự phong còn một số truyện
chưa bộc lộ được cảm xúc tư tưởng của nhân vật với xung quanh, hầu hết mang
tính tự sự thông qua câu chuyện. Cũng rất cần yếu tố miêu tả thời gian và không
gian làm nền cho nhân vật phát triển. Nhưng nhìn chung, Trần Minh Nguyệt cũng
đã thành công trong thể loại truyện ngắn, không dễ gì viết để đáp ứng nhu cầu bạn
đọc ngày nay. Chị chính là nhà giáo Trần thị Cẩm Tú của Tuy Phước, Bình Định đã
từng có tác phẩm dịch “Một câu chuyện cảm động” (nguyên tác A True Story của
Paul Villard ) được đọc trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” trên sóng
phát thanh VOV2 của đài tiếng nói Việt Nam trong tháng ba vừa rồi. Và tôi đang
chờ thưởng thức “Món ăn cuối cùng” của chị sắp xuất bản đấy nhé!...
Nguyễn Thị Phụng
06.5.2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét